Biểu đồ phân phối tần suất của trung bình mẫu

Kết quả nào xuất hiện thường xuyên nhất trong quy trình? Mức độ thường xuyên của các kết quả này như thế nào? Các biến động có đối xứng không? Quy trình có tạo ra kết quả nào vượt các tiêu chuẩn kỹ thuật không? Đây là những câu hỏi thường gặp khi chúng ta bắt đầu việc tìm hiểu xem một quy trình hoạt động như thế nào. Bài viết này sẽ giới thiệu về cách mà biểu đồ tần suất có thể giải đáp được các câu hỏi trên cũng như hướng dẫn cách để xây dựng biểu đồ tần suất cũng như bằng cách nào có thể phát hiện ra những vấn đề bên trong quy trình bằng cách sử dụng biểu đồ tần suất.

GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT

Biểu đồ phân phối tần suất của trung bình mẫu

Ngoài việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, quy trình còn cung cấp dữ liệu. Các dữ liệu này có thể được sử dụng để cải tiến chất lượng của quy trình, và do đó cải tiến chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu dữ liệu từ quy trình cho thấy là ở dạng kiểm soát thống kê, dữ liệu sẽ có xu hướng hình thành theo dạng ổn định, được gọi là phân bố. Các đặc trưng của phân bố gồm

  • vi trí (giá trị trung bình hay giá trị phổ biến)
  • dãi dữ liệu (sự biến thiên)
  • hình dạng (dạng của các biến thiên, hình chuông, đối xứng…)

Những đặc trưng này của phân bố có thể được ước lượng bằng biểu đồ tần suất. Biểu đồ kiểm soát thể hiện sự biến đổi của quy trình theo thời gian. Trong khi đó biểu đồ tần suất thể hiện các mà quy trình “tích lũy” (stacks-up) theo thời gian. Biểu đồ tần suất minh họa cho việc một giá trị dữ liệu xuất hiện bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian, nó cho một ước lượng về vị trí, hình dạng, dãi phân bố của một phân bố dữ liệu.

Một quy trình là được kiểm soát thống kê nếu hình dạng của phân bố không đổi theo thời gian.

BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT: KẾT XUẤT THEO THỜI GIAN (SNAPSHOT IN TIME)

Biểu đồ phân phối tần suất của trung bình mẫu

Giả sử chúng ta đang theo dõi việc giao hàng đúng hẹn OTD (On-time delivery) theo tuần. Mỗi tuần chúng ta tính toán phần trăm của số các đơn hàng được giao đúng hẹn. Kết quả mỗi tuần là không giống nhau, vì có thể có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới việc giao hàng đúng hẹn. Những nguyên nhân này có thể đến từ con người, phép đo, máy móc, phương pháp, nguyên vật liệu và môi trường.

Mặc dù các kết quả này là khác nhau, nhưng đều có thể biểu diễn thành các phân bố. Hình vẽ trên mô tả cho khái niệm trên. Kết quả mỗi tuần là khác nhau, và được “tích lũy” theo thời gian định hình thành phân bố. Histogram cung cấp một phương pháp để xác định hình dạng hay kiểu phân bố.

BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT CHO CHÚNG TA BIẾT BỐN THỨ:

Biểu đồ phân phối tần suất của trung bình mẫu

Hình vẽ trên thể hiện một biểu đồ tần suất hoàn chỉnh. Biểu đồ tần suất này thiể hiện số lượng ngày cần để một đơn hàng tới được khách hàng. Biểu đồ bao gồm các dữ liệu được lấy trong một tháng.

Từ biểu đồ ta có thể dễ dàng thấy được giá trị xuất hiện thường xuyên nhất trong tháng, đó là giá trị cao nhất trong biểu đồ và được gọi là “mode”. Trong ví dụ này mode là 15 ngày. Biểu đồ tần suất còn cho thấy sự thay đổi của số ngày cho mỗi đơn hàng, cụ thể là số ngày thay đổi từ 11 ngày (giá trị nhỏ nhất) đến 19 ngày (giá trị lớn nhất). Khoảng dao động của ngày được tính bằng:

Overall Range = Maximum Value – Minimum Value

Biểu đồ tần suất cũng cho biết ước lượng về hình dạng phân bố. Ví dụ trên cho thấy biểu đồ có dạng hình chuông: Giá trị thường xuyên xuất hiện ở giữa biểu đồ, càng ra xa hai phía thể hiện các giá trị ít xuất iện hơn.

Biểu đồ tần suất còn cho chúng ta so sánh kết quả đạt được với các giới hạn yêu cầu. Ví dụ, giả sử giới hạn cho phép của thời gian giao hàng là 15 ngày ± 3 ngày. Điều này có nghĩa là thời gian giao hàng chỉ được phép trong khoảng từ 12 cho tới 18 ngày kể từ khi đơn hàng được đặt. Từ biểu đồ ta có thể thấy rằng có một số đơn hàng không đạt được yêu cầu này.

Tóm lại, biểu đồ tần suất cho chúng ta biết bốn vấn đề sau:

  1. Giá trị thường xuất hiện nhất (mode)
  2. Mức độ thường xuất hiện của mỗi giá trị
  3. Hình dạng của phần bố
  4. Mối quan hệ giữa dữ liệu và các giới hạn yêu cầu

THUẬT NGỮ (NOMENCLATURE)

Biểu đồ phân phối tần suất của trung bình mẫu

Có một vài thuật ngữ liên quan tới histogram.

  • Một lớp (class) là các giá trị dữ liệu trong một khoảng nào đó được dùng để xây dựng biểu đồ tần suất. Mỗi cột trong biểu đồ thể hiện cho một lớp
  • Độ rộng của lớp chính là độ rộng của cột trong biểu đồ.
  • Độ rộng dãi dữ liệu là sai khác giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.

Biểu đồ tần suất nên được sử dụng cùng với biểu đồ kiểm soát nhằm cung cấp những thông tin bổ sung cho chúng ta về quy trình. Biểu đồ tần suất không cung cấp thông tin về tình trạng kiểm soát thống kê của quy trình, cũng như thứ tự mà dữ liệu được tạo ra.

BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT CÓ THỂ CHỈ RA CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG QUY TRÌNH

Biểu đồ phân phối tần suất của trung bình mẫu
Hình bên cho thấy một số các biểu đồ tần suất được lấy từ dữ liệu một cách không tự nhiên. Nếu biểu đồ tần suất của bạn giống một trong các biểu đồ như bên, thường thì sẽ có vấn đề gì đó tồn tại trong quy trình.

Giả sử bạn đang xác định xem nhà cung cấp của bạn đang cung cấp nguyên vật liệu như thế nào so với các yêu cầu kỹ thuật.

  1. Biểu đồ A bị mất hai rìa. Biểu đồ tần suất bình thường sẽ có hai rìa hai bên, nhưng nếu bị mất rìa thế này nghĩa là nhà cung cấp đã tiến hành phân loại & chọn lọc nguyên vật liệu trước lúc gửi đến cho bạn. Điều này có thể làm mức giá của nguyên vật liệu cao hơn và quan trọng hơn nó cho thấy quy trình của nhà cung cấp không đủ năng lực để đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật của bạn.
  1. Biểu đồ này tương tự với biểu đồ A. Trong trường hợp này, giá trị trung bình không ở trung tâm của giới hạn yêu cầu kỹ thuật. Trong trường hợp này nhà cung cấp cũng đã tiến hành phân loại và chọn lọc nguyên vật liệu trước khi gửi cho bạn, nhưng trong quy trình của nhà cung cấp, có nhiều sản phẩm nằm ngoài yêu cầu kỹ thuật hơn quy trình A.
  1. Quy trình này khá lạ với kết quả thể hiện ở hai rìa. Điều này chỉ ra rằng đã có việc sửa lại hàng lỗi ở phía nhà cung cấp. Các sản phẩm cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn đã được sửa lại để đạt được yêu cầu kỹ thuật. Và biểu đồ cũng cho thấy nhà cung cấp đang sử dụng những sản phẩm ngoài tiêu chuẩn đển biến nó thành đạt chuẩn, và chắc chắn rằng giá của nguyên vật liệu sẽ cao hơn.

Biểu đồ phân phối tần suất của trung bình mẫu

  1. Trong quy tình này, nhà cung cấp đã lấy những nguyên vật liệu tốt nhất để bán cho khách hàng khác. Điều này có nghĩa là nhà cung cấp đã sắp xếp phân loại và do đó chi phí nguyên vật liệu cao hơn. Thêm vào đó loại biểu đồ này có thể tạo ra nhiều các biến động trong quy trình của bản.
  1. Biểu đồ có hai đỉnh dạng này cho thấy ít nhất có hai quy trình ở phía nhà cung cấp (hai máy, hai ca…) Điều này làm tăng thêm các biến động trong các nguyên vật liệu mà bạn nhận được.

CÁCH XÂY DỰNG MỘT BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT

1. Chọn khoảng thời gian mà bạn muốn lấy dữ liệu. Thời gian phải đủ lớn để có thể lấy ít nhất 50 dữ điểm dữ liệu. Tốt nhất là khoảng từ 75 đến 100 điểm

Trong ví dụ này, thời gian là 1 tháng và có 74 điểm dữ liệu được thu thập. Dữ liệu như dưới đây:

16 15 13 17 17 11 13 14 13 14 13 18 12 17 14 11 15 15 17 14 17 16 17 16 15 15 13 15 14 13 16 15 15 17 15 18 16 14 16 15 14 15 13 15 14 15 17 18 14 16 14 17 16 13 13 16 15 14 12 16 19 16 16 15 16 12 14 18 14 14

2. Chọn số lượng lớp (k) theo hướng dẫn sau

  • Số điểm dữ liệu 50-100; sử dụng 5-15 lớp
  • Số điểm dữ liệu 101-250; sử dụng 16-20 lớp
  • Số điểm dữ liệu lớn hơn 250 sử dụng 21-25 lớp

Do có 74 điểm dữ liệu, ta chọn k = 10.

3. Tính toán dãi dữ liệu R

Overall range (R) = Maximum – Minumun = 19 – 11 = 8 ngày.

4. Tính toán độ rộng của lớp h = R/k

Trong trường hợp này h = R/k = 8/10 = 0.8

5. Làm tròn h cho số nguyên gần nhất

Làm tròn 0.8 thành 1.

6. Chọn các biên của lớp để các điểm dữ liệu không bị rơi vào các biên giữa hai lớp. Hay nói cách khác, các giá trị biên được chọn sao cho các dữ liệu phải chỉ nằm trong lớp. Giá trị biên sẽ bằng một nữa của đơn vị đo.