Cách học tốt hình học họa hình

... Bài tập lớn học kỳ - Luật so sánhBÀI VIẾTNguồn pháp luật bao gồm: Luật thành văn (statue law), án lệ (case law, judge - made law), tập quán pháp luật (custom), các học thuyết pháp ... law.[Type text] Page 33 Bài tập lớn học kỳ - Luật so sánhNgoài ra, thực tiễn xét xử cũng cho thấy so với tập quán pháp, án lệ các nguyên tắc chung của pháp luật và tác phẩm của các học giả pháp lý ... Vai trò của tập quán pháp trong hệ thống nguồn luật của các quốc gia thuộc dòng họ Civil law không đồng đều, nhưng tập quán pháp chỉ là yếu tố góp phần tìm ra giải pháp công minh để giải quyết...

Hình học họa hình còn rèn luyện tư duy không gian cho các kỹ sư, kiến trúc sư, họa sĩ mỹ thuật công nghiệp để phát huy tính sáng tạo.

Không học hình học họa hình sẽ không vẽ được đồ án xây dựng và sản phẩm mỹ thuật công nghiệp.

Hình học họa hình là môn học trừu tượng, rất khó với sinh viên kỹ thuật, xây dựng và kiến trúc. Tuy nhiên nếu các bạn biết phương pháp học tập thì sẽ đạt được kết quả tốt.

Sau đây là kết quả môn hình học họa hình trong vài năm của sinh viên trường Đại học Kiến Trúc Tp Hồ Chí Minh.

“Trong số những đầu óc giống nhau

         với tất cả trí tuệ như nhau

         ai có tinh thần hình học

 người  ấy  sẽ  chiếm  lĩnh và  thủ đắc

 một  tinh  thần  hoàn  toàn  mới  mẻ”

                                Pascal

2.Ứng dụng vẽ kỹ thuật

Vẽ kỹ thuật là một môn học cơ sở quan trọng để đào tạo cho công nhân kỹ thuật, họa viên kiến trúc – xây dựng , và sinh viên trong các trường kiến trúc, xây dựng, mỹ thuật công nghiệp.

Vẽ kỹ thuật là môn học mang tính chất thực hành nhằm bồi dưỡng cho học viên có khả năng học đọc và lập các bản vẽ kỹ thuật. Trong quá trình học tập, học viên phải nắm được các kiến thức cơ bản, lý luận về phép chiếu, các phương pháp biểu diễn vật thể, các tiêu chuẩn về bản vẽ…; đồng thời phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành; kỹ năng đọc và lập các bản vẽ kỹ thuật.

Ứng dụng Hình học họa hình để vẽ đồ án kiến trúc: vẽ các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, của công trình kiến trúc và nội thấ

3.Ứng dụng vẽ kiến trúc

Nếu bạn rất yêu thích kiến trúc, và có ước mơ trở thành kiến trúc sư nhưng không có điều kiện đến trường lớp học tập. Mời bạn vào website:www.kientrucmythuat.tk  sẽ giúp các bạn biến ước mơ thành hiện thực: một kiến trúc sư nghiệp dư hay một họa sĩ mỹ thuật công nghiệp tài tử. Một ngày đẹp trời nào đó, bạn có thể thiết kế ngôi nhà trong mộng thật lý tưởng, hay trang trí nội thất theo sở thích của mình và bạn có thể tự sáng tạo logo, trang web hay blog  của chính mình.

Có rất nhiều tài liệu sẽ giúp các bạn học tập. Chúc các bạn thành công.

Khi một đồ án kiến trúc bạn đã vẽ xong, nếu bạn biết cách diễn họa, thì đồ án kiến trúc sẽ rất đẹp và hấp dẫn

4.Ứng dụng vẽ bóng trên đồ án

Cách học tốt hình học họa hình

Muốn các hình chiếu thẳng góc của đồ án: các mặt đứng, mặt bằng được nổi bật cho ta cảm giác được hình khối, không gian, trước sau, lồi lõm; ta ứng dụng hình học họa hình để vẽ bóng. Khi nhìn đồ án sẽ thấy rất hấp dẫn.

Phương pháp giải các bài toán Hình học họa hình của Phạm Văn Nhuần trình bày cách giải các bài toán hình học họa hình, các bài toán cơ bản, các bài toán phức tạp, các bài toán về khai triển các mặt, các bài toán về giao tuyến của hai mặt và các bài toán chưa giải. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

KINH NGHIỆM HỌC HÌNH HỌC HỌA HÌNH(XD) - Hình học họa hình - khá mới mẻ, được giảng viên gọi là ngôn ngữ của ngành kĩ...

Posted by HÌNH HỌC HOẠ HÌNH - ĐH Kiến Trúc TPHCM on Wednesday, April 23, 2014

Mỗi khi nghĩ đến môn Hình họa, các bạn thường mang tâm lí sợ sệt??? vậy tại sao các bạn lại mang tâm lí tiêu cực đó? Bạn khó tiếp thu? Có quá nhiều định nghĩa, định lí để ghi nhớ? Bạn không tưởng tượng được hình không gian? ... thực ra là, bạn chưa tìm được "thuốc chữa bệnh” cho mình mà thôi! Sau đây là "THUỐC" ;)))

Hành trang cần có để các bạn đến với môn Hình họa là các kiến thức cơ bản nhất về hình học phẳng và hình học không gian đã học từ thời phổ thông. Đừng nghĩ nó là điều gì quá to tát nhé, kiến thức “nằm lòng” mà bạn nào cũng có đó là tam giác đều thì 3 cạnh bằng nhau, hay hình hộp chữ nhật có các cặp cạnh song song và vuông góc… CHỈ CẦN VẬY THÔI!

2. YÊU MÔN HỌC MỘT CÁCH NGHIÊM TÚC

Không chỉ là môn học Hình họa mà đối với môn học nào cũng vậy, ta phải vừa học vừa nghiền ngẫm kiến thức. Tập trung nghe giảng ở trên lớp, ghi chép lại các bài tập mà giáo viên hướng dẫn, cố gắng nhớ nhiều nhất có thể thì việc học ở nhà sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Trong quá trình tự học nếu cảm thấy khó hiểu, hãy đọc lại từng dòng kiến thức và suy nghĩ từng chút một. Hãy bắt đầu bằng cách học thuộc và hiểu rõ về các định nghĩa, định lí quan trọng, bạn sẽ không thể vẽ được hình nếu không nắm được những kiến thức cơ bản này.

Đừng vì tâm lí sốt sắng rồi bỏ cuộc, rất nhiều bạn như vậy, mới chạm tay đến kiến thức đã thấy khó và tự nhận mình là người thua cuộc ngay lập tức. Vậy mục đích bạn đến lớp là gì?

3. HỌC CÁCH VẼ HÌNH VÀ TƯỞNG TƯỢNG

Hình họa cần phải tưởng tượng, đôi khi không tưởng tượng ra cái gì cả?

Hãy bắt đầu bằng việc tập nhìn hình. Trên tờ giấy vẽ (2D) biểu diễn các hình không gian (3D). Nhiệm vụ của bạn là phải tưởng tượng ra các hình đó. Bạn phải biết liên tưởng. Hãy nghĩ về căn phòng mình đang ngồi trong đó: bức tường trước mặt là MPHC đứng, sàn là MPHC bằng, tường bên là MPHC cạnh, các góc bàn/ghế là các điểm, các mép bàn/ghế là các đoạn thẳng, các mặt bàn/ghế là các mặt phẳng, thử chiếu chúng lên tường và sàn xem ta thu được gì? Hay đơn giản là mở 1 cuốn sách ra thành 2 nửa vuông góc với nhau, ta có hệ thống chiếu thẳng góc, đặt chiếc bút ở trước mặt coi nó là 1 đường thẳng trong hệ thống chiếu, xoay chuyển vị trí của chiếc bút và xem với mỗi vị trí của nó ta thu được hình chiếu như thế nào? Và nếu bạn thực sự đam mê môn học này, tại sao không làm các mô hình mô phỏng các bài toán Hình họa nhỉ? Việc đó giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc tư duy tưởng tượng không gian đấy!

Học tưởng tượng không gian tưởng như khó, nhưng thực chất lại khá dễ dàng nếu bạn thường xuyên rèn luyện.

Đề bài Hình họa rất ngắn gọn. Nhưng nội dung thì rất CHẤT!

Chẳng hạn như “cho 1 đoạn đường bằng” thì đã có tất tần tất những kiến thức liên quan như: hình chiếu đứng song song với trục hình chiếu x, hình chiếu bằng bằng độ dài thực của hình gốc, góc của HCB với trục x bằng góc của đoạn thẳng với MPHC đứng, nếu như có 1 đường thẳng vuông góc với đoạn đường bằng này thì…nếu như có 1 MP vuông góc với đoạn đường bằng này thì…

Liệt kê ra những thông tin đề bài cho. Xem đề bài yêu cầu gì và vận dụng các kiến thức đã có để giải bài toán Hình họa.

Dạng bài của Hình họa thực sự rất đa dạng và phong phú. Đối với mỗi dạng bài được thầy cô đưa vào bài giảng, bạn hãy làm đi làm lại các dạng bài tập tương ứng. Và đến cuối chương trình nên có một bản tổng hợp các dạng bài cùng cách giải. Nếu trên lớp chưa hiểu, có thể chia sẻ cùng cô giáo và các bạn trong group “bốn chữ hát (HÌNH HỌC HỌA HÌNH)”, hãy coi đây là nơi học nhóm của các bạn.

Cuốn Giáo trình HÌNH HỌC HỌA HÌNH là không thể thiếu, và với những kiến thức được trình bày trong cuốn sách đó đã coi như là đủ đối với môn học này. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo bài giảng cô gửi cho các bạn. Bài giảng này có các bài tập được trình bày theo thứ tự từng bước làm một giúp các bạn dễ theo dõi hơn.