Cách bảo quản hành khô không mọc mầm

Hành tím/hành khô là một loại gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn Việt, đặc biệt là trong khâu tẩm ướp thực phẩm. Vì thế, nhiều gia đình có thói quen mua một lúc nhiều hành tím để dự trữ trong gia đình. Thế nhưng cách bảo quản hành tím như thế nào cho chuẩn chỉnh, không để hành bị ẩm mốc, thối mềm thì không phải ai cũng biết.

Chọn hành khô/hành tím sao cho hành ngon, không lép

Để bảo quản hành, việc đầu tiên bạn cần lưu tâm đó là chọn hành tím/ hành khô sao cho chuẩn chỉnh.

Cách bảo quản hành khô không mọc mầm

Bạn nên ưu tiên chọn củ chắc, to, không bị đổi màu, các tép hành to đồng đều nhau. Lớp vỏ hành bao phủ bên ngoài phải già, khô, điều này sẽ giúp hành dễ bong ra lúc cần lột vỏ.

Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không nên chọn củ hành có đốm mềm hay lõm ở phần cuống, đã đổi màu. Đặc biệt, những củ hành đã mọc mầm thì tuyệt đối không mua nhé!

Cách bảo quản hành khô chuẩn chỉnh

- Bảo quản hành khi còn vỏ

Nhiều gia đình thường buộc hành thành chùm rồi treo ở góc bếp, dùng đến đâu lấy đến đó. Tuy nhiên, vào những ngày thời tiết ẩm, việc buộc hành thành chùm như vậy có thể khiến hành dễ bị ẩm, mốc khá nhiều.

Thay vào đó, bạn nên dùng túi lưới, túi giấy, rổ để bảo quản, đồng thời đặt chúng ở nơi thoáng khí, giữ hành luôn khô ráo. Bạn tránh để hành tím ở nơi có nhiệt độ quá thấp (thấp hơn 5 độ) hoặc quá cao (cao trên 20 độ), nhiệt độ phù hợp nhất là 5 - 15 độ C. Đồng thời sau khoảng 4 - 5 ngày, bạn nên kiểm tra, loại bỏ những củ hành đã bị mốc, hỏng để tránh lây lan sang những củ hành khác.

Một điểm lưu ý là bạn tuyệt đối không nên để hành tím trong túi, hộp kín bởi chỉ khiến cho hành càng dễ úng, mốc nhanh hơn mà thôi.

- Bảo quản hành khi đã bóc vỏ, thái nhỏ

Cách bảo quản hành khô không mọc mầm

Với hành tím đã thái, bạn cho vào hộp kín, đậy nắp rồi cất tủ lạnh nhé!

Với hành tím bạn lỡ lột, bóc vỏ và thái nhỏ mà không sử dụng hết, bạn có thể cho vào hộp, đậy nắp lại hoặc cho vào túi zip rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này sẽ giúp bạn bảo quản hành tím được trong 2-3 ngày.

- Bảo quản hành tím đã phi thơm

Để hành tím phi bảo quản được lâu, bạn nên tự làm ở nhà. Cần chú ý ngay từ khâu chọn lựa hành, lựa hành tím ta, củ nhỏ, sau đó bóc vỏ hành, thái ngang thành lát tròn.

Tiếp đến, bạn sấy hoặc phơi nắng hành một chút để hành tím héo. Kế đến, bạn dùng chảo sạch cho dầu ăn vào, đun dầu nóng già và cho hành tím vào đảo đều. Đảo đến khi hành hơi ngả màu vàng thì đổ ra rây cho ráo dầu nhé. Tránh để hành tím vàng, nhiệt độ nóng quá kẻo hành sẽ bị cháy đen.

Cách bảo quản hành khô không mọc mầm

Bạn cho hành phi thơm vào lọ thuỷ tinh và đậy nắp kín để bảo quản nhé!

Cho hành phi ra giấy thấm dầu và để thật nguội. Sau đó, bạn lau khô lọ thuỷ tinh rồi cho hành phi vào đậy nắp lại cẩn thận, đưa vào tủ lạnh để bảo quản.

Bạn nhớ đậy nắp kín và không nên mở ra thường xuyên kẻo hành phi bị bay mùi và bị ỉu, không còn ngon. Tốt nhất mỗi lần ăn bạn nên lấy ra chén/bát, sử dụng thìa sạch để lấy, tránh việc mở nắp lọ hành phi nhiều lần. Khi dùng xong đậy nắp lại ngay.

Cách bảo quản hành khô để lâu không bị hỏng. Hành khô thường được các bà nội trợ mua về dự trữ để dùng dần. Tuy không phải là loại khó bảo quản nhưng muốn giữ hành được lâu khi chọn mua chị em cần chú ý:

Cách bảo quản hành khô không mọc mầm

CÁCH BẢO QUẢN HÀNH KHÔ ĐỂ ĐƯỢC LÂU

Mẹo bảo quản hành khô được lâu

Nên chọn những củ hành chắc, mập, già vỏ và đều. Hành không mọc mầm, khi cầm lên tay không bị ướt, không có những đốm mềm hoặc bị hõm ở phần cuống. Hành phải có lớp vỏ khô và dễ bong để có thể lột bỏ dễ dàng.

Bảo quản hành bằng túi lưới, túi giấy hoặc rổ. Phải đảm bảo độ thông hơi để giữ cho hành luôn được thông thoáng, khô ráo. Không dùng túi nhựa hoặc hộp kín để bảo quản hành vì chúng sẽ ngăn sự lưu thông không khí, khiến hành nhanh bị thối, mốc.

Đặt rổ hoặc túi đựng hành ở nơi khô mát và thoáng khí trong phòng bếp. Tuyệt đối không nên để hành ở những nơi có nhiệt độ quá thấp (dưới 10 độ) hoặc nhiệt độ quá cao.

Chú ý, cần kiểm tra túi hành thường xuyên, bỏ đi những củ có dấu hiệu bị thối, mềm hoặc thay đổi màu sắc để tránh nấm mốc lây sang những củ khác trong túi

Cách bảo quản hành khô không mọc mầm

Hành không phải là loại thực phẩm khó bảo quản. Đối với những củ hành còn nguyên, bạn không cần giữ lạnh hoặc để đông mà chỉ cần để ở nơi khô mát và thoáng khí trong phòng bếp. Trình tự bảo quản hành ở nhiệt độ bình thường được thực hiện theo các bước sau:

Chọn những củ khô và cứng, không có những đốm mềm hoặc bị hõm ở phần cuống.

Loại bỏ lớp vỏ thừa bên ngoài bằng cách chà xát chúng giữa hai lòng bàn tay.

Cho hành vào túi lưới, túi giấy hoặc rổ… Phải đảm bảo độ thông hơi để giữ cho hành luôn được thông thóang, khô ráo. Không dùng túi nhựa hoặc hộp kín để bảo quản hành vì chúng sẽ ngăn sự lưu thông không khí, khiến hành nhanh bị thối.

Đặt rổ hoặc túi đựng hành ở nơi tối và mát. Nhiệt độ lý tưởng nhất để giữ cho hành tươi lâu là từ 5 – 15 độ C. Tuyệt đối không nên để hành ở những nơi có nhiệt độ thấp hơn 5 độ C hoặc cao hơn 20 độ C.

Kiểm tra túi, rổ đựng hành mỗi tuần một lần, bỏ đi những củ có dấu hiệu bị thối, mềm hoặc thay đổi màu sắc.

Khi đã lột vỏ hoặc đã được thái nhỏ, hành nên được giữ lạnh để tươi lâu hơn. Nếu chỉ cần dùng một phần nhỏ lượng hành đã lột vỏ hoặc thái để nấu,bạn có thể giữ phần hành thừa còn lại bằng cách bọc chúng bằng màng thực phẩm hoặc túi nhựa có khóa kéo trước khi cho vào tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể giữ được độ tươi cho hành trong vòng từ 2 đến 3 ngày.

Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên dùng hộp hoặc lọ có nắp kín, cho phần hành thừa vào. Điều này giúp cho mùi hành không ám vào các thực phẩm khác có trong tủ lạnh.

Khi chọn mua hành, nên lưu ý:

- Không mua những củ hành đã mọc mầm vì chúng không thể tươi lâu trong một thời gian dài.

- Ngoài ra, cũng không nên chọn những củ hành đậm mùi vì điều này chứng tỏ chúng đã bị thâm hoặc thối bên dưới lớp vỏ.

- Những củ hành tốt nhất phải có lớp vỏ khô và dễ bong để có thể lột bỏ dễ dàng, nếu muốn giữ cho hành tươi trong thời gian dài.

- Tránh sử dụng túi nhựa để bảo quản hành vì sẽ làm củ hành mọc mầm.

Cách bảo quản hành khô không mọc mầm

THAM KHẢO THÊM:

Cách làm và bảo quản hành phi được giòn lâu

Rất nhiều món ăn như bánh cuốn, xôi ngô, xôi xéo, mì, hủ tiếu mà thiếu đi hành phi thì giảm hẳn hương vị và độ ngon.

Hiện nay ở các chợ hay siêu thị hành phi làm sẵn được bày bán khá nhiều, nhưng chưa chắc đã đảm bảo vệ sinh và độ tươi ngon. Mời các bạn cùng thử tự làm hành phi vừa ngon vừa an toàn ở nhà theo cách sau đây.

Cách bảo quản hành khô không mọc mầm

Nguyên liệu:

- Hành củ tím loại khô, dầu ăn.

Cách làm:

- Hành củ tím bóc hết vỏ rồi sau đó rửa lại cho thật sạch bụi đất, để ra rổ cho khô ráo nước.

- Cắt hoặc bào hành thành từng lát mỏng vừa (khi cắt các bạn có thể để bên cạnh một lọ muối mở nắp để hạn chế việc bị cay và chảy nước mắt).

- Sau đó, cho hành ra khay đem phơi nắng cho hành hơi heo héo là được (không phơi cho khô quắt lại).

- Nếu trời không có nắng thì để khay hành chỗ thoáng cho hành khô hơi se mặt lại là được.

- Bắc chảo lên bếp để lửa vừa rồi cho dầu vào chảo đun nóng (lượng dầu vừa đủ ngập hành khi phi).

- Khi dầu đã đủ nóng thì cho toàn bộ hành đã phơi vào để phi.

- Trong quá trình phi, thỉnh thoảng dùng đũa đảo nhẹ tay cho hành ngập đều trong dầu nóng.

- Khi thấy hành bắt đầu ngả vàng nhẹ thì tắt bếp và tiếp tục dùng đũa đảo nhẹ tay cho đến khi hành khô lại và có màu vàng đẹp.

- Chuẩn bị một cái rổ hay vợt inox kê trên một cái bát tô để hứng dầu. Khi hành đã vàng nhưng dầu vẫn còn nóng thì các bạn đổ toàn bộ hành và dầu vào rổ hay rá. Phần dầu nóng sẽ lỏng hơn so với khi để nguội nên sẽ dễ dàng chảy hết xuống bên dưới, không bị đọng nhiều vào hành.

- Tiếp tục dùng đũa đảo nhẹ tay phần hành phi bên trên để cho dầu chảy xuống hết và hành sẽ từ từ khô lại và trở nên cứng giòn.

- Để cho hành phi nguội hẳn các bạn cho hành vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp lại rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Cách này có thể bảo quản hành trong vài tháng vẫn giữ được độ giòn, khô ráo và mùi vị thơm ngon.

(ST)