Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

Khoa Vi rút - Ký sinh trùng được hình thành từ 01 tháng 01 năm 1997, với tên gọi cũ là Khoa “Lây 10” thuộc Viện Y học Lâm sàng các Bệnh nhiệt đới. Từ tháng 6/2006, Khoa có tên gọi Khoa Vi rút - Ký sinh trùng thuộc Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia (nay là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương). Trải qua 10 năm hoạt động, Khoa đã từng bước phát triển lớn mạnh về mọi mặt xứng đáng là chuyên khoa đầu ngành trong cả nước về chẩn đoán điều trị các bệnh do vi rút, các bệnh do ký sinh trùng và đặc biệt là HIV/AIDS.

  • Hiện tại Khoa được bố trí làm việc tại tầng 5 cơ sở 78 Giải Phóng và tầng 6 cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. 
  • Điện thoại: 0462782032; E-mail: .
  • Trưởng Khoa: TS. BS Nguyễn Kim Thư
  • Phó Trưởng Khoa: TS.BS Trần Văn Giang
  • Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu
  • Khoa Vi rút – Ký sinh trùng được giao thực hiện chức năng thăm khám, chẩn đoán, theo dõi, điều trị, bệnh nhân mắc các bệnh do vi rút, ký sinh trùng và HIV/AIDS. Tham gia đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế ở các trình độ và các loại hình đào tạo về lĩnh vực các bệnh truyền nhiễm, nhiệt đới. Tham gia công tác chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Thực hiện các nhiệm vu: Thu nhận, thăm khám, chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh nhân bị các bệnh do vi rút, ký sinh trùng và HIV/AIDS; Quản lý, điều trị và theo dõi điều trị ngoại trú cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, chẩn đoán sớm và dự phòng các nhiễm trùng cơ hội; Là cơ sở đào tạo chuyên sâu các bệnh vi rút, ký sinh trùng và HIV/AIDS cho các học viên đại học, sau đại học, đào tạo học viên điều dưỡng đại học, cao đẳng, trung cấp các trường trong thành phố Hà Nội, là cơ sở thực hành tay nghề cho các bác sĩ tuyến cơ sở về bệnh vi rút, ký sinh trùng; Tham gia các đề tài Nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp bộ và cơ sở, hợp tác thực hiện các nghiên cứu quốc tế đặc biệt về nhiễm HIV; Giám sát hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo tại chỗ, đào tạo từ xa cho các cơ sở chăm sóc, điều trị nhiễm HIV; Hợp tác với các tổ chức Quốc tế trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.
  • Trong 10 năm qua, tập thể cán bộ, nhân viên khoa đã đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao với phương châm “Chẩn đoán nhanh, điều trị đúng”, “Lấy bệnh nhân làm trung tâm” tăng hiệu quả điều trị và làm giảm số ngày điều trị trung bình hàng năm.
  • Khoa đã tích cực tham gia cùng Bệnh viện trong các đợt phòng, chống nhiều bệnh dịch nguy hiểm như: Dịch tiêu chảy cấp năm 2007; Dịch cúm, dengue xuất huyết, Sốt phát  ban dạng sởi năm 2009 (năm dịch trồng lên dịch); Dịch sốt phát ban dạng sởi năm 2014; Dịch bệnh Dengue xuất huyết năm 2015 với diễn biến phức tạp, số ca bệnh tăng bột phát tới 1.977 ca bệnh.
  • Các đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu: “Nhận xét tình hình nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân HIV/AIDS tại Khoa Vi rút – Ký sinh trùng năm 2010” (2011); “TCD4 và mối liên quan với nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân HIV/AIDS điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương” (2012); “Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và biến chứng ở bệnh nhân sởi người lớn điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong vụ dịch sởi 2014” (2015).
  • Với những thành tích đạt được, Khoa đã được nhận nhiều hình thức khen thưởng: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ Y Tế, Công đoàn ngành Y tế...
  • Trong thời gian tới khoa tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, giữ vững vị trí là tuyến cuối trong chẩn đoán, điều trị, bệnh nhân bị mắc các bệnh do vi rút, ký sinh trùng và HIV/AIDS nói riêng, cũng như các bệnh dịch truyền nhiễm nói chung./.

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu


Page 2

Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được thành lập ngày 24/10/2011 theo quyết định số 409/QĐ-BVBNĐTƯ của Giám đốc Bệnh viện. Khoa Dinh dưỡng chịu trách nhiệm giúp Giám đốc Bệnh viện trong việc tổ chức, thực hiện, chăm sóc và điều trị bằng dinh dưỡng chất lượng cao nhất cho người bệnh, đẩy mạnh thực hành dinh dưỡng điều trị.

Khoa Dinh dưỡng, tên tiếng Anh: Department of Nutrition

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: tầng 6 - Bệnh viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, ĐT: 024-35763538
  • Cơ sở 2: tầng 2 - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Thôn Bàu, Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.

Email: ;

Website: http://benhnhietdoi.vn

Các cán bộ của Khoa Dinh dưỡng có trình độ chuyên môn cao, từ Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ, Thạc sỹ dinh dưỡng, tới các Cử nhân dinh dưỡng. Khoa có một mạng lưới Dinh dưỡng viên, là những cộng tác viên Dinh dưỡng tại các Khoa Lâm sàng, thuộc biên chế của các Khoa Lâm sàng.

 Chức năng:

Khoa Dinh dưỡng chịu trách nhiệm giúp Giám đốc Bệnh viện trong việc tổ chức, thực hiện, chăm sóc và điều trị bằng dinh dưỡng chất lượng cao nhất cho người bệnh, đẩy mạnh thực hành dinh dưỡng điều trị.

 Nhiệm vụ:

Dinh dưỡng lâm sàng:

  • Thực hiện Sàng lọc dinh dưỡng, đánh giá và chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Hội chẩn dinh dưỡng với các Khoa lâm sàng để cùng nuôi dưỡng người bệnh khoa học và hợp lý;
  • Hỗ trợ dinh dưỡng cho các bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng, ăn kém, rối loạn nuốt khi chế độ ăn thông thường không đủ đáp ứng nhu cầu. Các loại dinh dưỡng hỗ trợ bao gồm: bổ sung dinh dưỡng đường miệng bằng chế độ ăn đặc biệt; ăn qua sonde; dinh dưỡng tĩnh mạch
  • Tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh trong quá trình điều trị và trước khi ra viện, xây dựng thực đơn điều trị cho tất cả bệnh nhân với các bệnh khác nhau nhằm đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý sau khi ra viện

Tiết chế dinh dưỡng:

  • Thực hiện làm Test nhanh để kiểm tra chất lượng các thực phẩm nhập vào nhà ăn của bệnh viện, nhằm đảm bảo an toàn trong chế biến thực đơn hàng ngày; lưu mẫu thức ăn chín trong 48 giờ để kiểm tra khi cần; kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở cung cấp xuất ăn trong bệnh viện.
  • Chế biến và tổ chức cung cấp các chế độ ăn bệnh lý theo các mã của Bộ Y tế, cho người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện.
  • Hỗ trợ dinh dưỡng (đường ruột, đường tĩnh mạch) cho người bệnh tại các khoa lâm sàng.

Khám tư vấn dinh dưỡng:

Khám tư vấn dinh dưỡng và xây dựng thực đơn điều trị bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn mắc các bệnh liên quan tới dinh dưỡng và các bệnh truyền nhiễm như còi xương, loãng xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng huyết áp, gout, viêm gan, xơ gan, suy thận, suy tim, sốt nhiễm khuẩn …

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

Các nhiệm vụ khác:

  • Thông tin, giáo dục, truyền thông về dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi đối tượng;
  • Thực hiện công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng;
  • Nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng vào hoạt động chuyên môn của Khoa;
  • Và các công việc khác do Giám đốc bệnh viện quyết định theo hướng dẫn tại Thông tư 08/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011

Để thực hiện các nhiệm vụ được giao, Khoa đã xây dựng hoàn chỉnh các quy trình, như Quy trình sàng lọc, đánh giá và chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; Quy trình giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm - Khoa thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhà ăn của Bệnh viện, để hoạt động của nhà ăn luôn tuân thủ đúng theo các yêu cầu của Bộ Y tế; Quy trình khám tư vấn dinh dưỡng; Quy trình giám sát việc thực hiện chế độ ăn cho người bệnh nội trú; Quy trình báo ăn và thanh toán chế độ ăn của người bệnh điều trị nội trú …

Thành tích đạt được:

Bằng khen của Bộ Y tế năm 2015


Page 3

Phòng Điều dưỡng được thành lập ngày 13/12/2006 tại Quyết định số: 334/2006/QĐ-VCBTNNĐQG, tiền thân là Phòng Điều dưỡng của Khoa Truyền nhiễm, Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới Quốc gia, nay là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Phòng Điều dưỡng có trụ sở làm việc tại tầng 6, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Phòng ĐD: 03 cán bộ (Thạc sỹ: 01; Đại học: 02)

Khối ĐDT, KTVT: 11 cán bộ  ĐDT, KTVT (Thạc sỹ: 02; Đại học: 09)

Trưởng Phòng: CN Doãn Thị Nguyệt

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

          Phòng Điều dưỡng là phòng nghiệp vụ dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Điều dưỡng về tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc người bệnh toàn diện.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

Tổ chức chăm sóc người bệnh toàn diện thực hiện theo thông tư 07/2011/TT-BYT

Xây dựng quy trình kỹ thuật, cải tiến các biểu mẫu hồ sơ chăm sóc của Điều dưỡng nhằm giảm tải thời gian ghi chép cho điều dưỡng để giành nhiều thời gian cho việc chăm sóc người bệnh

Thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho Điều dưỡng.

Tổ chức hội thi nhằm đánh giá kiến thức, kỹ năng thực hành kỹ thuật chuyên môn và cách  ứng xử với các tình huống sảy ra trong quá trình làm việc.

THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

- Năm 2008: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế

- Năm 2010: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế

- Năm 2015: 02 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế

- Năm 2010, 2012, 2013, 2014, 2015: Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

          Phấn đấu xây dựng lực lượng điều dưỡng có đủ kiến thức, kỹ năng và nhân cách để hoàn thành nhiệm vụ được giao là chăm sóc người bệnh toàn diện, đáp ứng được với sự phát triển của ngành Truyền nhiễm, nghề Điều dưỡng. Hội nhập với bạn bè Quốc tế, với phương châm: Điều dưỡng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương “Trí tuệ - Nhân cách -Thanh lịch”.


Page 4

Khoa Dược Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được thành lập từ tháng 4 năm 2006. Ngay sau đó, tháng 09/2006, Nhà thuốc bệnh viện được thành lập. Tiếp theo, căn cứ nhu cầu thực tiễn việc cung cấp vắc xin ngày càng có một vị trí quan trọng trong dự phòng các bệnh Truyền nhiễm, Nhiệt đới, ngày 27/3/2012, Phòng Tiêm chủng vắc xin đã được Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương quyết định thành lập nằm trong mái nhà chung của Khoa Dược. Trưởng Khoa; DS Đinh Thị Thanh Thuỷ Phó Trưởng Khoa: DS Khuất Hải Oanh

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

Xuất phát từ tính chất công việc, từ tình hình thực tế của Bệnh viện, Khoa Dược được bố trí làm việc tại một số phòng ở tầng 1, tầng 4 và tầng 6 cơ sở 78 Giải Phóng và tầng 1 cơ sở Kim Chung, Đông Anh của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Điện thoại liên lạc: 0435764522; 0435766372; 0435766387; E-mail chung: .

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

Bộ máy tổ chức, năng lực hoạt động của Khoa Dược từng bước được tăng cường cả về nhân lực và trang thiết bị, đảm bảo đủ điều kiện phục vụ bệnh nhân nội trú cũng như ngoại trú. Việc quản lý số liệu được thực hiện trên phần mềm định sẵn đồng bộ với phần mềm chung của toàn Bệnh viện. Các hoạt động chuyên môn Dược được xây dựng thành các quy trình cụ thể. Năm 2014, Khoa đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 - 2008 của hệ thống quản lý chất lượng. Khoa có nhiệm vụ: Lập kế hoạch và thực hiện công tác đấu thầu mua sắm thuốc, hoá chất sinh phẩm, vật tư tiêu hao cho toàn Bệnh viện theo các quy định hiện hành; Cung cấp thuốc, hoá chất sinh phẩm, vật tư tiêu hao đảm bảo chất lượng phục vụ cho nhu cầu điều trị của Bệnh viện; Triển khai công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc trong Bệnh viện; Kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế; Tham gia quản lý kinh tế thuốc, hoá chất, sinh phẩm, vật tư tiêu hao…; Tham gia quản lý và cấp phát thuốc các chương trình cho bệnh nhân HIV ngoại trú, các chương trình nghiên cứu của Bệnh viện; Tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; Tổ chức và quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện và Phòng Tiêm chủng vắc xin; Tham gia các hoạt động chuyên môn, hoạt động xã hội chung của Bệnh viện.

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

Công tác dược chính, dược lâm sàng và thông tin thuốc trong thời gian qua đã thực hiện tốt các nhiệm vụ: Lập kế hoạch mua thuốc, hoá chất sinh phẩm, vật tư tiêu hao theo mô hình bệnh tật, theo dự trù của các khoa phòng, sát với nhu cầu thực tế của Bệnh viện; Tổ chức đấu thầu mua thuốc, hoá chất sinh phẩm, vật tư tiêu hao cho toàn Bệnh viện theo đúng quy chế và các quy định của pháp luật hiện hành; Quản lý, theo dõi tình hình cung ứng thuốc của các công ty trúng thầu và tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện; Đôn đốc và kiểm tra các quy chế chuyên môn Dược tại Khoa Dược và các khoa lâm sàng định kỳ và đột xuất; Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học của Khoa và của Bệnh viện; Xây dựng mục tiêu chất lượng công tác Khoa Dược, các SOP, các quy trình ISO - Theo dõi việc thực hiện và điều chỉnh hàng năm; Phối hợp với Phòng Kế hoạch - Tổng hợp và Phòng Tài chính - Kế toán xây dựng và hoàn chỉnh phần mềm quản lý, báo cáo công tác chuyên môn. Công tác dược lâm sàng được tổ chức ngay từ khi mới thành lập Khoa Dược và từng bước được tăng cường, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Năm 2006, Khoa có 01 dược sỹ làm công tác dược lâm sàng; Năm 2011, có 02 dược sỹ lâm sàng; Đến năm 2016, có 03 dược sỹ lâm sàng chuyên trách và 02 dược sỹ lâm sàng bán chuyên trách. Hiện nay, công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

Hoạt động dịch vụ của Khoa Dược

Nhà thuốc Bệnh viện : được thành lập từ cuối năm 2006 theo các thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện của Bộ Y tế. Luôn tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành. Nhà thuốc đã cung cấp đầy đủ, kịp thời các loại thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh viện với giá hợp lý. Phục vụ bệnh nhân 14/24h và trực cấp cứu 24/24h. Số lượng các mặt hàng được phục vụ tại nhà thuốc ngày càng tăng, hồ sơ các sản phẩm nhập vào nhà thuốc được kiểm soát đúng quy chế quy định. Hoạt động tài chính của Nhà thuốc được quản lý qua hệ thống Tài chính - Kế toán của Bệnh viện. Nhà thuốc đã được cấp chứng chỉ GPP lần thứ 2. Năm 2014 Khoa Dược đã triển khai thêm Nhà thuốc tại cơ sở 2 (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội).

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

Phòng Tiêm chủng vắc xin :luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ: Tư vấn cho khách hàng có nhu cầu tiêm chủng; Tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong công tác phòng bệnh; Thực hiện các quy định chuyên môn trong tiêm chủng, bảo quản vắc xin theo đúng quy định của nhà sản xuất; Xét nghiệm cho khách hàng đảm bảo chất lượng, hiệu quả và an toàn; Thực hiện quy tắc ứng xử của nhân viên y tế trong công tác tiêm chủng vắc xin; Quản lý kinh tế theo đúng quy định của bệnh viện trong quá trình thực hiện dịch vụ; Tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; Tham gia các hoạt động chuyên môn và hoạt động xã hội chung của Bệnh viện

Năm 2014, với trách nhiệm phục vụ tận tình, chu đáo, chất lượng cao, hoạt động tiêm chủng vắc xin của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã được người tiêu dùng bình chọn là một hoạt động “Dịch vụ hoàn hảo”.

Khoa rất chú trọng triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong 10 năm qua, Khoa đã chủ trì triển khai và nghiệm thu với kết quả tốt, được áp dụng trong thực tiễn công tác của Bệnh viện.

10 năm qua, Khoa Dược luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. Với những thành tích đã đạt được, năm 2009 tập thể Khoa Dược đã được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Bằng khen (Quyết định số 1978/QĐ-BYT ngày 08/6/2009). Trong thời gian tới, Khoa tập trung tăng cường chất lượng và số lượng cán bộ, nhân viên đảm bảo duy trì tốt hoạt động của Khoa tại hai cơ sở 1 và 2; Duy trì và từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động tại các cơ sở của bệnh viện theo quy chuẩn chất lượng ISO 9001 - 2008; Phát triển công tác dược lâm sàng, tăng cường công tác quản lý và sử dụng thuốc, đảm bảo hiệu quả, an toàn, hợp lý và kinh tế; Tổ chức đào tạo, tập huấn, cập nhật thông tin cho các cán bộ y tế trong Bệnh viện về hiệu quả và độ an toàn sử dụng thuốc; Đào tạo thường xuyên cho nhân viên trong khoa về kiến thức Y - Dược học; Động viên cán bộ, nhân viên tích cực học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong công việc; Tiếp tục tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích, đánh giá sử dụng thuốc; Đánh giá chi phí điều trị của người bệnh, nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, giảm chi phí sử dụng thuốc của Bệnh viện; Xây dựng hệ thống Kho Dược theo tiêu chuẩn GSP và Nhà thuốc theo chuẩn GPP, phấn đấu tăng số lượng mặt hàng và doanh số; Duy trì và nâng cấp Phòng Tiêm chủng, giữ vững danh hiệu đơn vị có “Dịch vụ hoàn hảo” đã được người tiêu dùng bình chọn./.


Page 5

Khoa Cấp cứu tiền thân là Phòng Cấp cứu của Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai. Đến năm 2006, cùng với sự ra đời của Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia, nay là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp cứu - Điều trị tích cực được thành lập. Đến tháng 9 năm 2012, Khoa Cấp cứu - Điều trị tích cực được tách thành 2 khoa: Khoa Cấp cứu và Khoa Hồi sức tích cực thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Trong giai đoạn 1975 — 2006, nhiều bệnh dịch truyền nhiễm cấp cứu nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao như: uốn ván, bạch hầu, viêm não, bại liệt... cùng với Phòng Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai song hành trong lĩnh vực cấp cứu, Phòng Cấp cứu Khoa Truyền nhiễm đã cấp cứu thành công nhiều ca bệnh nguy hiểm, góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân. Ngoài ra, Khoa đã tiến hành cấp cứu và khống chế thành công nhiều dịch bệnh Truyền nhiễm nguy hiểm như dịch SARS (2003), dịch cúm, dịch não mô cầu... Từ năm 2012 đến nay: Khoa Cấp cứu ngày càng được tăng cường số lượng cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên, máy, trang thiết bị. Hiện nay Khoa có 44 cán bộ, nhân viên, bao gồm: Tiến sĩ: 04, Thạc sĩ: 05, cử nhân đại học: 05. Hiện tại Khoa có địa điểm làm việc tại tầng 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04 6278 2037 và tầng 1 cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội Trưởng Khoa: Ths: Nguyễn Trung Cấp; Phó trưởng Khoa: Ths: Thân Mạnh Hùng; Phó Trưởng Khoa: Tth.s: Trần Văn Bắc

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

Khoa có nhiệm vụ: Tổ chức đón tiếp và xử lý cấp cứu các bệnh nhân nặng thuộc chuyên ngành Truyền nhiễm; Tổ chức cách ly, sàng lọc, phát hiện sớm những dịch bệnh mới nổi, tái nổi. Phát hiện những ca chỉ điểm vụ dịch; Điều trị hồi sức tích cực và chăm sóc toàn diện cho những bệnh nhân cần cách ly đặc biệt, những bệnh nhân nặng thuộc chuyên ngành Truyền nhiễm; Điều trị những bệnh nhân lệ thuộc cao, chức năng sống chưa ổn định nhưng cũng chưa đến mức phải hồi sức tích cực. Khoa đã triển khai thường quy nhiều kỹ thuật cao: Thở máy thường quy và nâng cao, lọc máu liên tục, lọc thay thế huyết tương, lọc MARS, dẫn lưu não thất cấp cứu, kĩ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO)… và đã điều trị thành công nhiều bệnh nhân nặng, phức tạp, góp phần khống chế thành công nhiều dịch bệnh nguy hiểm (SARS; cúm A H5N1, H1N1; dịch tả, liên cầu lợn…).

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

Với những thành tích đã đạt được, tập thể Khoa và cá nhân cán bộ, nhân viên của Khoa đã được nhận nhiều hình thức khen thưởng của Nhà nước, Bộ Y tế và các cơ quan đơn vị Khoa cùng phối hợp trong công tác thời gian qua. Trong đó nổi bật năm 2008, Khoa Cấp cứu vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen số 1740 QĐ/TTg vì đã có nhiều thành tích trong công tác phòng, chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm năm 2007, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời gian tới, cán bộ, nhân viên Khoa Cấp cứu đoàn kết, phấn đấu giữ vững là đơn vị hàng đầu trong cấp cứu các bệnh Truyền nhiễm nguy hiểm, đáp ứng bệnh dịch khẩn cấp trong bối cảnh các bệnh dịch mới nổi, tái nổi diễn biến ngày càng phức tạp. Cùng với sự phát triển của Bệnh viện, Khoa phấn đấu sẽ là một đơn vị cấp cứu đa khoa mang tầm vóc khu vực, với mũi nhọn là các bệnh Truyền nhiễm cấp cứu nguy hiểm. Triển khai áp dụng những kĩ thuật tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực cấp cứu, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đồng thời hoàn thiện các quy trình ISO trong cấp cứu, khám và điều trị bệnh, xây dựng Khoa là một đơn vị có dịch vụ hoàn hảo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân cũng như của xã hội với phương châm hoạt động “Thêm nỗ lực — Thêm sự sống” (The more effort, The more life)


Page 6

Khoa Khám bệnh của Bệnh viện chính thức được thành lập cùng với sự ra đời của Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia, theo Quyết định số 487/ QĐ-TTg, ngày 30/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

1.1. Khoa Khám bệnh cơ sở Giải Phóng

Do đặc thù công tác, Khoa được bố trí tại tầng 1 của Bệnh viện, số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, điện thoại: 0462782033. Khoa có 05 phòng khám (trong đó có 01 phòng khám 24/24h).

Tổng số cán bộ, nhân viên của khoa hiện nay là 23 người, gồm: Trưởng khoa, 1 Phó Trưởng khoa, 1 Điều dưỡng trưởng, 3 Bác sĩ, 16 Điều dưỡng viên và 1 Y công. Về cán bộ chuyên môn Khoa có: 2 BSCKII, 2 ThS. BS., 4 Điều dưỡng viên Đại học.

Trưởng Khoa: BS Nguyễn Nguyên Huyền; Phó Trưởng Khoa: TH.S Đình Văn Huy

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

Khoa Khám bệnh có chức năng: Tiếp đón, khám chữa bệnh ngoại trú, chọn lọc bệnh nhân vào điều trị nội trú; Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người bệnh. Nhằm thực hiện các nhiệm vụ: Tổ chức đón tiếp bệnh nhân, bố trí bệnh nhân vào các buồng khám, kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng, chống các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới cho người bệnh, người nhà; Tổ chức thường trực cấp cứu 24/24 giờ; Sẵn sàng đón tiếp, khám, cấp cứu, theo dõi bệnh nhân tại khoa; Bố trí khu vực khám bệnh, phòng chờ, phòng cấp cứu liên hoàn, hợp lý để tránh lây nhiễm, giảm phiền hà cho người bệnh; Tham gia phòng, chống dịch, thiên tai, thảm họa theo sự phân công của Giám đốc Bệnh viện; Lập hồ sơ bệnh án ban đầu cho bệnh nhân nhập viện, thực hiện vận chuyển người bệnh đến khoa điều trị và bàn giao đầy đủ hồ sơ bệnh án ban đầu cho khoa điều trị; Báo cáo kịp thời cho Phòng Kế hoạch - Tổng hợp những trường hợp bệnh nặng nguy hiểm hoặc phát hiện những sai sót của tuyến dưới; Thực hiện ghi chép, lưu trữ sổ sách, hồ sơ, bệnh án và thống kê, báo cáo kết quả khám chữa bệnh tại khoa theo quy định của Bệnh viện và của Bộ Y tế; Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức khám, điều trị ngoại trú cho bệnh nhân chuyên khoa; Tham gia công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế theo phân công của Bệnh viện và theo quy định của Bộ Y tế; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bệnh viện phân công.

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

1.2 Khám bệnh cơ sở Kim Chung: được thành lập theo Quyết định số: 802/QĐBVBNĐTƯ ngày 16/12/2013 của Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Khoa được bố trí hoạt động, làm việc tại tầng 1, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cơ sở Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: 0439555283.

Phó Trưởng Khoa: Th.S Trần Minh Quân

Tại cơ sở Kim Chung, Khoa có 18 đơn vị, bộ phận chức năng, nghiệp vụ: 1. Phòng Cấp cứu; 2. Phòng Lưu người bệnh; 3. Phòng khám Truyền nhiễm; 4. Phòng khám Nội tổng hợp; 5. Phòng khám Nhi; 6. Phòng khám Mắt; 7. Phòng khám Tai Mũi Họng; 8. Phòng khám Răng Hàm Mặt; 9. Phòng khám Ngoại; 10. Phòng khám Sản phụ khoa; 11. Phòng Tiểu phẫu; 12. Bộ phận Tư vấn, tiêm chủng; 13. Bộ phận Lấy mẫu bệnh phẩm; 14. Bộ phận Xét nghiệm; 15. Bộ phận Siêu âm; 16. Bộ phận X — quang; 17. Bộ phận Dược; 18. Bộ phận Khử khuẩn, tiệt khuẩn;

Khoa có 24 cán bộ, nhân viên, trong đó có 11 bác sĩ và 13 điều dưỡng. Gồm: 01 ThS. BS. Phụ trách khoa; 01 CNĐD Phụ trách điều dưỡng; 01 ThS. BS. chuyên khoa Tai Mũi Họng; 02 BSCKI. Truyền nhiễm; 01 BS. Truyền nhiễm; 01 ThS. BS. Ngoại khoa; 01 BS. Ngoại khoa; 01 BS. chuyên khoa Mắt; 01 BS. chuyên ngành Răng miệng; 01 BS. Răng hàm mặt; 01 BS. Phụ sản; 01 BS. Nhi khoa; 02 Điều dưỡng Đại học; 08 Điều dưỡng Cao đẳng (có 01 chuyên khoa răng hàm mặt); 04 Điều dưỡng trung học (có 01 chuyên ngành mắt). Khoa Khám Bệnh cơ sở Kim Chung là một khoa lâm sàng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Khoa có chức năng tiếp đón, tiếp nhận, bố trí bệnh nhân. Khám chữa bệnh ngoại trú cho nhân dân; Tư vấn tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý, giáo dục sức khoẻ, phòng chống các bệnh truyền nhiễm cho người bệnh, người nhà; Khám sức khoẻ định kỳ cho các cơ quan, tập thể. Tham gia các hoạt động của bệnh viện. Khoa có nhiệm vụ Bố trí khu vực khám bệnh các phòng khám đa khoa, phòng chờ, phòng tiêm chủng, phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu liên hoàn, hợp lý để tránh lây nhiễm, giảm phiền hà thuận lợi cho người bệnh; Tham gia phòng, chống dịch, thiên tai, thảm họa theo sự phân công của lãnh đạo Bệnh viện; Báo cáo kịp thời cho phòng Kế hoạch - Tổng hợp những trường hợp bệnh nặng nguy hiểm hoặc phát hiện những sai sót của tuyến dưới; Thực hiện ghi chép, lưu trữ sổ sách, hồ sơ, bệnh án, thống kê, báo cáo kết quả khám chữa bệnh tại khoa theo quy định; Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức khám, điều trị ngoại trú cho bệnh nhân chuyên khoa; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bệnh viện phân công; Tổ chức mô hình khám chữa bệnh đa khoa phục vụ nhân dân; Tổ chức hoạt động dịch vụ tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh.Sau hai năm kể từ ngày thành lập, Khoa đã nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, ổn định nơi làm việc, vượt qua những khó khăn ban đầu, tổ chức tiếp đón được 11.678 lượt khám bệnh ngoại trú đa khoa, 1.863 lượt tiêm chủng vắc xin, quản lý theo dõi điều trị cho 200 bệnh nhân viêm gan B và viêm gan C ngoại trú. Đã triển khai khám chữa bệnh theo mô hình Phòng khám đa khoa với nhiều kỹ thuật phương tiện trang thiết bị máy móc mới, hiện đại như chuyên khoa tai mũi họng, khám và nội soi tai mũi họng phát hiện nhiều bệnh: U vòm họng, Hạt xơ thanh quản, Ung thư cổ họng, Thủng màng nhĩ, Polyp mũi, Lệch vách ngăn, Các thủ thuật lấy dị vật ở mũi, họng nguy hiểm gây tắc nghẽn đường thở. Chuyên khoa mắt với máy soi đáy mắt hiện đại, bảng đo thị lực điện tử, hộp thử kính các cỡ các loại đã phát hiện nhiều tật ở mắt như cận thị học đường, Bệnh về võng mạch, Tăng nhãn áp, Bệnh có liên quan đến tuyến giáp, đục nhân mắt. Phòng khám răng hàm mặt với hệ thống trang thiết bị tiên tiến, năm 2015 chữa nhiều bệnh về răng như viêm lợi, bệnh viêm quanh răng, hôi miệng, sâu răng và làm thẩm mỹ răng như chỉnh hàm hở, móm, tẩy trắng răng… Phòng khám chuyên khoa ngoại đã triển khai kỹ thuật bó bột gãy xương bàn chân, gãy cẳng chân, gãy cẳng tay, vỡ xương gót, thành công với nhiều ca bệnh chấn thương nguy hiểm do tai nạn lao động... Tham gia chung với Bệnh viện trong các đợt phòng, chống dịch bệnh: Sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, cúm, sởi, thủy đậu, rubella, chân tay miệng, sốt phát ban

Cùng với sự lớn mạnh của Bệnh viện, đến nay, Khoa Khám bệnh cơ sở Kim Chung đã trở thành một trong các khoa chủ công của Bệnh viện. Với mô hình đa khoa, mỗi tháng Khoa đã tiếp đón hơn 2.000 lượt bệnh nhân ngoại trú khám bệnh. Năm 2014, Khoa đã xây dựng và triển khai ISO 9001 : 2008. Phát huy những kết quả ban đầu, trong giai đoạn tiếp theo, Khoa tiếp tục triển khai nhiều kỹ thuật mới, hiện đại; Hoàn thiện quy trình và tổ chức đón tiếp, khám bệnh chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe mô hình đa khoa phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn; Tiếp tục cải tiến quy trình khám chữa bệnh ngoại trú, rút ngắn thời gian chờ đợi của người bệnh. Đổi mới phong cách phục vụ theo quy định của Bộ Y tế.


Page 7

Khoa Nhi được thành lập ngày 09/10/2012. Từ ngày đầu thành lập, Khoa có 14 cán bộ nhân viên. Đến nay Khoa đã có 19 cán bộ nhân viên, gồm 01 PGS. TS. BS; 02 ThS. BS; 02 BS và 14 Điều dưỡng viên Cuối năm 2014, được sự đồng ý của Ban Giám đốc Bệnh viện, Khoa đã thành lập được phòng khám nhi, đây là bước đánh dấu sự trưởng thành và lớn mạnh của Khoa sau 2 năm thành lập. Cũng bằng đó con người, Khoa vừa điều trị nội trú vừa làm công tác khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú.

Khoa được bố trí tại tầng 4 Bệnh viện viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và tầng 3 cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. 

Số điện thoại: 04.66634564

Trưởng Khoa: Ths BS. Đặng Thị Thúy

Phó Trưởng Khoa: Ths. BS Nguyễn Thành Lê

Điều dưỡng trưởng: CN Nguyễn Hải Vân 

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

Với chức năng của một khoa lâm sàng, chuyên khoa Truyền nhiễm Nhi, Khoa Nhi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có nhiệm vụ: Tổ chức tiếp đón, khám, chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân Nhi vào viện; Bố trí nhân lực, phương tiện, trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ được giao; Tổ chức chăm sóc người bệnh theo chế độ và đảm bảo cách ly tránh lây lan bệnh theo quy định của Bộ Y tế; Tổ chức hội chẩn tại viện, liên viện và tham gia hội chẩn ngoài viện, sẵn sàng chi viện cấp cứu khi có tai nạn, ngộ độc, thảm họa dịch bệnh hàng loạt xảy ra; Tiến hành các kỹ thuật, thủ thuật trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh theo quy định của Bộ Y tế; Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học, áp dụng các kỹ thuật mới, hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến theo quy định của Bộ Y tế; Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Bệnh viện phân công. 

Tuy mới thành lập chưa được 4 năm, tập thể cán bộ nhân viên Khoa Nhi đã vững vàng, đoàn kết, vượt qua những khó khăn ban đầu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong vụ dịch sởi 2014, tập thể Khoa đã tiếp nhận và điều trị kịp thời cho 400 bệnh nhân nhi với nhiều biến chứng nặng, không có ca bệnh tử vong, đảm bảo công tác cách ly không để lây chéo. Ngoài ra, cán bộ Khoa còn tham gia tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, phòng chống dịch bệnh thông qua các phương tiện truyền thông và tại chỗ. Tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học của Bệnh viện, Khoa đã và đang tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Trong 4 năm, qua các đề tài khoa học đã được tiến hành như: Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị sởi trên trẻ em; Đánh giá kết quả liệu pháp khí dung trên trẻ em sởi có viêm phổi suy hô hấp; Đánh giá hiểu biết của các bà mẹ có con mắc sởi tại Khoa Nhi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ho gà ở trẻ em; Đặc điểm lâm sàng của viêm não — màng não do Toxocara canis và Angiostrongilus cantonensis; Đánh giá các quy trình chăm sóc của điều dưỡng. Và các đề tài đang nghiên cứu như: Căn nguyên và đặc điểm lâm sàng theo từng nhóm căn nguyên gây sốt kéo dài. Tất cả các đề tài nghiên cứu hoàn thành đều đã được đăng trên tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, trung bình mỗi năm có 1 - 2 bài báo được đăng. Trong hoạt động đào tạo: Mỗi năm có khoảng 100 lượt học viên, cả học viên bác sỹ và điều dưỡng học tại Khoa, Khoa đã cử cán bộ tham gia hướng dẫn và giảng dạy, hướng dẫn thực tập cho học viên, góp phần vào thành công chung trong công tác giảng dạy và đào tạo của Bệnh viện. Trong vụ dịch sởi năm 2014 tập thể Khoa đã điều trị kịp thời, không có ca bệnh nào tử vong, đảm bảo công tác cách ly không để lây chéo. Tích cực tham gia công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh.

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

Là một khoa dành cho các cháu lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng nên việc chăm lo đời sống, đặc biệt là đời sống tinh thần cho bệnh nhân nhi đã mang lại nhiều đóng góp tích cực cho công tác điều trị. Khoa luôn quan tâm tổ chức các hoạt động động viên tinh thần các cháu nhân dịp các ngày kỷ niệm, ngày tết của các cháu. Với những thành tích đã đạt được, tập thể Khoa đã hai lần được tặng Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ Y tế (Quyết định số 53/QĐ-BYT, ngày 12/01/2015 và Quyết định số 2960/QĐ-BYT, ngày 16/07/2015). Khoa Nhi là một tập thể đoàn kết, luôn khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, thường xuyên hàng năm đều đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” và nhiều cá nhân đã được khen thưởng của các cấp. Trong thời gian tới, phát huy những thành tích đã đạt được, Khoa tập trung phát triển chuyên sâu các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới ở trẻ em và phát triển mạnh năng lực cấp cứu Nhi.


Page 8

Khoa Viêm gan thực hiện các chức năng thăm khám, chẩn đoán, theo dõi, điều trị các bệnh nhân viêm gan virút. Hiện nay bên cạnh thu dung chính là bệnh nhân viêm gan virút, Khoa còn tiếp nhận các bệnh nhân tổn thương gan khác như gan rượu, các bệnh gan do rối loạn chuyển hóa, viêm gan tự miễn, viêm gan nhiễm độc, xơ gan…

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu


Trưởng Khoa: Ths: Nguyễn Ngọc Phúc

Phó Trưởng Khoa: Th.S Mai Đình Cửu

Địa chỉ: Tầng 3 Cơ sở Giải Phóng và Tầng 4 cơ sở Kim Chung - Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Điện thoại: Hành chính Khoa: 024.62782031

Những thành tích từ năm 2006 đến nay

• Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong công tác khám chữa bệnh, công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng như chỉ đạo tuyến. Bên cạnh mặt bệnh chính là bệnh nhân viêm gan virút còn thu dung rất nhiều bệnh nhân viêm gan khác như: gan rượu, các bệnh gan do rối loạn chuyển hóa, viêm gan tự miễn, viêm gan nhiễm độc, xơ gan… Số bệnh nhân điều trị nội trú hiện nay tăng gấp 3 lần so với năm 2006 đồng thời cũng giảm đáng kể số ngày nằm viện điều trị trung bình. • Ứng dụng nhiều kỹ thuật, xét nghiệm hiện đại trong công việc như định lượng virút, định type virút, xét nghiệm gen kháng thuốc, chụp MRI, sinh thiết gan, fibroscan… • Nhiều phần thưởng (bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Công đoàn ngành, danh hiệu chiến sỹ thi đua…) đã trao tặng cho tập thể và cá nhân Khoa Viêm gan đã có thành tích hoạt động xuất sắc phục vụ bệnh nhân cũng như tham gia điều trị và phòng, chống thành công nhiều dịch bệnh nguy hiểm như: dịch tiêu chảy, dịch cúm, sốt xuất huyết, sởi… Hướng phát tvriển trong tương lai • Tăng cường chuyên môn sâu, ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên Khoa. • Chia sẻ, gắn kết với các bệnh viện tuyến dưới. • Tăng cường hợp tác quốc tế. • Định hướng tới: -  Tham gia chuẩn bị, theo dõi trước và sau ghép gan. -  Tế bào gốc.

- Can thiệp điều trị ung thư sớm…


Page 9

Khoa ngoại sản là khoa chuyên môn, thực hiện công tác điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật thủ thuật. Khoa ngoại sản gồm 3 bộ phận - Ngoại khoa: Ngoại tiết niệu; ngoại tiêu hóa; ngoại chấn thương - Sản phụ khoa - Gây mê hồi sức Trong đó mũi nhọn phát triển là ngoại tiết niệu.

Giới thiệu Khoa Ngoại – Sản

  Khoa Ngoại – Sản:                   Department of general surgery and obstetrics

Slogan:       Can thiệp tối thiểu – hiệu quả tối đa

                   Maximum efficiency with minimum invasion

Địa chỉ: Tầng 2 cơ sở Kim Chung- Đông Anh – Hà Nội

Điện thoại: 0326055782

Chức năng nhiệm vụ:

1. Chức năng

Khoa ngoại sản là khoa chuyên môn, thực hiện công tác điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật thủ thuật.

Khoa ngoại sản gồm 3 bộ phận

- Ngoại khoa: Ngoại tiết niệu; ngoại tiêu hóa; ngoại chấn thương

- Sản phụ khoa

- Gây mê hồi sức

Trong đó mũi nhọn phát triển là ngoại tiết niệu.

Cán bộ, viên chức của khoa có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất, đạo đức của người cán bộ y tế.

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

2. Nhiệm vụ

A . Ngoại khoa

Bộ phận ngoại là bộ phận lâm sàng tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú về các bệnh lý ngoại khoa hệ tiêu hoa, tiết niệu và ngoại chung, không bao gồm các bệnh lý chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, cột sống và sọ não.

B. Sản phụ khoa

 Bộ phậnsản phụ khoa là bộ phận lâm sàng có nhiệm vụ đỡ đẻ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ sơ sinh và khám bệnh chữa bệnh phụ khoa.

C. Gây mê hồi sức

 Bộ phận gây mê hồi sức là khu vực lâm sàng, gồm hệ thống các buồng phẫu thuật để thực hiện các thủ thuật gây mê, gây tê và hồi sức trước trong và sau mổ để phục vụ phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật theo kế hoạch.

3. Cơ cấu tổ chức:


Trưởng khoa: Thạc sỹ bác sỹ: Trần Thượng Việt

Phụ trách Sản khoa: BSCK I: Nguyễn Thu Hà – Phó khoa

Phụ trách ngoại chấn thương: Thạc sỹ Bác sỹ : Hoàng Mạnh Hà

Phụ trách ngoại tiêu hóa: Thạc sỹ bác sỹ : Lê Hữu Đoàn

Phụ trách ngoại tiết niệu: Bác sỹ : Trần Duy Hiến

Phụ trách gây mê hồi sức: Bác sỹ: Tống Đức Phúc

Điều dưỡng trưởng khoa: Vũ Thủy Nguyên

Bác sỹ ngoại tổng hợp: 02 bác sỹ

Bác sỹ sản: 02 bác sỹ

Bác sỹ gây mê hồi sức: 03 bác sỹ

Điều dưỡng ngoại: 05 điều dưỡng

Nữ hộ sinh: 04 ngữ hộ sinh

Điều dưỡng phụ mê: 03

Điều dưỡng phụ dụng cụ: 03

4, Các dịch vụ mà khoa cung cấp:

Ngoại tiết niệu: Xử lý tất cả các bệnh lý thận - tiết niệu

Đặc biệt :    Tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng laser

                             Tán sỏi thận qua đa

                             Tán sỏi thận nội soi ngược dòng bằng ống mềm

                             Tán sỏi bàng quang

                             Cắt tiền liệt tuyến nội soi

                             Cắt u bàng quang nội soi

                             Phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản sau phúc mạc

Ngoại tiêu hóa:     Cắt trĩ longo

Cắt ruột thừa nội soi một vết mổ

                             Cắt túi mật nội soi

                             Khâu thủng dạ dày nội soi

                             Lấy sỏi ống mật chủ kết hợp tán sỏi mật trong gan nội soi ngược dòng

Ngoại chân thương: Kết hợp xương chi thể

Sản khoa:             Gói đẻ không đau

                             Mổ đẻ

                             Tắm bé

Phụ khoa:             Cắt tử cung bán phần nội soi

                             Cắt u nang buồng trứng nội soi

                             Cắt chửa ngoài tử cung nội soi

Gây mê hồi sức: Giảm đau sau mổ


Page 10

Khoa Nội tổng hợp được thành lập theo quyết định số 190/QĐ-NĐTƯ ngày 04/4/2019 của Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Khoa Nội tổng hợp là đơn vị có thu trực thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, có trụ sở làm việc tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

1. Tên tiếng Việt: Khoa Nội tổng hợp

2. Tên viết tắt tiếng Việt: NTH

3. Tên tiếng Anh: Internal Medicine Department

5. Địa điểm: Tầng 7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

6. Điện thoại:

7. Fax:

8. Email:

Trưởng khoa: Ths.BS Trần Thị Hải Ninh

Điều dưỡng trưởng: CN Lê Thị Liên

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

 Định hướng phát triển của Khoa

 1. Định hướng phát triển của Khoa là trở thành đơn vị khám bệnh, chữa bệnh có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại ngang tầm các bệnh viện tiên tiến trong nước và khu vực để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nội khoa nói chung cho người bệnh người lớn; khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi với mũi nhọn chuyên sâu về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới; khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh nước ngoài; thực hiện các kỹ thuật can thiệp gan mật để điều trị các bệnh lý gan mật.

2. Là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế và mở rộng hợp tỏc quốc tế theo quy hoạch phát triển của Bệnh viện được Bộ Y tế phê duyệt.

 Tổ chức Đảng và các đoàn thể trong Khoa

1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Khoa lãnh đạo các hoạt động của khoa theo chức năng, nhiệm vụ được giao trên cơ sở Chỉ thị, Nghị quyết, Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp khác trong Khoa được thành lập, hoạt động và phối hợp hoạt động theo quy định của pháp luật.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA KHOA

Chức năng của Khoa

1. Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng về các bệnh lý nội khoa, gan mật, truyền nhiễm và nhiệt đới và một số bệnh liên quan cho người bệnh trong nước; người bệnh người nước ngoài.

2. Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ y tế, làm công tác chỉ đạo tuyến, tham gia phòng chống dịch bệnh theo nhiệm vụ được phân công.

3. Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ người bệnh và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

 Nhiệm vụ của Khoa

1. Công tác khám bệnh, chữa bệnh:

a) Tổ chức cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu bệnh về các bệnh bệnh lý nội khoa, gan mật, truyền nhiễm và nhiệt đới cho người bệnh trong cả nước, người bệnh người nước ngoài, phục vụ cho nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân;

b) Tư vấn các vấn đề liên quan tới bệnh lý nội khoa, gan mật, truyền nhiễm và nhiệt đới;c) Tổ chức triển khai thực hiện các kỹ thuật y học hiện đại;

d) Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng;

đ) Nghiên cứu, áp dụng, mở rộng quy mô, phạm vi các hoạt động dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Giám đốc Bệnh viện.

2. Công tác nghiên cứu khoa học:

a) Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các kỹ thuật mới, phương pháp mới trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh các bệnh lý nội khoa, gan mật, truyền nhiễm và nhiệt đới; tham gia nghiên cứu để giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân tại địa phương và trong cả nước;

b) Chủ trì và tham gia các công trình nghiên cứu khoa học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;

c) Thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật.

3. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế:

a) Là cơ sở thực hành của một số cơ sở đào tạo nhân lực y tế theo quy định của pháp luật và của Bộ Y tế;

b) Tham gia đào tạo sinh viên, thực tập sinh và nghiên cứu sinh nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Bệnh viện;

c) Đào tạo liên tục và đào tạo phát triển nghề nghiệp cho cán bộ, viên chức trong Bệnh viện và các cơ sở y tế khác có nhu cầu;

d) Hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh cho người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam có nhu cầu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

4. Công tác chỉ đạo tuyến:

a) Tham gia hỗ trợ tuyến dưới tổ chức triển khai các chương trình, dự án phát triển y tế cơ sở;

b) Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn chuyên ngành cho các tuyến theo quy định của cấp có thẩm quyền và các đơn vị khác có nhu cầu;

c) Thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo tuyến khác khi được phân công.

5. Hợp tác quốc tế:

a) Chủ động khai thác, thiết lập các mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám bệnh, chữa bệnh; nghiên cứu khoa học; đào tạo cán bộ với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bệnh lý nội khoa, gan mật, truyền nhiễm và nhiệt đới; xây dựng các dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi của Khoa quản lý‎ theo quy định của pháp luật.

6. Phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa:

a) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt;

b) Thực hiện các nhiệm vụ phòng bệnh, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.

7. Quản lý chất lượng bệnh viện:

a) Áp dụng, triển khai và xây dựng kế hoạch từng bước thực hiện theo Tiêu chí chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành và các tiêu chuẩn chất lượng khác có liên quan;

b) Tự đánh giá chất lượng, công khai chất lượng hoạt động của Khoa và chịu sự kiểm định chất lượng của Bộ Y tế và các cơ quan liên quan khác;

c) Xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng của Khoa; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ do bệnh viện cung cấp.

8. Quản lý Khoa:

a) Phát huy quyền tự chủ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển Khoa, tổ chức các hoạt động dịch vụ y tế, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế;

c) Huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Khoa theo quy định của pháp luật; sử dụng nguồn thu từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng phạm vi hoạt động của khoa, chi trả phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật;

d) Tạo thêm nguồn kinh phí cho Khoa từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, các dự án đầu tư trong nước và quốc tế.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bệnh viện.

 Nghĩa vụ của Khoa

1. Khoa hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Thực hiện các quy định, quy chế chuyên môn trong công tác khám bệnh, chữa bệnh.

2. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường.

 Đối tượng phục vụ

1. Tất cả người bệnh mọi lứa tuổi mắc các bệnh lý nội khoa đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

2. Tất cả người bệnh từ 60 tuổi trở lên đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

3. Tất cả người bệnh mọi lứa tuổi mắc các bệnh lý gan mật đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

4. Tất cả người bệnh là người nước ngoài đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

5. Đối tượng đến học tập, công tác, nghiên cứu khoa học và các đối tượng khác đến làm việc theo quy định của pháp luật.


Page 11

Phòng Kế hoạch - Tổng hợp là một phòng nghiệp vụ đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về: (1) Kế hoạch hoạt động của các khoa, phòng. (2) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế Bệnh viện. (3) Tham mưu, tổ chức chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn của Bệnh viện. Phòng có địa điểm làm việc tại tầng 6 cơ sở 78 Giải Phóng và Tầng 3 cơ sở Kim Chung Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Số điện thoại: 0435764088; E-mail: Trưởng phòng; Th.s Đặng Hồng Hải Phó Trưởng Phòng: Th.s Nguyễn Thanh Bình

Phòng Kế hoạch – Tổng hợp có nhiệm vụ: Căn cứ nhiệm vụ của Bệnh viện, hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch, giám sát, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch; Tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện quy chế Bệnh viện, đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo giám đốc; Tổ chức công tác thường trực toàn bệnh viện 24/24 giờ; Tổ chức phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong Bệnh viện; giữa Bệnh viện với các cơ quan liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám, chữa bệnh; Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá công tác chuyên môn, báo cáo Giám đốc và Bộ Y tế; Phối hợp triển khai công tác nghiên cứu khoa học; Xây dựng danh mục kỹ thuật, thủ thuật đề nghị Bộ Y tế phê duyệt và tổ chức thực hiện; Phối hợp chỉ đạo, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới theo yêu cầu của cơ sở; Quản lý, lưu trữ, khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định. Thực hiện công tác thống kê báo cáo đúng quy định; Phối hợp tổ chức, quản lý các lớp đào tạo, tập huấn tại Bệnh viện; Xây dựng và triển khai các phương án phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa và các tình huống bất thường khác; Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc phân công.

Trong suốt quá trình hoạt động, phát triển và trưởng thành, 100% cán bộ của phòng đạt lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, không có cá nhân yếu kém. Trong nhiều năm liền, Phòng Kế hoạch – Tổng hợp liên tục đạt “Tập thể lao động xuất sắc” cùng Bằng khen của Bộ Y tế, cụ thể:

Công tác khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh

Quản lý công tác khám chữa bệnh nội, ngoại trú. Giúp Ban giám đốc tổ chức kiểm tra đôn đốc các khoa, phòng thực hiện các quy chế chuyên môn theo Quy chế bệnh viện và Luật khám, chữa bệnh của Bộ Y tế. Ứng dụng và triển khai các kĩ thuật mới, kĩ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh, nhờ đó nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch đã được cứu sống kịp thời, giảm tỉ lệ tử vong, rút ngắn thời gian điều trị cũng như chi phí điều trị cho người bệnh. Phối hợp xây dựng và cập nhật các hướng dẫn, phác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm được áp dụng ở tất cả các bệnh viện trên toàn quốc. Tổ chức tiếp đón và giải quyết chế độ bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám bệnh. Báo cáo thanh quyết toán bảo hiểm y tế theo quy định. Đảm bảo công tác thường trực 04 cấp theo quy định.

Tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh tại bệnh viện và tuyến dưới. Tăng cường giám sát bệnh dịch, phát hiện sớm ca bệnh để cách ly, xử lý kịp thời. Đối phó thành công với nhiều loại dịch bệnh mới nổi và tái nổi có diễn biến phức tạp, nguy hiểm, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kết quả, tình hình dịch bệnh đã được khống chế, giảm thiểu tối đa dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, góp phần to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Công tác Thống kê – kế hoạch và lưu trữ hồ sơ bệnh án

Thống kê các hoạt động chuyên môn của Bệnh viện, xử lý thông tin và báo cáo định kỳ, đột xuất cho Ban giám đốc và Bộ Y tế. Xây dựng kế hoạch và các chỉ tiêu khám, chữa bệnh cơ bản cho các đơn vị trong toàn Bệnh viện. Thực hiện báo cáo sơ kết 6 tháng và tổng kết năm hoạt động của Bệnh viện. Quản lý, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ bệnh án nội trú theo mã bệnh ICD10.

Với những thành tích đã đạt được, tập thể Phòng đã nhiều lần được khen thưởng: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế 03 năm 2007, 2009, 2010. Giấy khen của Giám đốc Bệnh viện năm 2011 và nhiều danh hiệu khác: Nhiều năm liền đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; Giải Ba Hội thi “Tuyên Truyền thực hiện Quy tắc ứng xử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương năm 2011”; Giải Nhì Cờ vua Hội khỏe Bệnh viện lần thứ III năm 2012; Giải Nhất tập thể Hội khỏe Bệnh viện lần thứ IV năm 2014…

Trong thời gian tới, tập thể Phòng Kế hoạch – Tổng hợp phát huy những thành tích đã đạt được, đoàn kết phấn đấu, tiếp tục đổi mới phong cách phục vụ, hoàn thiện tổ chức nhằm: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyên môn và các nhiệm vụ khác được Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện giao. Góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh thông qua kiểm tra, giám sát quy chế chuyên môn và triển khai ứng dụng các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị. Duy trì áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008 trong toàn bệnh viện và ISO 15189 : 2012 tại Khoa Xét nghiệm và Khoa Huyết học – Truyền máu. Xây dựng, áp dụng, quản lý và khai thác bệnh án điện tử trong khám chữa bệnh. Ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý các hoạt động của Bệnh viện./.


Page 12

Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương được thành lập ngày 08/11/2019. Hiện phòng có 7 cán bộ nhân viên bao gồm: 01 Ths Quản trị Kinh doanh; 01 Ths Luật; 01 Cử nhân Kế toán và 03 Cử nhân Điều dưỡng. Phòng Công tác xã hội đặt tại tầng 6 Cơ sở Giải Phóng và tầng 3 Cơ sở Kim Chung. Phó Trưởng Phòng, Phụ trách phòng: Th.s Phạm Thị Nguyệt Quyên Phó Trưởng phòng: Th.s Đặng Thị Thanh

I.CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

1.Mục tiêu:

Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của điều trị, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người bệnh, tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh và với nhân viên y tế.

Gia tăng sự hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

2.Chức năng:

Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác xã hội cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình khám chữa bệnh.

Cụ thể:

  • Trợ giúp giải quyết các vấn đề về tâm lý, xã hội chongười bệnh, người nhà người bệnh, thầy thuốc và nhân viên y tế trong quá trình tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ khác tại Bệnh viện
  • Giải quyết các mâu thuẫn, xung đột phát sinh giữa thầy thuốc, nhân viên y tế với người bệnh, người nhà người bệnh có liên quan đến bệnh tật và quá trình khám bệnh, chữa bệnh trong Bệnh viện;
  • Kêu gọi các nguồn tài trợ, hỗ trợ người bệnhcó hoàn cảnh khó khăn
  • Thực hiện công tác truyền thông, đào tạo và tuyên truyền các hoạt động dịch vụ của bệnh viện
    Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

3.Nhiệm vụ cụ thể:

3.1.  Hỗ trợ, tư vấn

Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người bệnh), bao gồm:

a) Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc phòng khám bệnh;

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

b) Tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện;

c) Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động công tác xã hội cho người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh: hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm thần và các dịch vụ phù hợp khác;

d) Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh, các chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc xuất viện; Hỗ trợ thủ tục xuất viện và giới thiệu người bệnh đến các địa điểm hỗ trợ tại cộng đồng (nếu có);

e) Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ về công tác xã hội của bệnh viện;

3.2. Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật:

a) Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí những vấn đề liên quan đến hoạt động công tác xã hội;

b) Xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

c) Xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo;

d) Cập nhật và tổ chức phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của bệnh viện cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh;

đ) Tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử, hòm thư góp ý của bệnh viện;

e) Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh.

3.3. Vận động tiếp nhận tài trợ:

Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

3.4. Hỗ trợ nhân viên y tế:

a) Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị;

b) Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong quá trình điều trị.

3.5. Đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội;

b) Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về công tác xã hội.

3.6. Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội.

3.7. Tổ chức các hoạt động từ thiện.

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện, nằm trong hệ thống phòng ban chức năng của Bệnh viện.

1.Cơ cấu nhân lực

Trình độ chuyên môn: Trình độ đại học trở lên

  • Phó trưởng phòng: 02 người

Trình độ chuyên môn: Trình độ đại học trở lên.

  • 01 Phụ trách công tác ngoại viện: tổ truyền thông và quan hệ công chúng, tiếp nhận viện trợ, thiện nguyện ….
  • 01 Phụ trách công tác nội viện: chăm sóc khách hàng, tư vấn hỗ trợ tâm lý, đào tạo
  • Các Tổ công tác thuộc phòng CTXH
  1. Tổ truyền thông và quan hệ công chúng : 02 người
  • Chuyên ngành báo chí và công nghệ thông tin hay Luật sư
  1. Tổ chăm sóc khách hàng và hỗ trợ người bệnh: 06 người
  • 04 cử nhân điều dưỡng
  • 02 chuyên nghành khác như YTCC, xã hội học, tâm lý, sư phạm, kinh tế
  • 01 Cử nhân điều dưỡng
  • 01 Cử nhân chuyên ngành công tác xã hội
  1. Cơ cấu hoạt động
    1. Hỗ trợ, tư vấn người bệnh :

Thực hiện:  Tổ chăm sóc khách hàng

  • Phối hợp với điều dưỡng khoa khám bệnh đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh.
  • Hàng ngày phòng CTXH cử 1 người làm việc với khoa phòng vào đầu giờ sáng hoặc cuối ngày để cập nhật tình hình, để kịp thời phát hiện các thiếu sót cũng như cập nhật yêu cầu hỗ trợ từ khoa khám bệnh.
  • Đào tạo nhân viên phòng CTXH về giải quyết các thủ tục BHYT một cách thành thạo để có thể cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc xuất viện một cách chính xác nhất.  Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh, các chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám bệnh, chữa bệnh;
  • Phối hợp hàng ngày với các khoa phòng nội trú tổ chức hỏi thăm người bệnh và người nhà người bệnh để nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của người bệnh, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện.
  • Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động công tác xã hội cho người bệnh là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh: hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm thần và các dịch vụ phù hợp khác.
  • Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ về công tác xã hội của bệnh viện;
    1. Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật:

Thực hiện:  Tổ truyền thông và quan hệ công chúng

  • Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí những vấn đề liên quan đến hoạt động công tác xã hội của Bệnh viện
  • Làm đầu mối phối hợp với phòng Kế hoạch Tổng hợp, Phòng Điều dưỡng xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
  • Phối hợp vớiphòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Quản lý chất lượng xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo:
  • Phối hợp với phòng Kế hoạch Tổng hợpcập nhật và tổ chức phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của bệnh viện cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh;
  • Phối hợp với Phòng Quản lý chất lượng, Phòng Điều dưỡng, Phòng Kế hoạch tổng hợp tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử, hòm thư góp ý của bệnh viện;
  • Phối hợp với tổ chức Công đoàn Bệnh viện, Đoàn Thanh niên bệnh viện tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh.
    1. Vận động tiếp nhận tài trợ:

Thực hiện:  Tổ truyền thông và quan hệ công chúng

Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động các đơn vị bên ngoài cùng tham gia, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.( Hoạt động chi tiết theo Quy chế quản lý quỹ xã hội, từ thiện. )

    1. Hỗ trợ nhân viên y tế; Đào tạo, bồi dưỡng:

Thực hiện:  Tổ Chăm sóc khách hàng + Tổ Tổng hợp

  • Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ công tác điều trị;
  • Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong quá trình điều trị.
  • Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội;
  • Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về công tác xã hội.
    1. Tổ chức các hoạt động từ thiện.Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội;

Thực hiện:  Tổ Chăm sóc khách hàng + Tổ Tổng hợp + Tổ truyền thông và quan hệ công chứng

Phòng  CTXH làm đầu mối: phòng Kế hoạch Tổng hợp; Phòng Điều dưỡng; Phòng Quản lý Chất lượng; Tổ chức Công Đoàn Bệnh viện; Đoàn thanh niên Bệnh viện và các đơn vị bên ngoài cùng phối hợp thực hiện. (Chi hoạt động chi tiết theo Quy chế quản lý quỹ xã hội, từ thiện.)

    1. Các hoạt động khác: Theo sự phân công của Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện.

*****


Page 13

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu


Page 14

Phòng Tài chính – Kế toán là một phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Phòng có địa điểm làm việc tại tầng 1 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 0435763023. Phòng Tài chính - Kế toán được thành lập từ năm 2006. Trải qua 10 năm cùng với sự lớn mạnh của Bệnh viện, từ một phòng với vài người ngày mới thành lập, đến nay Phòng Tài chính - Kế toán đã có 25 cán bộ, viên chức, trong đó có: 5 ThS., 19 CN Đại học và 01 CN cao đẳng.

Phòng Tài chính - Kế toán có Chức năng: Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán…; Theo dõi, phản ánh quá trình hoạt động của Bệnh viện dưới mọi hình thức và cố vấn cho Ban Giám đốc Bệnh viện các vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính kế toán; Tham mưu cho Ban Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động thường xuyên của Viện; Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu.

Để hoàn thành các chức năng của mình, Phòng có nhiệm vụ: Ghi chép, tính toán, phản ảnh số hiện cũ, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền; quá trình và kết quả hoạt động tài chính của Bệnh viện; Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, việc thu viện phí, nộp viện phí, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; Phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, qui định của Bệnh viện; Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các Phòng, Ban liên quan khi cần thiết; Báo cáo, phân tích kết quả hoạt động tài chính; Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động của Bệnh viện; Kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi Kế hoạch hoạt động tài chính; Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.

Trong Công tác quản lý tài chính Phòng đã được các Đoàn Kiểm toán, Thanh tra đánh giá cao công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả tốt. Triển khai và thực hiện ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý các nguồn thu và kiểm soỏt chặt chẽ các nguồn thu tại các Khoa, Phòng; Thực hiện Công khai minh bạch Công tác quản lý tài chính như: Công khai Thu - Chi tài chính của từng Khoa, Phòng; Công khai thuốc hàng ngày cho bệnh nhân; Công khai về tình hình biên chế; Công khai chi phí cho từng bệnh nhân…; Tư vấn, hỗ trợ cho Ban lãnh đạo Bệnh viện xây dựng các quy trình quản lý tài chính, giảm thiểu sai sót, hỗ trợ các đơn vị chuyên môn trong Bệnh viện thực hiện tốt công tác quản lý chi phí; Xây dựng các định mức chi phí hợp lý để nâng cao tính tiết kiệm, giảm thiểu lãng phí góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý tài chính.

          Hỗ trợ cho các Khoa, Phòng, Trung tâm trong công tác chuyên môn và Phòng, chống dịch bệnh Phòng luôn tham mưu với lãnh đạo Bệnh viện ưu tiên dành các nguồn kinh phí để kịp thời hỗ trợ cho công tác Phòng, chống dịch bệnh khi có dich xảy ra như Phòng, chống dịch tiêu chảy cấp (năm 2007), dịch H1N1 (năm 2009), dịch sốt xuất huyết (năm 2012), dịch sởi (năm 2013). Hỗ trợ cho các hoạt động chỉ đạo tuyến, đào tạo, chuyển giao các gói kỹ thuật về lâm sàng và xét nghiệm cho hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh khu vực phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, hỗ trợ cho công tác tập huấn các bệnh dịch mới nổi và tái nổi cho các bệnh viện tuyến dưới. Hỗ trợ các bác sỹ trong hoạt động hợp tác nghiên cứu với các tổ chức nước ngoài như Đại học Oxford (Anh), Đại học Tufts  (Mỹ), Tổ chức NCMG (Nhật) trong lĩnh vực các bệnh Truyền nhiễm mới nổi (như bệnh Cúm, bệnh do liên cầu lợn…), dịch tễ học lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, giám sát tình trạng kháng kháng sinh và các bệnh khác như HIV/AIDS, viêm gan; Tham gia và hỗ trợ các thành viên nghiên cứu hoàn thành đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, dịch tễ học, phương pháp chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh Tay Chân Miệng tại Việt Nam và đề xuất chủng vi rút để sản xuất vắc xin”. Đề tài đã được Bộ Khoa học - Công nghệ và Bộ Y tế đánh giá cao về ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn và tác động đối với cộng đồng. Sản phẩm của đề tài đã góp phần xây dựng và hoàn thiện phác đồ hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị bệnh Tay Chân Miệng tại Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng Uỷ, Ban giám đốc Bệnh viện, tập thể cán bộ, nhân viên Phòng Tài chính – Kế toán luôn nêu cao tinh thần đoàn kết nhất trí một lòng, trăn trở, suy nghĩ, thi đua, hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ  được giao, đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào sự phát triển lớn mạnh, những thành công của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày hôm nay. Liên tục nhiều năm Phòng đã đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, nhiều cá nhân trong Phòng đã được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ y tế, của Công đoàn ngành Y tế và của lãnh đạo Bệnh viện.

Cùng với việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, tập thể cán bộ, viên chức Phòng Tài chính – Kế toán luôn hăng hái tham gia các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao và đã đạt được nhiều thành tích như: Giải ba thi kéo co, Giải nhất cờ tướng Nam, Giải nhì thi cắm hoa chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam…


Page 15

Phòng Hành chính - Quản trị Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được thành lập tháng 7/2010 trên cơ sở sáp nhập bộ phận Hành chính vào Phòng Quản trị. Hiện tại phòng có 18 cán bộ, viên chức gồm 01 BSCKI, 02 ThS, 01 KSXD., 01 KS. Điện, 01 KS. Tin học, 02 CN. Ngoại ngữ, 02 CĐ. kỹ thuật, 08 lái xe và 01 tạp vụ. Địa điểm làm việc của Phòng tại Tầng 6, Bệnh Viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Điện thoại: (04)35673491; Fax: (04)35764305; E-mail: Trưởng Phòng: Ths Ngô Văn Hưng Phó Trưởng phòng: CN Cao Ngọc Nam

Phòng Hành chính - Quản trị của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là một phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác hành chính trong Bệnh viện.

Để thực hiện chức năng của mình, Phòng Hành chính - Quản trị có nhiệm vụ: Căn cứ kế hoạch công tác của Bệnh viện, lập kế hoạch công tác của phòng để trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện; Lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết bị thông dụng cho các khoa, phòng trong Bệnh viện theo kế hoạch đã được duyệt, bảo đảm đầy đủ, đúng chủng loại, đúng quy định về quản lí tài chính; Tổ chức tốt công tác quản lý có hệ thống công văn đi và đến của Bệnh viện, hệ thống bảo quản, lưu trữ hồ sơ theo quy định. Đảm bảo công tác thông tin liên lạc của Bệnh viện; Đảm bảo công tác tiếp khách, phục vụ các cuộc họp, hội nghị của toàn Bệnh Viện; Tham gia kiểm tra chế độ bảo quản, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị thông dụng của các khoa, phòng trong Bệnh viện; Quản lý nhà cửa, kho tàng, vật tư, thiết bị thông dụng của Bệnh viện; Tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhà, cửa, duy tu, bảo dưỡng các máy thông dụng theo kế hoạch; Quản lý các phương tiện vận tải của Bệnh viện. Điều động xe ô tô đi công tác và cấp cứu theo quy định; Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch, cung ứng điện, hơi để sấy, hấp, tiệt trùng và xử lý chất thải Bệnh viện; Đảm bảo vệ sinh ngoại cảnh sạch, đẹp (vườn hoa, cây cảnh), hệ thống cống rãnh thông thoát trong bệnh viện. Định kì tổ chức kiểm tra vệ sinh chung trong Bệnh viện; Đảm bảo công tác trật tự trị an chung. Tham gia kiểm tra công tác bảo hộ lao động trong Bệnh viện; Định kì tổng kết công tác cung cấp, mua sắm vật liệu, vật tư, trang thiết bị thông dụng, báo cáo Giám đốc Bệnh viện; Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao vật tư thông dụng để trình Giám đốc Bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện. Kiểm tra đôn đốc việc sử dụng hợp lí, có hiệu quả, chống lãng phí, tham ô; Định kì báo cáo Giám đốc nhận xét về việc sử dụng hợp lí vật tư tiêu hao ở các khoa, phòng trong Bệnh viện để Giám đốc xem xét quyết định việc khen thưởng, kỷ luật.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện, tập thể cán bộ, viên chức Phòng Hành chính - Quản trị đã đoàn kết gắn bó, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của công tác Văn phòng và những thành tích xuất sắc trong công tác tham gia phòng, chống dịch bệnh, trong 5 năm qua kể từ ngày thành lập đến nay tập thể Phòng Hành chính – Quản trị đã 3 lần được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Bằng khen (Quyết định số 217/QĐ-BYT, ngày 18/01/2008; Quyết định số 1978/QĐ-BYT, ngày 08/6/2010 và Quyết định số 4304QĐBYT, ngày 14/8/2015).

Trong thời gian tới phòng sẽ tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được, luôn sẵn sàng thực hiện các công việc đột xuất do lãnh đạo Bệnh viện giao, tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008, thường xuyên cải tiến các thủ tục để công tác của phòng được triển khai nhanh, gọn, hiệu quả./.


Page 16

Phòng có nhiệm vụ: Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ với các cơ sở khám chữa bệnh nước ngoài; Xây dựng các dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật; Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế của bệnh viện; Cử cán bộ, viên chức đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nước ngoài, nhận giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Bệnh viện; Quản lý đoàn ra, đoàn vào trong phạm vi hoạt động của Bệnh viện theo quy định hiện hành; Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bệnh viện theo quy định của pháp luật.

Phòng Hợp tác quốc tế ra đời cùng với sự thành lập của “Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia”, theo Quyết định ngày 30/6/2006, của Thủ tướng Chính phủ, nay là “Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương”. Phòng Hợp tác quốc tế có trụ sở tại tầng 3, Khu 3 tầng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.

Điện thoại: 043576 3491. Hiện tại, Phòng Hợp tác quốc tế có 03 cán bộ làm việc kiêm nhiệm:

Trải qua 10 năm hoạt động, Phòng Hợp tác quốc tế đã tham mưu giúp Ban lãnh đạo Bệnh viện ký kết hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế như Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Oxford, Trung tâm quốc gia Y tế - Sức khỏe toàn cầu Nhật Bản; BD, GCC Canada, CSC — PEPFAR…; Nhiều dự án nghiên cứu khoa học được triển khai liên tục với sự hỗ trợ, đầu tư về kinh nghiệm, trang thiết bị. Hàng năm Phòng tham mưu cho Ban Giám đốc ký kết được khoảng từ 02 dự án nghiên cứu trở lên, tổ chức tiếp đón hơn 50 đoàn khách quốc tế với trên 120 khách đến tham quan, trao đổi, hợp tác nghiên cứu, đào tạo tại Bệnh viện; Tổ chức cho hơn 60 đoàn với trên 100 lượt cán bộ của Bệnh viện đi học tập, tham gia hội thảo, nghiên cứu khoa học tại nước ngoài nhằm thúc đẩy nâng cao trình độ chuyên môn, trao đổi những kiến thức mới với bạn bè quốc tế. Ngay sau khi có quyết định thành lập, Phòng đã tích cực xây dựng quan hệ hợp tác với các đối tác Nhật, Mỹ, Úc… Phòng Hợp tác quốc tế đã tham mưu giúp Giám đốc tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vị chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực truyền nhiễm. Phòng là đầu mối liên lạc với các tổ chức quốc tế. Hằng năm phòng đã làm thủ tục cho các đoàn khách nước ngoài đến thăm quan và làm việc với bệnh viện. Tổ chức đón tiếp và họp với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế gồm Nhật, Mỹ, Úc, Nga, Đức, Anh, Pháp, Lào, Campuchia, Thái Lan, Canada, Singapore… với mục đích thăm quan, chia sẻ kinh nghiệm, ký kết hợp tác, chuyển giao công nghệ, hội thảo, thảo luận về tiến độ dự án. Đặc biệt Phòng đã tiếp đón thành công nhiều đoàn cấp cao như đoàn Bộ Y tế Lào, đoàn đánh giá Wellcome Trust, đoàn DTRA Mỹ… Hiện nay Bệnh viện và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng, Đại học Oxford đã tiếp tục ký kết một hợp tác 10 năm đến năm 2026 với mục tiêu cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam bằng cách giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong do các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới gây ra thông qua các nghiên cứu lâm sàng chiến lược cũng như việc xây dựng năng lực cá nhân và tổ chức. Đây là những dự án trọng tâm trong nghiên cứu các bệnh Truyền nhiễm trong 10 năm tới của Việt Nam. Năm 2014, DTRA Mỹ đã hỗ trợ Bệnh viện xây dựng Ngân hàng quỹ gen vi sinh vật và thiết kế Trung tâm Xét nghiệm của Bệnh viện tại cơ sở Đông Anh thành đơn vị thực hành tốt nhất theo tiêu chuẩn châu Âu và Mỹ. Đặc biệt, tại cơ sở Đông Anh, Bệnh viện được Quỹ Flemming Fund của Anh sẽ hỗ trợ kinh phí Chương trình giám sát kháng kháng sinh trên cả nước trong đó có việc xây dựng Phòng Xét nghiệm tham chiếu quốc gia và khu vực về kháng kháng sinh theo tiêu chuẩn của châu Âu. Đây sẽ là phòng xét nghiệm giám sát mức độ kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh có tầm quan trọng trong y học trên toàn quốc, Lào và Campuchia, từ đó giúp Bộ Y tế xây dựng các chiến lược, hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc ở Việt Nam và trong khu vực. Trong các hội nghị quốc gia về bệnh Truyền nhiễm, HIV/AIDS, Phòng cũng là đầu mối liên lạc, có rất nhiều chuyên gia quốc tế tham dự và có các bài báo cáo chia sẻ kiến thức, kết quả nghiên cứu với các đồng nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó Phòng Hợp tác quốc tế còn tham gia làm đầu mối triển khai nhiều hợp tác nghiên cứu như các dự án nghiên cứu với Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, Đại học Toroto Canada, Đại học Kumamoto của Nhật, CDC Hoa Kỳ, Đại học Emory - Mỹ, National Center for Health - Nhật, Đại học Quốc gia Singapore, tổ chức CHAI, HAIVN, FHI… Ngoài ra Bệnh viện còn triển khai nhiều dự án thử nghiệm lâm sàng đa quốc gia về thuốc điều trị viêm gan B, C, điều trị cúm, bệnh nhân đồng nhiễm HIV và HCV. Bắt đầu từ năm 2014 đến nay, Bệnh viện là đầu mối của Tổ chức Y tế thế giới WHO trong việc tổ chức tập huấn hằng năm, 2 lần cho các bác sỹ tuyến tỉnh trên cả nước về chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng hô hấp cấp nặng SARI.


Page 17

Khoa Hồi sức tích cực là khoa lâm sàng có nhiệm vụ điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh từ khoa Cấp cứu, các khoa lâm sàng khác trong bệnh viện và các bệnh nhân nặng cần điều trị hồi sức tích cực từ các bệnh viện khác chuyển đến. Phối hợp với khoa Cấp cứu tham gia cấp cứu tại bệnh viện và ngoài bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ, phòng, chống dịch bệnh và hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện.

Khoa Hồi sức tích cực được bố trí tại tầng 2 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và tầng 3 cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. Điện thoại: 04.66638964.  Trưởng Khoa: TS, BS Vũ Đình Phú

Phó Trưởng Khoa: Ths, BS Đồng Phú Khiêm

Phó Trưởng Khoa: Ths BS Phạm Văn Phúc


Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

Khoa có quy mô 21 giường bệnh với trang thiết bị hiện đại như máy tim phổi nhân tạo (ECMO), máy thở, máy lọc máu liên tục, hệ thống theo dõi trung tâm và camera giám sát. Với 43 nhân viên gồm 8 bác sĩ, 34 điều dưỡng và 1 hộ lý. Khoa làm việc theo ca kíp đảm bảo chăm sóc người bệnh 24/24h.

Bệnh viện ký sinh trùng trung ương ở đâu

Là tuyến cuối tiếp nhận và xử trí các bệnh nhân vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến. Phối hợp với các bệnh viện tuyến cuối khác trong việc hội chẩn và điều trị người bệnh. Phối hợp với các trư ờng Đại học, Cao đẳng, Trung học Y đào tạo bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành hồi sức tích cực và truyền nhiễm. Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo chuyên khoa cho bệnh viện tuyến dưới. Trong thời gian tới, Khoa tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết vượt khó, tính xung kích sáng tạo của toàn thể cán bộ, nhân viên. Đào tạo phát triển năng lực cho nhân viên là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Khoa; Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của Đảng uỷ, Ban Giám đốc, tăng cường phối hợp với các khoa phòng, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức và hợp tác quốc tế; Mục tiêu trở trành khoa Hồi sức tích cực có năng lực và chất lượng dịch vụ ngang tầm khu vực và quốc tế. Qua quá trình phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, Khoa đã được tặng thưởng: 01 Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ năm 2008; 03 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế các năm 2010, 2014 và 2015; Bộ trưởng Bộ Y tế tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” năm 2015.