Biên bản đánh giá lại giá trị tài sản năm 2024

Mẫu Biên bản đánh giá lại tài sản cố định, theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, bản tiếng Việt và tiếng Anh, giúp Kế toán xây dựng bộ chứng từ của doanh nghiệp.

Bộ chứng từ kế toán mẫu – Template of documents

Nội dung bài viết

Mẫu tiếng Việt

Biên bản đánh giá lại giá trị tài sản năm 2024

Mẫu tiếng Anh

Biên bản đánh giá lại giá trị tài sản năm 2024

Giải thích nội dung và phương pháp ghi chép

Mục đích

Xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại TSCĐ.

Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Biên bản đánh giá lại TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá TSCĐ.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) số hiệu và số thẻ của TSCĐ.

Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.

Cột 4: Ghi giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này được chia thành 3 cột tương ứng cột 1,2,3 để ghi.

Cột 5,6: Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán.

Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giá lại TSCĐ.

Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.

Liên hệ nếu quý khách cần tư vấn thêm: Ms Huyền Hotline/Zalo – 094 719 2091

Email: [email protected].

_______________

Công ty TNHH Manabox Việt Nam

Phòng 701, tầng 7, tòa nhà 3D center, số 3 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Facebook: https://www.facebook.com/ManaboxVietnam

Biên bản đánh giá lại tài sản cố định là gì?

Biên bản đánh giá lại tài sản cố định là một tài liệu ghi lại quá trình đánh giá lại giá trị của các tài sản cố định trong doanh nghiệp. Việc đánh giá lại tài sản cố định được thực hiện nhằm cập nhật giá trị thực tế của tài sản, dựa trên các yếu tố như mức độ sử dụng, tuổi thọ, giá thành, giá thị trường và các yếu tố khác.

Biên bản này sẽ bao gồm các thông tin chi tiết về quá trình đánh giá, kết quả đánh giá, cách thức tính toán và các yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến giá trị của tài sản. Biên bản đánh giá lại tài sản cố định là một phần quan trọng của việc quản lý tài sản trong doanh nghiệp và được sử dụng để cập nhật thông tin liên quan đến giá trị tài sản trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

2. Biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

2.1. Đối tượng áp dụng

Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định là mẫu 04-TSCĐ ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, được áp dụng đối với:

– Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

– Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Mục đích của biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 200 là xác nhận việc đánh giá lại tài sản cố định và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại tài sản cố định.

2.2. Mẫu biên bản kiểm tra lại tài sản cố định theo Thông tư 200

Link tải: Biên bản đánh giá lại tài sản cố định Thông tư 200

2.3. Cách ghi biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 200:

– Trên Biên bản đánh giá lại tài sản cố định, góc trên bên trái cần ghi rõ tên hoặc đóng dấu đơn vị và bộ phận sử dụng. Nếu có quyết định đánh giá lại tài sản cố định, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá tài sản cố định

– Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) số hiệu và số thẻ của tài sản cố định.

– Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.

– Cột 4: Ghi giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này được chia thành 3 cột tương ứng cột 1,2,3 để ghi.

– Cột 5,6: Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán.

Sau khi đánh giá xong, Hội đồng phải lập biên bản và ghi đầy đủ các thông tin và tên thành viên trong Hội đồng vào biên bản. Biên bản đánh giá lại tài sản cố định được lưu thành 2 bản, một bản để ghi sổ kế toán và một bản để lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của tài sản cố định.

3. Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

3.1. Đối tượng áp dụng

Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định có mã số 04-TSCĐ được ban hành cùng với Thông tư 133/2016/TT-BTC và áp dụng cho các đơn vị sau đây:

– Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của Nhà nước, các công ty đại chúng và các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.

– Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán…

Mục đích của biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 133 là xác nhận kết quả đánh giá lại tài sản cố định và tạo cơ sở để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến sự chênh lệch (tăng, giảm) giữa giá trị đánh giá và giá trị ghi trên sổ kế toán.

3.2. Mẫu biên bản kiểm tra lại tài sản cố định theo Thông tư 133

Link tải: Biên bản đánh giá lại tài sản cố định thông tư 133

3.3. Cách ghi biên bản đánh giá lại tài sản cố định theo Thông tư 133:

Góc trên bên trái của Biên bản đánh giá lại tài sản cố định ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có quyết định đánh giá lại tài sản cố định, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá tài sản cố định.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) số hiệu và số thẻ của TSCĐ.

Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.

Cột 4: Ghi giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này được chia thành 3 cột tương ứng cột 1, 2, 3 để ghi.

Cột 5, 6: Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán.

Sau khi hoàn tất đánh giá, Hội đồng sẽ phải lập biên bản ghi đầy đủ các thông tin về đánh giá và ký tên của các thành viên trong Hội đồng, bao gồm họ tên của họ vào Biên bản đánh giá lại tài sản cố định. Biên bản đánh giá lại tài sản cố định sẽ được lập thành hai bản, một bản để lưu trữ tại phòng kế toán để ghi vào sổ kế toán và một bản để lưu trữ cùng với các hồ sơ kỹ thuật liên quan đến tài sản cố định.

Biên bản đánh giá lại tài sản cố định là gì?

[2] - Biên bản đánh giá lại tài sản cố định (gọi tắt là TSCĐ) là chứng từ nhằm xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại TSCĐ.

Biên bản thanh lý tài sản cố định tiếng Anh là gì?

Biên bản thanh lý Tài sản cố định – Fixed Asset Liquidation.

Giá trị bao nhiêu ghi nhãn tài sản cố định?

Tiêu chuẩn, điều kiện ghi nhận tài sản cố định Nguyên giá ban đầu của tài sản được xác định dựa trên hóa đơn chứng từ có giá trị từ mức 30.000.000 đồng trở lên.

Thanh lý tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định (TSCĐ) thanh lý là những TSCĐ bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh của công ty. Khi có TSCĐ cần thanh lý, công ty cổ phần phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.