Các phương pháp định giá bán sản phẩm

Mục lục [Hiện]

  1. Tầm quan trọng mà việc định giá sản phẩm mang lại
  2. Các phương pháp giúp định giá sản phẩm hiệu quả
    1. Dựa trên điểm hòa vốn
    2. Theo giá trị bổ sung
    3. Theo giá trị dịch vụ/sản phẩm
    4. Định giá Markup
  3. Các bước giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm
    1. Tính giá vốn
    2. Nghiên cứu thị trường
    3. Xác định lợi nhuận
    4. Đặt giá bán lẻ
    5. Đặt giá bán sỉ

Định giá sản phẩm là một việc làm không hề dễ dàngcủa cácdoanh nghiệp mỗi khi ra sản phẩm mới hay sắp bắt đầu ra mắt thị trường. Việc định giá phải đáp ứng sao cho vừa hợp với túi tiền của khách hàng mà vừa đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp.

Để có thể giải quyết được vấn đề này, cùng Bizfly tìm hiểu bài viết sau để nắm được các phương pháp giúp doanh nghiệp định giá sản phẩmhiệu quả.

Tầm quan trọng mà việc định giá sản phẩm mang lại

Giá thành của sản phẩm được xem là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp kinh doanh. Bởi trong môi trường đầy cạnh tranh, khách hàng có thể so sánh và lựa chọn sản phẩm có giá thành phù hợp.

Các phương pháp định giá bán sản phẩm

Tầm quan trọng mà việc định giá sản phẩm mang lại

Việc định giá cho sản phẩm giữ vai trò quan trọng tại nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp như:

Bizfly cung cấp bộ giải pháp chuyển đổi số (chatbot, CRM, Email Marketing và thiết kế website​...) giúp doanh nghiệp tăng trưởng 100% doanh thu, tiết kiệm 50% chi phí

KHÁM PHÁ NGAY

Các phương pháp giúp định giá sản phẩm hiệu quả

Định một mức giá hợp lý cho sản phẩm sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào thì việc định giá đó mới thực sự đem lại hiệu quả? Các phương pháp được chia sẻ dưới đây có thể giúp bạn.

Dựa trên điểm hòa vốn

Định giá dựa trên điểm hoà vốn là phương pháp thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá có khả năng kiểm soát chi phí cùng lượng lớn các sản phẩm. Trong đó, các doanh nghiệp sẽ dựa trên mối quan hệ giữa điểm hoà vốn, định phí và biến phí để đưa ra giá thành cụ thể cho sản phẩm.

Các phương pháp định giá bán sản phẩm

Dựa trên điểm hòa vốn

Với phương pháp này, doanh nghiệp thường áp dụng theo hai hướng sau:

Theo giá trị bổ sung

Theo giá trị bổ sung là phương pháp được được áp dụng trong các chiến lược cạnh tranh trực tiếp của sản phẩm doanh nghiệp với một hay nhiều sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trong cùng một phân khúc khách hàng để khẳng định vị thế thương hiệu của mình trên thị trường.

Cơ chế của phương pháp này là so sánh giá trị sản phẩm của doanh nghiệp mình với đối thủ.

Có thể bạn quan tâm:Định vị sản phẩm là gì và các bước để định vị sản phẩm cho doanh nghiệp

Theo giá trị dịch vụ/sản phẩm

Phương pháp định giá theo giá trị dịch vụ/sản phẩm sẽ hoàn toàn được tính dựa trên các giá trị của sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng chứ không phải dựa trên những chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra.

Các phương pháp định giá bán sản phẩm

Định giá theo giá trị của sản phẩm, dịch vụ

Với phương pháp này, doanh nghiệp sẽ quyết định giá của sản phẩm bằng cách căn cứ vào những yếu tố sau:

Định giá Markup

Markup là phương pháp định giá vô cùng phổ biến trên thế giới, được áp dụng rộng rãi bởi các cửa hàng nhỏ lẻ và rất nhiều doanh nghiệp với quy mô kinh doanh đa dạng. Đây là phương pháp dễ sử dụng, dễ tính toán và có thể điều chỉnh linh hoạt dựa trên chiến lược doanh nghiệp và tình hình thị trường.

Với cách này, doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm bằng cách tính tổng các chi phí sản xuất và khoảng lợi nhuận từ mỗi sản phẩm.

Các bước giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm

Để có thể định giá cho sản phẩm của doanh nghiệp một cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng các bước sau.

Tính giá vốn

Giá vốn của sản phẩm là tổng chi phí sản xuất hay nhập sản phẩm với một số những chi phí bổ sung bất kỳ khi cần thiết như chi phí vận chuyển, marketing, xử lý, nhân công,.. để luôn đảm bảo có đầy đủ hàng để bán.

Các phương pháp định giá bán sản phẩm

Tính giá vốn sản phẩm

Giá vốn được xác định với công thức: Giá vốn = Giá thành sản phẩm + Các chi phí phát sinh.

Nghiên cứu thị trường

Trước khi định giá bán cụ thể cho sản phẩm, bạn cần tiến hành xác định một cách rõ ràng nhóm phân khúc thị trường mà doanh nghiệp của bạn đang hướng tới. Bởi chỉ khi bạn nắm được các đối tượng khách hàng tiềm năng thì bạn mới có thể đưa ra được mức giá mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Xem thêm:Nghiên cứu thị trường là gì và các phương pháp nghiên cứu thị trường hiệu quả

Xác định lợi nhuận

Một cách làm vừa an toàn vừa đơn giản lại vô cùng phổ biến được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng trong định giá sản phẩm chính là lấy giá gốc nhân đôi lên để ra được giá bán. Cách này sẽ đảm bảo mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về được sẽ là 100%.

Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh giá bán tuỳ theo lĩnh vực hay mô hình kinh doanh của doanh nghiệp để mang về mức lợi nhuận phù hợp.

Đặt giá bán lẻ

Sau khi đã xác định được lợi nhuận mong muốn, bạn cần đặt ra mức giá bán lẻ sau cùng để thu được lợi nhuận theo đúng kỳ vọng bằng cách áp dụng công thức sau: Giá bán lẻ = Giá vốn + (Giá gốc x %lợi nhuận mong muốn).

Các phương pháp định giá bán sản phẩm

Đặt giá bán lẻ

Để chắc chắn việc định giá là phù hợp, bạn nên nghiên cứu và so sánh với các đối thủ khác và xem lại giá bán của mình xem nó có khả thi hay không để tiến hành điều chỉnh

Đặt giá bán sỉ

Nếu bạn là một nhà sản xuất sản phẩm trực tiếp thì bạn có thể cùng lúc vừa bán lẻ vừa bán sỉ. Khi đặt giá bán sỉ, bạn cần lưu ý cách đặt để nó không ảnh hưởng đến lợi nhuận chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá bán sỉ.

Đồng thời đẩy giá bán lẻ lên cao để tránh tạo nên xung đột lợi ích với các đối tác bán lẻ nhập hàng của doanh nghiệp bạn. Một cách hay mà bạn có thể áp dụng đó là chia khung số lượng sản phẩm tương ứng với mức giá sỉ khác nhau để thúc đẩy họ lấy nhiều hàng.

Định giá sản phẩm được xem là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình bán hàng tuy không phải là việc khó khăn nhưng nó cũng không hề đơn giản. Qua bài viết mà Bizfly chia sẻ, bạn đã nắm rõ được tầm quan trọng của định giá cũng như các phương pháp và các bước thực hiện định giá hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình.