Bệnh hạch bạch huyết là gì

Sưng hạch bạch huyết ở cổ có sao không? Liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh bạch cầu, lao hạch, bệnh ung thư,…

Bệnh hạch bạch huyết là gì

Sưng hạch bạch huyết ở cổ

Hệ tuần hoàn bạch huyết gồm các mạch bạch huyết (bạch mạch) và các hạch bạch huyết (hạch). Các hạch bạch huyết có kích thước khoảng 1-2 cm và có hình bầu dục.

Hạch bạch huyết đảm nhiệm hai chức năng chính: trực tiếp giam giữ và tiêu diệt vi khuẩn, virus, các tế bào lạ (như tế bào ung thư) khi chúng xâm nhập vào cơ thể; gián tiếp tiêu diệt virus, vi khuẩn và các tế bào lạ thông qua quá trình sản sinh kháng thể hình thành miễn dịch cho cơ thể.

Hạch bạch huyết phân bố khắp cơ thể, thường chìm và không nhìn hay sờ được, nhưng khi các hạch nông dưới da to ra có thể dễ dàng sờ thấy như hạch cổ, hạch bẹn, hạch nách. Khi hạch nổi lên ở cổ và có thể sờ thấy thì được gọi là sưng hạch bạch huyết ở cổ và có dạng hình khối u.

2. Sưng hạch bạch huyết ở cổ có sao không?

Hạch bạch huyết ở cổ sưng có thể do các tác nhân như viêm nhiễm, mắc các bệnh lý về máu, bệnh ung thư,…

2.1. Sưng hạch bạch huyết ở cổ do viêm nhiễm

Các bệnh lý viêm nhiễm như viêm vùng mũi xoang, viêm tuyến nước bọt, viêm họng,… hoăc nhiễm trùng da có thể khiến nổi hạch ở cổ và thường gặp ở những người có cơ địa gầy yếu, sức đề kháng kém.

Người mắc bệnh giang mai giai đoạn đầu hạch nổi gần chỗ xâm nhập của xoắn trùng (bẹn), sau đó sạch có thể nổi ở nhiều nơi trên có thể, trong đó có cả vùng cổ.

Lao hạch với nhiều hạch nhỏ, kích thước không đều, mọc thành chuỗi dưới xương hàm, vùng cổ.

Bệnh hạch bạch huyết là gì

Sưng hạch bạch huyết ở cổ có thể do viêm nhiễm hoặc mắc một phải bệnh lý như bệnh bạch cầu, và một số bệnh ung thư… (ảnh minh họa)

2.2. Sưng hạch bạch huyết ở cổ do bệnh lý

Bệnh bạch cầu có thể gây nổi hạch ở cổ, nách, bẹn, hố thượng đòn. Đa số các hạch đều bé, phát triển nhanh và di động được kèm theo chứng thiếu máu, chảy máu dưới da, sốt cao, lá lách to, có tổn thương loét niêm mạc miệng và họng.

Bệnh ung thư hạch có biểu hiện nhiều hạch to, mật độ rắn, ít di động vì dính vào tổ chức sâu. Hạch có thể nổi ở cổ kèm theo các triệu chứng khác đi kèm như phù, đau xung quanh vị trí hạch sưng.

Một số bệnh lý ung thư di căn như ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư vú, ung thư dạ dày, … cũng gây triệu chứng nổi hạch cổ.

3. Làm gì khi bị sưng hạch bạch huyết ở cổ?

Bệnh hạch bạch huyết là gì

Khi bị sưng hạch bạch huyết ở cổ, bạn không nên chủ quan mà hãy đi thăm khám sớm. (ảnh minh họa)

Nếu bạn phát hiện mình bị nổi hạch ở cổ, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế tuy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của mình và từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

– Hạch do các bệnh lý viêm nhiễm như viêm họng, viêm amidan, hoặc bệnh lý nhiễm trùng thì khi điều trị khỏi nguyên nhân gây ra các bệnh lý này, hạch sẽ tự hết vì vậy bạn không cần quá lo lắng.

– Nếu nghi ngờ sưng hạch bạch huyết ở cổ do ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm cận lâm sàng hoặc sinh thiết hạch để chẩn đoán chính xác bệnh lý và có phương pháp điều trị phù hợp.

Nhiều người nghe nói: hạch bạch huyết có thể gây ung thư, nhưng không biết hạch bạch huyết là gì? chúng thường mọc ở những vị trí nào trên cơ thể. Và khi nào thì hạch bạch huyết gây ung thư? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh hạch bạch huyết là gì

Hạch bạch huyết còn gọi là hạch lympho nằm rải rác ở mạch bạch huyết và là một phần của hệ bạch huyết. (ảnh minh họa)

Hạch bạch huyết hay còn gọi là hạch lympho, đây là một trong vô số các cấu trúc trơn, có hình dạng bầu dục dẹp, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết và là một phần của hệ bạch huyết.

Hạch bạch huyết có kích thước từ vài mm đến khoảng 1-2 cm. Mỗi hạch bạch huyết sẽ được bao phủ bởi một lớp vỏ dạng sợi. Chúng được chia thành vỏ ngoài và miền tủy ở bên trong, vỏ bao bọc xung quanh miền tủy.

Các khoang trong hạch bạch huyết được gọi là nang bạch huyết, mỗi nang có một vùng vỏ tạo thành từ tế bào nang B, một vùng cận vỏ tế bào T, và một vùng đế của nang ở miền tuỷ.

2. Vai trò của hạch bạch huyết

Bệnh hạch bạch huyết là gì

Hạch bạch huyết chứa tế bào bạch huyết và vai trò tác động đến hệ miễn dịch trong cơ thể. (ảnh minh họa)

Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng đới với hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng chứa tế bào bạch huyết và có chức năng làm bộ lọc hoặc bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai, nhưng cũng có thể bị viêm và sưng khi làm nhiệm vụ này.

Mạng tế bào lưới ở hạch bạch huyết không chỉ giúp hỗ trợ cấu trúc mà còn là bề mặt kết dính của tế bào tua, đại thực bào và tế bào lympho. Nó cho phép trao đổi chất với máu qua tiểu tĩnh mạch nội mô cao và cung cấp yếu tố phát triển và tuần hoàn cần thiết cho việc kích hoạt và phát triển tế bào miễn dịch.

3. Hạch bạch huyết thường xuất hiện ở đâu?

Bệnh hạch bạch huyết là gì

Hạch bạch huyết có thể xuất hiện ở khắp cơ thể, nhưng chúng thường tập trung chủ yếu ở các vùng như cổ, nách, bẹn. (ảnh minh họa)

Các hạch bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể, nhưng chúng thường tập trung chủ yếu ở các vùng như cổ, nách, bẹn. Khi cơ thể xuất hiện các hạch bạch huyết, chúng có thể sưng to hoặc không to, có hạch sưng đau hoặc không đau, đôi khi có những hạch di chuyển hoặc không di chuyển.

Vì vậy khi thấy xuất hiện hạch trên cơ thể, bạn cần chú ý quan sát, không nên chủ quan, vì có thể hạch là lành tính và có thể biến mất nhưng cũng có thể hạch lại là một dấu hiệu biểu hiện của một bệnh lý ung thư.

4. Khi nào hạch bạch huyết gây ung thư

Bệnh hạch bạch huyết là gì

Hạch bạch huyết có thể gây ung thư khi chúng có chứa các tế bào bạch huyết ác tính. (ảnh minh họa)

Hạch bạch huyết có thể bị ảnh hưởng bởi ung thư mô lympho và ung thư cấp độ hai ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể. Ung thư mô lympho cấp độ một được gọi là ung thư hạch bạch huyết, bao gồm ung thư hạch bạch huyết Hodgkin và ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin.

Ung thư hạch bạch huyết có nhiều triệu chứng từ những vết sưng không đau phát triển chậm trong thời gian dài đến các vết sưng phát triển nhanh và lớn trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.

Vì vậy không phải ai bị nổi và sưng hạch bạch huyết ở các vị trí như cổ, nách, bẹn cũng đều gây ung thư. Để chần đoán và xác định chính xác xem hạch bạch huyết trên có chữa mầm mống ung thư không, thì cần phải thăm khám với bác sĩ và có thể làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác.

This post is also available in: English (English)

Mạch bạch huyết có chức năng dẫn lưu tế bào nhiễm dịch như lympho, bạch cầu đến sang thương nhiễm trùng để làm nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn nhưng đồng thời tác nhân gây nhiễm trùng cũng có thể theo đường mạch bạch huyết lây lan đến hạch bạch huyết gây viêm. Ngoài ra, các nguyên nhân như xạ trị, ung thư cũng có thể làm viêm hạch bạch huyết lân cận.

Bệnh hạch bạch huyết là gì

Viêm/ sưng hạch bạch huyết ở khu vực cổ

Viêm hạch bạch huyết là gì?

Viêm hạch bạch huyết/ sưng hạch bạch huyết là chứng viêm (sưng) các mạch bạch huyết. Đây là một biến chứng thường thấy của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Hạch bạch huyết là gì? Hệ bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan, các tuyến, các ống dẫn và mạch khắp cơ thể. Nó tạo ra và vận chuyển bạch huyết từ các mô qua các mạch vào trong máu.

Viêm hạch bạch huyết có thể là dấu hiệu cho biết bệnh nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng. Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và các bệnh nhiễm trùng khác nguy hiểm đến tính mạng. Viêm hạch bạch huyết cấp tính ở cổ là vị trí thường gặp của bệnh lý này.

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm hạch bạch huyết là gì?

Các triệu chứng của viêm hạch bạch huyết bao gồm: các vệt đỏ gần vết thương hướng đến hạch bạch huyết gần nhất, ví dụ như nếu cánh tay bị nhiễm trùng, hạch ở nách sẽ bị ảnh hưởng.

Nếu chân bị nhiễm trùng, hạch ở bẹn sẽ bị ảnh hưởng. Các hạch sẽ bị sưng và đau khi chạm vào. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đau nhói ở vùng vết thương, chán ăn, đau đầu, đau cơ, và sốt lạnh run.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh hoặc nghi ngờ viêm hạch bạch huyết cấp tính, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác cũng như phương pháp điều trị viêm hạch bạch huyết cấp tính thích hợp cho bạn.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý ở mỗi người là khác nhau và bác sĩ có thể chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Viêm hạch bạch huyết thường là kết quả của một bệnh nhiễm trùng cấp tính do liên cầu trùng. Bệnh cũng có thể bị gây ra bởi nhiễm trùng vùng tụ cầu, nhưng hiếm xảy ra hơn. Các nhiễm trùng này gây viêm các hạch bạch huyết.

Nguyên nhân nào gây ra viêm hạch bạch huyết?

Viêm/ sưng hạch bạch huyết có thể là một dấu hiệu cho thấy một nhiễm trùng đang trở nên xấu hơn. Các vi khuẩn có thể lây lan vào máu và gây ra các vấn đề đe dọa tính mạng.

Những ai thường mắc phải viêm hạch bạch huyết?

Bất kỳ ai cũng có khả năng bị viêm hạch bạch huyết. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm hạch bạch huyết?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm hạch bạch huyết bao gồm:

  • Sau khi điều trị ung thư;
  • Bỏ liều hoặc ngưng dùng thuốc kháng sinh giữa chừng;
  • Không điều trị vết thương nhiễm trùng.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Bệnh hạch bạch huyết là gì

Thăm khám để tầm soát bệnh lý sớm nhất có thể

Điều trị viêm hạch bạch huyết

Những thông tin được cung cấp trong bài không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Cách điều trị sưng hạch bạch huyết sẽ được tư vấn kỹ càng, chính xác từ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm hạch bạch huyết?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là kiểm tra hạch bạch huyết. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để tìm ra loại vi khuẩn gây bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm hạch bạch huyết?

Viêm hạch bạch huyết cần được điều trị nhanh chóng. Cách điều trị bao gồm dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Đối với người có triệu chứng bệnh nghiêm trọng (sốt, lạnh người, đau cơ) có thể cần được tiêm, truyền thuốc kháng sinh trực tiếp vào mạch máu.

Sử dụng thuốc kháng viêm, chườm khăn nóng, ẩm hoặc miếng nhiệt đắp lên vết thương vài lần mỗi ngày sẽ giúp giảm sưng. Bạn nên đặt và cố định vùng bị ảnh hưởng lên cao nếu có thể. Bạn chỉ nên chăm sóc vết thương (ví dụ như làm khô) sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh.

Người bị nhiễm trùng bởi liên cầu khuẩn nhóm A cần được điều trị khẩn cấp. Vì những viêm hạch bạch huyết có thể trở nặng rất nhanh, gây ra biến chứng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm hạch bạch huyết?

Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm hạch bạch huyết:

  • Dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm hạch đủ liều. Gọi bác sĩ nếu bạn liên tục bị sốt cao sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh;
  • Dùng thuốc không kê toa như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau, bạn nên nói bác sĩ nếu thuốc không có tác dụng;
  • Uống nhiều nước hơn và ăn uống điều độ để mau lành bệnh;
  • Nâng và cố định vùng bị ảnh hưởng lên cao;
  • Dùng khăn nóng ẩm chườm lên vùng bị ảnh hưởng để làm giảm sưng và tăng tuần hoàn máu;
  • Điều trị vết thương nhanh chóng nếu bạn thấy dấu hiệu nhiễm trùng;
  • Gọi bác sĩ nếu các vệt đỏ tiếp tục xuất hiện gần vết thương và lan đến hạch bạch huyết gần nhất sau khi bắt đầu điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Viêm hạch bạch huyết thường xảy ra khi bị nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus. Khi một vùng cơ quan bị tổn thương, bạn có thể ghi nhận thấy hạch bạch huyết lân cận bị sưng và đau.

Mỗi một vùng cơ thể đều có hệ thống dẫn lưu bạch huyết lân cận; ví dụ vùng đầu mặt cổ có nhóm hạch vùng cổ; vùng ngực có nhóm hạch nách, hạch thượng đòn,… Khi nhiễm trùng tại chỗ lan đến hạch bạch huyết có nghĩa là bệnh chưa được khống chế và bạn nên đi viện ngay để được điều trị kịp thời.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa về bệnh viêm hạch bạch huyết.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Sử dụng các chế phẩm máu
  • Viêm mạch bạch huyết là bệnh gì?

Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: .

Nguồn tham khảo