Tại sao trẻ nhỏ dễ bị sặc trong khi ăn

Trẻ đang ăn uống hay ngậm chơi những đồ vật nhỏ đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái. Tình trạng hít sặc có thể chỉ thoáng qua như trẻ ho vài tiếng, tím nhẹ rồi tự hết nhưng có những trường hợp trẻ tím tái nặng, ngưng thở và tử vong. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay. Cơn ho này kéo dài sau đó dịu đi, chỉ còn những tiếng ho rải rác. Sau đó trẻ trở lại bình thường, thỉnh thoảng xuất hiện những đợt ho sặc tương tự trở lại, rất dễ tử vong trong giai đoạn này.

Biện pháp phòng chống là gì?

Dù ở gia đình hay nhà trường, vấn đề dự phòng sặc ở trẻ luôn phải được đặt ra. Khi cho trẻ nhỏ ăn, hạn chế nô đùa, hỏi chuyện trẻ; cho trẻ ăn thức ăn thích hợp theo tuổi; cho trẻ ăn miếng nhỏ và dừng ngay khi trẻ có biểu hiện ho khi đang ăn; khi ăn nên bế trẻ hoặc để trẻ ngồi, không cho ăn khi trẻ đang nằm, khi trẻ còn ngái ngủ, khi đang khóc; đối với trẻ lười ăn, không chịu há miệng khi cho ăn, một số bà mẹ thường bịt mũi để trẻ phải há miệng ra, điều này hết sức nguy hiểm bởi trẻ sẽ hít vào kèm luôn cả thức ăn qua đường miệng.

Trong gia đình, tại lớp học mọi đồ vật phải được sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp, đặc biệt là các vật nhỏ như viên bi, hạt nhựa, cúc áo, đồng xu... và các vật nhỏ khác dễ cho vào miệng phải để xa tầm với của trẻ.

ThS.Phạm Xuân Thành

Xử trí như thế nào?

Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở phải nhanh chóng xử trí không để trẻ ngạt thở. Nếu trẻ nói được, khóc được đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và gắp dị vật ra. Trong lúc đi, để trẻ ở tư thế ngồi hoặc mẹ bồng. Không can thiệp vì di chuyển, dị vật có thể làm trẻ ngưng thở đột ngột. Nếu trẻ ngưng thở hoặc khó thở nặng, thực hiện ngay thao tác vỗ lưng, ấn ngực để trẻ không bị ngạt thở. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: đặt nằm đầu thấp úp mặt trên cánh tay. Dùng bàn tay kia vỗ 5 cái mạnh và nhanh vào lưng giữa hai vai bé. Nếu vỗ lưng không kết quả lật ngửa trẻ lên. Đặt hai ngón tay trên nửa dưới của xương ức ấn ngực 5 lần. Có thể thực hiện từ 6-10 lần thủ thuật này.


Sặc ở trẻ em là một tai nạn khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi. Trước khi kỹ thuật nội soi đường hô hấp ra đời, tỷ lệ tử vong ở trẻ do sặc dị vật chiếm tới 20% tổng số tử vong chung. Người ta cũng nhận thấy, 80% tỷ lệ sặc dị vật đường hô hấp là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi.

Sặc ở trẻ em, nguy cơ luôn rình rập

Sặc ở trẻ em xảy ra khi dị vật (thức ăn, nước, sữa, hạt đậu, bi...) lọt vào đường hô hấp của trẻ (trong y văn gọi là hội chứng xâm nhập đường thở).

Ở trẻ em, nguy cơ sặc dị vật thường xảy ra ở trẻ nhỏ tuổi, nhất là nhóm trẻ 1 - 3 tuổi do ở nhóm tuổi này, ý thức nhận biết thế giới chung quanh bắt đầu phát triển và trẻ có xu hướng cảm nhận những vật lạ bằng cách cho vào miệng như ngậm, mút, cắn, nhai đồ vật nhưng lại chưa có răng hàm nên trẻ hay ngậm hoặc nuốt luôn sau đó. Trẻ còn nhỏ tuổi cũng có thói quen khóc, nô đùa... trong khi miệng còn ngậm thức ăn hoặc ngậm đồ vật. Sặc cũng hay xảy ra ở những trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bị các bệnh đang phải dùng các thuốc an thần, chống co giật, trẻ đang bị suy hô hấp do bệnh phổi hoặc tim, trẻ có những rối loạn về nuốt bẩm sinh và xét về giới tính, trẻ em nam bị sặc dị vật hô hấp chiếm khoảng 2/3 số ca (có lẽ do trẻ nam hiếu động hơn trẻ nữ). Bên cạnh đó, trẻ ít tuổi khi bị sặc thường nguy hiểm hơn do đường dẫn khí của phổi (khí phế quản) còn nhỏ nên dễ bị hẹp tắc bởi dị vật và sức chịu đựng tình trạng thiếu ôxy cấp yếu hơn trẻ lớn.

Tại sao trẻ nhỏ dễ bị sặc trong khi ăn

Nghiệm pháp chữa sặc ở trẻ nhỏ.

Theo thống kê, các loại dị vật đường thở hay gây sặc ở trẻ em là thực phẩm như hạt lạc, hạt cơm, hạt ngô, hạt các loại quả (na, táo, hồng...), rau, thịt băm, sữa, cháo và những loại dị vật không phải thức ăn bao gồm bi, đinh ốc, hòn tẩy nhỏ, đầu bút chì, viên thuốc, mẩu đồ chơi... Dị vật to tuy khó gây sặc hơn nhưng lại nguy hiểm hơn do có thể gây bít tắc đường hô hấp lớn.

Biểu hiện sặc ở trẻ

Ở người lớn, khi bị sặc, dị vật có xu hướng vào bên phổi phải do nhánh phế quản bên phải to hơn, thẳng hơn và dốc hơn bên trái. Ở trẻ em thì ngược lại, hai nhánh phế quản phải và trái tương đối đều nhau cả về kích thước lẫn độ thẳng (hai nhánh đối xứng nhau cho đến khi trẻ 15 tuổi) và dốc nên tần suất dị vật vào phổi phải và trái gần tương tự như nhau. Các biểu hiện của sặc ở trẻ bao gồm các triệu chứng như trẻ đang ăn hoặc chơi đùa, đột ngột ho sặc sụa, nôn ọe, tím tái, khò khè, thở rít, thở chậm hoặc ngừng thở nếu nặng. Người trông trẻ cũng có thể quan sát thấy trẻ ngậm dị vật hoặc thức ăn trước khi bị sặc. Đối với các trường hợp điển hình, việc xác định trẻ bị sặc không có gì khó khăn nhưng trong một số trường hợp như khi trẻ đang bị khó thở do bệnh phổi, trẻ bị sặc nước, thức ăn với số lượng ít... thì việc cảnh giác loại trừ nguyên nhân sặc luôn phải được đặt ra. Bên cạnh đó, các biện pháp cận lâm sàng như chụp Xquang tìm dị vật hoặc hình ảnh phổi viêm xẹp, nội soi khí phế quản bằng ống soi mềm cũng là những biện pháp hữu ích giúp chẩn đoán tính chất, mức độ tổn thương phổi do sặc ở trẻ.

Làm gì khi trẻ bị sặc?

Sặc ở trẻ là một cấp cứu tối khẩn cấp bởi vì nếu bị suy hô hấp nặng, trẻ sẽ nhanh chóng tử vong hoặc nếu qua khỏi cũng để lại rất nhiều di chứng nặng nề về thần kinh do não bộ bị tổn thương bởi một tình trạng thiếu ôxy quá lâu. Có hai tình huống xảy ra, trường hợp nhẹ, sau khi có biểu hiện ho sặc nhưng trẻ vẫn thở đều, hồng hào, khóc to, nghe không có tiếng khò khè hoặc tiếng thở rít, cần bình tĩnh bế trẻ lên, móc hết thức ăn hoặc dị vật trong miệng trẻ sau đó đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất. Trường hợp trẻ bị sặc nặng, có biểu hiện suy hô hấp, tím tái, khóc nghẹn, cò cử... cần hết sức bình tĩnh xử trí theo các bước sau: làm thông thoáng đường thở bằng cách móc bỏ thức ăn và dị vật trong miệng, hút sạch mũi, đờm dãi sau đó nhanh chóng làm một thủ thuật để tống dị vật trong đường hô hấp ra (thủ thuật Heimlich đối với trẻ nhỏ) bằng cách đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực, lòng bàn tay đỡ lấy cằm trẻ (nếu trẻ nặng quá thì đặt tay đỡ trẻ lên đùi người cấp cứu), dùng cườm tay kia vỗ mạnh vào lưng trẻ (giữa 2 xương bả vai) 4-5 lần lên tiếp, tốt nhất là vỗ nhanh khi trẻ thở ra để phối hợp đẩy dị vật ra. Cũng có thể đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp sau đó dùng tay còn lại để ấn ngực (vùng xương ức, giữa hai núm vú). Khi dị vật đã bật ra, trẻ sẽ hồng hào trở lại, khóc to và khi đó, người cấp cứu nên kiểm tra lấy bỏ dị vật đã được tống ra miệng. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ bị sặc, cần nhanh chóng tiến hành cấp cứu bằng thủ thuật trên đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người chung quanh và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất sau đó. Tại cơ sở y tế, trẻ sẽ được khám, kiểm tra và lấy bỏ dị vật (nếu còn) bằng chiếu chụp Xquang phổi và nội soi khí phế quản.

Dự phòng sặc ở trẻ

Dù ở gia đình hay nhà trường, vấn đề dự phòng sặc ở trẻ luôn phải được đặt ra. Khi cho trẻ nhỏ ăn, hạn chế nô đùa, hỏi chuyện trẻ; cho trẻ ăn thức ăn thích hợp theo tuổi; cho trẻ ăn miếng nhỏ và dừng ngay khi trẻ có biểu hiện ho khi đang ăn; khi ăn nên bế trẻ hoặc để trẻ ngồi, không cho ăn khi trẻ đang nằm, khi trẻ còn ngái ngủ, khi đang khóc; đối với trẻ lười ăn, không chịu há miệng khi cho ăn, một số bà mẹ thường bịt mũi để trẻ phải há miệng ra, điều này hết sức nguy hiểm bởi trẻ sẽ hít vào kèm luôn cả thức ăn qua đường miệng. Khi trẻ đang bị khó thở do bệnh lý phổi, tim, hết sức chú ý khi cho ăn vì trong trường hợp này trẻ rất dễ bị sặc hoặc bị trớ, nôn. Không cho trẻ chơi với những đồ vật như hòn bi, hạt quả... khi trẻ còn nhỏ. Các bà mẹ, những người chăm sóc trẻ, cô giáo tại các trường mầm non phải được tập huấn về phương pháp cho trẻ bú mẹ, ăn uống sao cho đúng cách cũng như cách phát hiện và xử trí cấp cứu các tình huống sặc xảy ra ở trẻ em.


Tại sao trẻ nhỏ dễ bị sặc trong khi ăn

Sặc ở trẻ nhỏ và những điều cần biết

Hẳn bạn không lạ lẫm gì với khái niệm “sặc”. Sặc là biểu hiện bạn dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống khi ai đó đang uống nước, uống sữa, ăn cơm, nói chuyện …và đối với mọi người sặc không có gì đáng bàn luận cả. Nhưng với trẻ nhỏ thì sao, sặc có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì và cần có những kiến thức gì về sặc để bạn chăm sóc sức khỏe con yêu tốt hơn? Hãy cùng TutiMart tìm hiểu nhé.

Cơ chế gây sặc

Sặc là một phản xạ co thắt thanh môn, khi có đồ ăn thức uống hay dị vật lọt vào khí quản làm tắc nghẽn đường thở, tạo phản xạ đầu tiên là ho mạnh nhằm đẩy dị vật ra ngoài.

Tai biến có thể gặp khi bé bị sặc

Sặc với người lớn thường không nguy hiểm, tuy nhiên với trẻ nhỏ đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi sặc có thể rất nguy hiểm. Vì vậy các bậc cha mẹ phải hết sức lưu ý vì thức ăn nước uống của trẻ nhỏ thường là chất lỏng rất dễ gây sặc.

Khi sặc, bé có phản xạ hít hơi để khóc to, ho mạnh. Điều này làm các chất ọc bị hít sâu vào khí quản hoặc phế quản gây ngạt thở, tím tái. Cấp cứu không kịp thời có thể đột tử (chết).

Với trẻ em, chỉ ngưng thở 4 phút  là đã gây ra chết não. Một số trường hợp cứu sống được thì đứa bé cũng bị di chứng não (bại não do não không được cung cấp oxy trong thời gian bé bị ngưng thở) thành tàn tật suốt đời.

Một số sai lầm về cách cho ăn cho uống dễ gây sặc với trẻ nhỏ

Nằm cho bú hoặc kê bình sữa vào gối cho bé tự bú

Đối với các bà mẹ mới sinh con, cơ thể còn rất mệt mỏi và đau nhức, các mẹ thường có xu hướng nằm cho con bú để giảm bớt sự mệt mỏi đó. Tuy nhiên tốt hơn hết, các mẹ hãy chịu khó ngồi dậy cho con bú vì bé yêu của bạn vẫn còn rất nhỏ, mà sữa mẹ lại đang trong gian đoạn ” tràn trề”, rất dễ làm cho bé sặc sữa khi sữa mẹ xuống nhiều con không bú kịp.

Tại sao trẻ nhỏ dễ bị sặc trong khi ăn
Sữa mẹ trong gian đoạn ” tràn trề” rất dễ làm cho bé sặc sữa

Việc ngồi cho con bú cũng giúp bạn cho con bú đúng tư thế dễ hơn là cho bé bú nằm. Bạn cũng sẽ có cơ hội vận động cơ thể sau sinh thay vì cả ngày nằm im một chỗ. Nếu bạn cảm thấy mỏi tay, mỏi gối, mỏi lưng khi bế con bú, hãy ngồi dựa gối, lấy gối mềm kê đầu gối của mình cao lê để nâng đỡ cho bạn.

Tuyệt đối không được kê bình sữa vào gối cho bé tự bú hoặc không theo dõi lúc bé bú bình vì rất nhiều trường hợp để bé tự bú, khi bé có dấu hiệu sặc không sơ cứu kịp thời dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Tại sao trẻ nhỏ dễ bị sặc trong khi ăn
Luôn để ý khi trẻ tự bú bình

Nằm cho uống nước, nằm ngửa uống nước khi bé bị nấc

 Khi bé bị nấc thì cách tốt nhất chữa nấc là cho bé bú hoặc cho bé uống nước (trẻ trên 6 tháng có thể uống chút nước khi bị nấc). Nhưng hãy bế bé khi bú, hoặc cho bé ngồi uống nước, không nên để bé nằm ngửa rồi đổ nước cho bé uống.

Việc bé bị nấc là thường xuyên xảy ra với trẻ nhỏ và hết sức bình thường, nấc có thể tự khỏi mà không cần là gì, thế nên bạn không cần phải nôn nóng để giúp con khỏi nấc bằng cách bắt ép con ngửa cổ uống nước sẽ rất dẽ gây sặc.

Đặt bé nằm ngay sau khi bú no

 

Tại sao trẻ nhỏ dễ bị sặc trong khi ăn
Thói quen cho bé nằm ngay sau khi bú no hầu như mẹ nào cũng có. Và thói quen này là thói quen không tốt cho bé chút nào. Cơ vòng giữa dạ dày và thực quản (còn gọi là tâm vị) là van một chiều cho phép thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày chống trào ngược lại. Ở trẻ sơ sinh tâm vị còn non yếu, hoạt động chưa chắc chắn, hơn nữa cổ dạ dày và thực quản là một đường thẳng chứ chưa có nếp gấp như ở người lớn. Vì vậy khi trẻ bú no xong, nếu đặt bé nằm ngay sẽ dễ dẫn đến chớ sữa (hiện tượng trào ngược dạ dày) và rất dễ gây sặc. Bạn hãy bế bé cho bé ợ hơi rồi kê cho bé nằm nghiêng khoảng 30 độ trong vòng 15 phút rồi hãy đặt bé nằm xuống nhé.

Đút bé ăn, bú khi bé đang khóc

Tại sao trẻ nhỏ dễ bị sặc trong khi ăn

 Khi bé đang khóc, bạn hãy kiên nhẫn đợi bé nín khóc rồi mới cho ăn, cho uống. Vì khi bé khóc là bé đang lấy hơi hít sâu vào, nếu bố mẹ cho con ăn, uống lúc này rất nguy hiểm, đồ ăn, nước uống theo lực hít hơi của bé có thể đi sâu vào khí quản hoặc phế quản gây tai nạn không đáng có.

Cách sơ cứu khi bé bị sặc

Khi bé sặc, bạn phải bình tĩnh và làm nhanh các thao tác sau:

Tại sao trẻ nhỏ dễ bị sặc trong khi ăn

  • Cho bé nằm sấp dọc theo cánh tay người lớn, ngón cái và ngón trỏ giữ cằm bé để bé há miệng to, các ngón tay còn lại nâng đỡ đầu và cổ bé.
  • Để người bé nghiêng sao cho phần đầu chúc xuống dưới
  • Tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng của trẻ từ 5-7 cái để tống dị vật đang mắc ở cổ họng của trẻ ra ngoài.
  • Trong trường hợp dị vật vẫn không ra, hãy đặt bé nằm nguyên ở tư thế đó, dùng hai ngón tay đặt lên phần nửa dưới xương ức của trẻ và ấn mạnh xuống khoảng 3 giây một lần. Cách này sẽ tạo ra cơn ho nhân tạo để dị vật có thể bị tống ra ngoài khi bé ho.

Tại sao trẻ nhỏ dễ bị sặc trong khi ăn

  • Nếu như tất cả các cách trên đều không hiệu quả, sữa/dị vật vẫn không được tống ra ngoài, bạn hãy đặt trẻ nằm ngửa, đặt hai ngón tay lên phần phía dưới của xương ức ấn 5 lần liên tiếp. Và sau đó, hãy đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra, thăm khám.
  • Đối với trẻ lớn: bạn hãy đặt trẻ nằm ngửa, dùng tay ấn thật nhanh và mạnh vào khu vực giữa xương ức và xương sườn của trẻ. Hoặc bạn có thể đặt trẻ khum người về phía trước, dùng tay vỗ mạnh vào lưng ( khu vực giữa hai bả vai) để dị vật được đẩy ra ngoài.

Video cách sơ cứu trẻ khi sặc sữa:

Giờ đây bạn đã hiểu vì sao lại bị sặc, cách phòng tránh và sơ cứu như nào. Chúc các bạn luôn vững vàng kiến thức để chăm con. Chúc các con luôn khỏe mạnh và an toàn.