Các hạng lái xe ô tô

Hầu hết mọi người dân đều hiểu được vai trò của các loại bằng lái xe ô tô. Hiện nay, khi điều khiển bất kỳ phương tiện giao thông nào cũng cần đến giấy phép lái xe, nhất là khi lái những chiếc ô tô. Bằng lái xe ô tô là giấy tờ cực kỳ quan trọng, chứng minh người lái có đủ điều kiện vận hành được phương tiện giao thông tương ứng. 

Việc này không chỉ đảm bảo sự an toàn của bản thân tài xế mà còn là góp phần quan trọng bảo vệ tính mạng và lợi ích của những người cùng tham gia giao thông. Không những thế, trang bị giấy phép lái xe ô tô cũng góp phần giữ được trật tự an toàn giao thông.


Các hạng lái xe ô tô

Tham gia giao thông an toàn

Nếu bạn chuyển đổi bằng lái xe sang bằng quốc tế thì có thể lái xe ở các nước khác một cách hợp pháp. Điều này rất thuận tiện cho việc đi công tác nước ngoài, du lịch và tự mình khám phá, tham quan những vùng đất lạ.

Trong một vài trường hợp nếu bạn phải thuê khách sạn, nhà nghỉ khi đi du lịch nội địa thì giấy phép lái xe được coi là một giấy tờ có thể dùng thay chứng minh nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân. 

Với các chức năng cơ bản và đa dạng của bằng lái xe ô tô thì mỗi công dân phải trang bị khi đến tuổi là điều cần thiết. Người dân cũng nên chấp hành đúng theo luật đã quy định để đảm bảo an toàn khi lái xe.


Các hạng lái xe ô tô

Thi bằng lái xe ô tô để hiểu và chấp hành Luật giao thông đường bộ 

1.2. Đối với quản lý nhà nước

Mỗi tài xế muốn đạt một giấy phép lái xe ô tô đều phải trải qua kỳ thi sát hạch lý thuyết và thực hành khắc nghiệt để đảm bảo nắm rõ cách tham gia giao thông an toàn và đúng quy định của pháp luật. 

Vì vậy, khi ban hành bằng lái xe ô tô các hạng, Nhà nước sẽ đảm bảo được trật tự an toàn giao thông, hạn chế các tai nạn đáng tiếc xảy ra. Hơn nữa, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ gặp ít khó khăn hơn khi xử lý các vụ tai nạn giao thông, v.v.
>> Xem thêm: Các dòng xe Sedan hạng C HOT nhất 2020 


Các hạng lái xe ô tô

CSGT xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông

2. Các loại giấy phép lái xe ô tô

Các loại giấy phép lái xe ô tô tại Việt Nam khá đa dạng, phân chia dựa trên kiểu loại, động cơ, công suất hoạt động, tải trọng của xe. Chi tiết dưới đây

2.1. Quy định các loại bằng lái xe ô tô

Quy định các loại bằng lái xe ô tô được thể hiện rõ trong điều 59 của Bộ Luật Giao thông Việt Nam. Cụ thể như sau.

  • Người điều khiển xe số tự động không hành nghề lái xe được điều khiển các loại phương tiện như: ô tô số tự động chở người từ 9 chỗ trở xuống kể cả chỗ ngồi của người lái xe, ô tô tải số tự động có trọng tải dưới 3500kg, ô tô dùng cho người khuyết tật.
  • Người điều khiển xe số sàn không hành nghề lái xe được phép điều khiển: ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, ô tô tải dưới 3500kg, máy kéo một rơ móoc tải trọng dưới 3500kg.


Các hạng lái xe ô tô

Bằng lái xe hạng B2: người lái có thể điều khiển ô tô chuyên dụng có tải trọng dưới 3500kg và các loại xe quy định cho bằng lái hạng B1.

Người sở hữu bằng lái xe hạng C được phép điều khiển ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dụng có tải trọng từ 3500kg trở lên, máy kéo rơ moóc có tải trọng từ 3500kg trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.


Các hạng lái xe ô tô

Giấy phép lái xe hạng C cho phép người điều khiển lái xe tải trọng 3500 kg trở lên

Bằng lái xe hạng D cho phép tài xế điều khiển ô tô chở từ 10 đến 30 người, các loại xe theo quy định của hạng B1, B2, C. Bằng lái hạng E có thể điều khiển ô tô chở người trên 30 chỗ, các loại phương tiện theo quy định của hạng B1, B2, C và D.

Bằng hạng FB2 dành cho người điều khiển các phương tiện được cho phép của hạng B2 có kéo rơ moóc và các loại xe được cho phép của hạng B1 và hạng B2.

Giấy phép hạng FC cấp cho người lái xe ô tô bao gồm các xe được quy định của bằng lái hạng C, B1, B2, C và hạng FB2.

Bằng lái hạng FD cấp cho người điều khiển ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và có thể lái các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.

Hạng FE cấp cho người điều khiển ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và đủ điều kiện ô tô chở khách có nối toa bao gồm cả các loại xe quy định trong các hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.


Các hạng lái xe ô tô

Các loại giấy phép lái xe 

2.2. Bằng lái xe quốc tế IDP tại Việt Nam 

Bằng lái xe quốc tế (viết tắt là IDP) được cấp theo một mẫu thống nhất tại 85 nước thành viên của Công ước Vienna 1968. Việt Nam cũng là một thành viên của công ước này từ năm 2014. 

Tại Việt Nam, bằng lái xe quốc tế cấp bởi Chính phủ Việt Nam không thể dùng ở trong nước để thay cho bằng lái xe quốc gia (được quy định trong điều 58). Khi tham gia giao thông ở quốc gia khác trong công ước Vienna 1968, người dân bắt buộc phải mang cùng lúc bằng lái xe quốc tế và bằng lái xe quốc gia còn hiệu lực để đối chiếu. 


Các hạng lái xe ô tô

Bằng lái xe quốc tế IDP tại Việt Nam

Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đến từ các quốc gia trong công ước, khi điều khiển xe hơi tại Việt Nam bắt buộc phải có bằng lái xe do nước mang quốc tịch cấp cùng bằng lái quốc tế hoặc phải làm thủ tục đổi sang loại bằng lái tương ứng của Việt Nam.

3. Một số câu hỏi thường gặp về các loại bằng lái xe 4 bánh

Khi đề cập đến vấn đề bằng lái xe ô tô các hạng thì có rất nhiều thắc mắc được đặt ra. Tiêu biểu như: Bằng lái xe ô tô gồm những loại nào? Hiệu lực của bằng lái xe ô tô trong bao lâu? Có thể gộp chung bằng lái xe ô tô với xe máy làm một hay không? Hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe khi quá hạn, muốn đổi bằng lái sắp hết hạn thì cần làm những thủ tục gì?, v.v 


Các hạng lái xe ô tô

Bằng lái xe hết hạn cần phải đổi để tiếp tục tham gia giao thông

Bằng lái xe hơi gồm có 6 loại chính: bằng lái xe hạng B1, hạng B2, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F.

Thời hạn bằng lái xe ô tô được quy định cụ thể như sau. 

  • Hạng B1 có hiệu lực đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ giới và 60 tuổi đối với nam giới. 
  • Hạng B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp phép. 
  • Hạng C, D, E, FB2, FC, FE…có thời hạn 5 năm kể từ khi cấp giấy phép.

Nếu bạn muốn đổi bằng lái xe sắp hết hạn thì cần thực hiện các loại giấy tờ như đơn đề nghị đổi giấy, giấy khám sức khỏe, bản sao giấy phép lái xe. Sau đó người lái cần gửi trực tiếp bộ hồ sơ này hoặc các văn bản trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền như Tổng cục đường bộ Việt Nam hay đến Sở Giao thông vận tải.


Các hạng lái xe ô tô

Hy vọng, bài tổng hợp đã giúp bạn đã nắm rõ hơn thông tin và giải đáp các thắc mắc về các loại bằng lái xe ô tô. Chúc bạn lái xe an toàn!