Các vành đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các khu áp cao áp thấp vĩ

Những câu hỏi liên quan

Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió: Tín phong, gió Tây ôn đới.

Trên thực tế, các đai khí áp phân bố không liên tục mà bị chia cắt thành các đai khí áp riêng biệt do nguyên nhân nào sau đây

A. Tác động của lực côriôlit

B. Sự phân hóa địa hình trên Trái Đất

C. Góc nhập xạ thay đổi theo vĩ độ

D. Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương

– Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và đai khí áp cao từ Xích đạo đến cực.

– Trên Trái Đất có 7 đai khí áp: 4 đai khí áp cao (30°, 90°) và 3 đai khí áp thấp (0°, 60°).

– Nguyên nhân hình thành các vành đai khí áp là do: nhiệt độ và động lực.

+ Do nhiệt độ:

_ Ở khu vực xích đạo do nhiệt độ cao, không khí bị đốt nóng nở ra và bị đẩy lên cao, tỉ trọng giảm, hình thành đai áp thấp xích đạo.

_ Ở khi vực nhiệt độ rất thấp, không khí bị co lại, tỉ trọng tăng, hình thành hai đai áp cao cực. 

+ Do động lực:

_ Không khí ở xích đạo nóng nở ra, bốc lên cao, toả ra hai bên xích đạo, sau đó lạnh dần giáng xuống khoảng các vĩ độ 30°-35° của cả hai bán cầu tạo nên hai đai áp cao chí tuyến.

_  Không khí từ khu vực áp cao cực và áp cao chí tuyến chuyển động đến vĩ độ 60°-65° gặp nhau bị đẩy lên cao làm cho không khí ở đây bị loãng ra, tỉ trọng giảm, hình thành hai đai áp thấp ôn đới.

* Tuy nhiên, trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

Các vành đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các khu áp cao áp thấp vĩ

Đáp án

– Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất. – Nguyên nhân thay đổi của khí áp: + Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đó khí áp giảm. 4- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: • Nhiệt độ tăng không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm. • Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.

+ Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô. Vì thế, không khí chứa nhiều hơi nước khí áp cũng giảm. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước bốc lên nhiều chiếm dần chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng áp thấp xích đạo.

Câu 2. Vẽ hình và trình bày sự phân bố các vành đai khí áp và các đới gió chính trên Trái Đất. Giải thích vì sao có sự phân bố khí áp như trên.

Đáp án

a) Vẽ hình và trình bày sự phân bố các vành đai khí áp và các đới gió chính trên Trái Đất
– Vẽ hình:

Các vành đai khí áp và gió trên Trái Đất

Các vành đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các khu áp cao áp thấp vĩ
– Sự phân bố các vành đai khí áp: + Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp Xích đạo. Từ Xích đạo về hai cực có đai áp thấp Xích đạo, hai đai áp cao chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đới và hai đai áp cao cực. + Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương. – Các đới gió chính trên Trái Đất: + Gió Mậu dịch là loại gió thổi từ áp cao chí tuyến ở hai bán cầu về áp thấp Xích đạo. Ở bán cầu Bắc gió thổi hướng đông bắc, ở bán cầu Nam gió thổi hướng đông nam. + Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ áp cao chí tuyến về áp thấp ôn đới ở hai bán cầu. Ở bán cầu Bắc gió thổi hướng tây nam, ở bán cầu Nam gió thổi hướng tây bắc. + Gió Đông cực là loại gió thổi từ áp cao cực về áp thấp ôn đới ở hai bán cầu. Ở bán cầu Bắc gió thổi hướng đông bắc, ở bán cầu Nam gió thổi hướng đông nam. b) Giải thích: – Do nhiệt độ: sự phân bố bức xạ nhiệt của Mặt Trời trên Trái Đất theo vành đai dẫn tới sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất cũng theo vành đai, từ đó ảnh hưởng tới khí áp (áp thấp Xích đạo và áp cao cực là do tác động của nhiệt).

– Do động lực: vận động hoàn lưu của khí quyển dưới tác động của nhiệt độ và lực vận động của Trái Đất (áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới là do tác động của động lực. Chí tuyến là áp cao do không khí chuyển động nén xuống; ôn đới là áp thấp là do các khối khí được đẩy lên).

Câu 3. Phân tích tác động của địa hình đến khí áp.

Đáp án

Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đó khí áp giảm.

Câu 4. Giải thích sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.

Đáp án

– Nguyên nhân hình thành các vành đai khí áp là do nhiệt độ và động lực. – Do nhiệt độ: + Ở khu vực Xích đạo do góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng nhiều trong năm nên không khí được đốt nóng, nở ra và bị đẩy lên cao, tỉ trọng không khí giảm, hình thành đai áp thấp xích đạo. + Ở khu vực cực, nhiệt độ rất thấp, không khí co lại nên không khí từ trên cao giáng xuống làm cho tỉ trọng không khí tăng lên, hình thành 2 đai áp cao cực. – Do động lực: + Không khí nóng ở Xích đạo bị đẩy lên cao thì chuyển động theo hướng kinh tuyến, nhưng do tác động của lực Coriolis nên bị lệch hướng. Tới vĩ độ 30° – 35° thì đã chuyển thành hướng kinh tuyến, ở trên cao gặp lạnh không khí co + Không khí ở cực lạnh, nó bị dồn nén xuống và di chuyển xuống phía ôn đới. Tại đây, nó gặp khối không khí từ chí tuyến đi lên. Hai luồng không khí này gặp nhau (vĩ độ khoảng 60° – 65°) thì đẩy lên cao làm cho không khí ở đây loãng ra, tỉ trọng giảm nên trở thành đai áp thấp ôn đới.

– Tuy nhiên, trong thực tế các đai khí áp không phân bố liên tục, mà bị chia cắt thành các khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

Câu 5. Nêu nguyên nhân gây ra hướng gió trên Trái Đất.

Đáp án

– Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Trong khi chuyển động, hướng gió chịu sự tác động của lực Coriolis làm lệch hướng gió. Ở bán cầu Bắc, hướng gió lệch về bên tay phải, ở bán cầu Nam hướng gió lệch về bên tay trái so với hướng chuyển động ban đầu. – Gió từ cực thổi về các vĩ độ 60° Bắc và Nam lệch thành gió Đông cực. – Gió từ áp cao chí tuyến thổi về Xích đạo tạo thành gió Tín phong (Mậu dịch). Ở bán cầu Bắc, lệch thành hướng đông bắc, ở bán cầu Nam lệch thành hướng đông nam. – Gió từ áp cao chí tuyến thổi lên các vĩ độ 60° Bắc và Nam lệch thành gió Đông cực.

– Gió hình thành từ các khu áp cao, áp thấp nhiệt đới thay đổi theo mùa là gió mùa. Nơi có gió mùa điển hình trên thế giới là ở Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc ô-xtrây-li-a,…

Đáp án

a) Vẽ hình Vẽ như hình vẽ ở câu 2. b) Giải thích – Ở Xích đạo: góc nhập xạ lớn, nhiệt độ cao, không khí nở ra, đối lưu mạnh, di chuyển lên cao (hình thành đai áp thấp), đến một độ cao nhất định bị hóa lạnh, giáng xuống hai bên chí tuyến. – Gần bề mặt đất khu vực chí tuyến: không khí ở Xích đạo và vùng ôn đới trên cao nén xuống, mật độ không khí quá cao (hình thành đai áp cao động lực) nên di chuyển về nơi có mật độ thấp hơn là vùng Xích đạo và ôn đới tạo thành hoàn lưu khép kín. – Vùng cực: góc nhập xạ nhỏ, nhiệt độ thấp, không khí co lại, tỉ trọng cao, nén xuống bề mặt đất và tràn về nơi có mật độ thấp hơn (vùng ôn đới ). – Vùng ôn đới: không khí tràn từ cực về và chí tuyến lên gặp nhau, đẩy nhau lên cao, tràn về hai bên (cực và chí tuyến) tạo thành các vòng hoàn lưu khép kín như hình vẽ; mật độ không khí khu vực gần bề mặt đất thấp, hình thành vùng áp thấp động lực. – Từ sự phân bố các đai khí áp, các luồng không khí liên tục di chuyển từ nơi áp cao về nơi áp thấp tạo thành các đai gió trên Trái Đất (hình vẽ). – Do ảnh hưởng của lực Coriolis nên các đới gió đều bị lệch hướng (bán cầu Bắc lệch về bên phải, bán cầu Nam lệch về bên trái so với nơi xuất phát). + Gió Tín phong, Đông cực có hướng đông bắc ở bán cầu Bắc, hướng đông nam ở bán cầu Nam.

+ Gió Tây ôn đới có hướng tây nam ở bán cầu Bắc, hướng tây bắc ở bán cầu Nam.

Câu 7. Trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch.

Đáp án

– Gió Tây ôn đới: + Là loại gió thổi từ các khu áp cao chí tuyến về phía áp thấp ôn đới. Sở dĩ gọi là gió Tây vì hướng chủ yếu của gió này là hướng tây (ở bán cầu Bắc là hướng tây nam, ở bán cầu Nam là hướng tây bắc). + Gió Tây thổi quanh năm, thường mang theo mưa, suốt bốn mùa độ ẩm rất cao. ở Va-len-xi-a mưa tới 264 ngày/năm với 1,416 mm nước, mưa nhỏ, chủ yếu là mưa bụi, mưa phùn. – Gió Mậu dịch: + Là loại gió thổi từ các khu áp cao ở hai bên chí tuyến về Xích đạo ; gió này có hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.

+ Gió thổi quanh năm khá đều đặn, hướng gần như cố định, tính chất của gió nói chung là khô.

Câu 8. Thế nào là gió mùa? Gió mùa thường có ờ đâu? Nguyên nhân nào hình thành gió mùa? Trình bày hoạt động gió mùa ở vùng Nam Á và Đông Nam Á.

Đáp án

– Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược lại nhau. – Gió mùa thường có ở đới nóng như: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a,… và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình như: phía đông Trung Quốc, Đông Nam LB Nga, Đông Nam Hoa Kì. – Nguyên nhân hình thành gió mùa khá phức tạp, chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, từ đó có sự thay đổi

– Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á vào mùa hạ ở bán cầu Bắc, khu vực chí tuyến nóng nhất do đó hình thành trung tâm áp thấp I-ran (Nam Á). Vì vậy gió Mậu dịch từ bán cầu Nam vượt qua Xích đạo bị lệch hướng trở thành gió tây nam, mang theo nhiều hơi ẩm và mưa. Đến mùa đông, lục địa lạnh, các áp cao thường xuyên ở Bắc Cực phát triển mạnh và chuyển dịch xuống phía nam, đến tận Trung Quốc và Hoa Kì,… Gió thổi từ phía bắc xuống theo hướng bắc – nam, nhưng bị lệch hướng trở thành gió đông bắc, gió này lạnh và khô.

Câu 9. Trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió Phơn.

Đáp án

– Gió biển: Ban ngày ở lục địa, ven bờ hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt  nước biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp; ở ven bờ trên mặt biển mát hơn, hình thành cao áp. Gió thổi từ cao áp (ven biển) vào tới áp thấp (ven đất liền) gọi là gió biển. – Gió đất: Ban đêm, đất toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (ven biển) nên gọi là gió đất.

– Gió phơn: Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6°c. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió. Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng l°c nên gió trở nên khô và rất nóng.

Câu 10. Ở nước ta, gió phơn hoạt động mạnh nhất ở vùng nào? Vì sao?

Đáp án

Ớ nước ta, gió phơn hoạt động mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ vì hoạt động thẳng hướng của gió Tây Nam bị chặn lại do dãy Trường Sơn Bắc.
Một số chuyên mục hay của Địa lý lớp 10: