Buôn tiền giả bao nhiêu năm tù

Tiền giả là vấn nạn mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải đối mặt. Tại Việt Nam, để kiểm soát vấn đề này, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 đã có quy định xử phạt đối với các tội liên quan đến tiền giả. Vậy mức phạt đối với tội tiêu tiền giả như thế nào? Tiêu tiền giả mà không biết có bị phạt không?

Mức phạt đối với tội tiêu tiền giả

Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả như sau:

“1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 05 - 50 triệu đồng, thì bị phạt tù từ 05 - 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 - 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Điều luật trên quy định với 04 hành vi là: Làm tiền giả; tàng trữ tiền giả; vận chuyển tiền giả; lưu hành tiền giả. Trong đó, lưu hành tiền giả được thể hiện thông qua hoạt động đưa tiền giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi. Như vậy, việc tiêu tiền giả cũng là một hoạt động trong thanh toán, trao đổi nên sẽ bị xử lý hình sự với quy định tại Điều 207.

Tùy thuộc vào giá trị tiền giả tương ứng khi tiêu, mức phạt đối với tội tiêu tiền giả theo Điều 207 quy định như sau:

- Phạt tù từ 03 – 07 năm trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng dưới 05 triệu đồng;

- Phạt tù từ 05 - 12 năm trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 05 - 50 triệu đồng;

- Phạt tù từ 10 - 20 năm trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng trên 50 triệu đồng.

Ngoài phạt tiền, người có người hành tiêu tiền giả còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc tịch thu tài sản (tịch thu một phần hoặc toàn bộ).

Buôn tiền giả bao nhiêu năm tù

Tiêu tiền giả mà không biết có bị phạt? (Ảnh minh họa)

Tiêu tiền giả mà không biết có bị phạt không?

Để bị xử lý hình sự, hành vi vi phạm phải bị coi là tội phạm. Căn cứ Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

Trong đó, theo Điều 10 quy định, cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau:

- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Ngoài ra, lỗi vô ý phạm tội được quy định tại Điều 11 là hành vi phạm tội trong trường hợp sau đây:

- Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

- Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Như vậy, nếu hành vi vi phạm có lỗi do cố ý hoặc vô ý thì bị áp mức phạt theo quy định. Ngược lại, nếu không có lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm thì người phạm tội có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tóm lại, đối với hành vi tiêu tiền giả, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh được là người có hành vi tiêu tiền giả thuộc một trong các trường hợp: phải thấy trước và nhận thức được hành vi của mình sẽ gây hậu nguy hiểm cho xã hội; thấy trước và nhận thức hành vi gây hậu quả nhưng mong muốn hoặc cố ý để mặc hậu quả; nhận thức và thấy trước hành vi gây hậu quả nhưng cho rằng không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa.

Nếu không chứng minh được như trên, người có hành vi tiêu tiền giả không bị xử lý hình sự theo quy định của phạt luật về tội lưu hành tiền giả theo Điều 207.

Theo bản cáo trạng, cuối năm 2020, Quách Thị Huyền đặt mua tiền giả với tỷ lệ 1 triệu tiền thật đổi lấy 10 triệu tiền giả. Nhận được tiền giả, Huyền mang về nhà bỏ trong két sắt tại địa chỉ 283 Hoàng Văn Thụ, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng tháng 9/2022, Huyền còn cất giấu khoảng 2 tỷ đồng tiền giả tại nhà mẹ đẻ là Quách Thị Biên.

Ngày 5/9/2022, Huyền bảo chồng là Lê Quốc Bảo chở đến các quán tạp hóa mua các loại hàng hóa, thanh toán bằng tiền giả mệnh giá cao nhằm được trả lại số dư là tiền thật. Đến khu vực các xã Cẩm Ngọc, Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa; Huyền và Bảo xuống xe, đi mua các loại hàng hóa ở nhiều quán khác nhau bằng cả tiền giả và tiền thật thì bị người bán hàng phát hiện, tố cáo đến lực lượng công an.

Quách Thị Biên biết Huyền đưa tiền giả cho mình nhưng Biên vẫn sử dụng tiền giả mua cám, trả tiền điện. Biên còn lấy số tiền giả Huyền để trong két sắt mang ra khu mộ của dòng họ để giấu. Quá trình điều tra vụ án, cơ quan chức năng thu được tổng 3,369 tỷ đồng tiền giả.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Quách Thị Huyền 20 năm tù giam, Lê Quốc Bảo 16 năm tù giam và Quách Thị Biên 11 năm tù giam cùng phạm tội “Tàng trữ, lưu hành tiền giả” theo khoản 3 Điều 207 Bộ luật Hình sự.