Bé sinh non bao nhiêu tuần thì nuôi được năm 2024
kg và được trở về trong vòng tay yêu thương của Cha Mẹ. Khoảnh khắc “chiến binh tí hon” được đưa từ Phòng chăm sóc đặc biệt của Khoa Sơ sinh sang Phòng ghép Mẹ và Bé, những giọt nước mắt hạnh phúc đã rơi trong niềm xúc động nghẹn ngào. Ban Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang chúc mừng bé Vũ Phong phát triển khoẻ mạnh và được trở về trong vòng tay yêu thương của Mẹ Các y bác sỹ Khoa Sơ sinh chúc mừng gia đình bé Vũ Phong Nỗ lực giành giật sự sống cho “chiến binh nhỏ” Mang thai được 24 tuần thì chị Nguyễn Như Quỳnh (30 tuổi, trú tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) có dấu hiệu rỉ ối phải nhập viện. Sau 01 tuần được điều trị giữ thai tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, chị Quỳnh có cơn chuyển dạ và 15h55ph ngày 16/7/2023 bé Vũ Phong chào đời với cân nặng 600 gram. Ngay khi sinh ra, bé Vũ Phong có hiện tượng tím tái toàn thân, rút lõm lồng ngực rõ, các bác sỹ sơ sinh chẩn đoán bé bị suy hô hấp độ 03 rất nặng. Bé không tự thở được nên đã được các bác sỹ cấp cứu bóp bóng hỗ trợ hô hấp đồng thời đặt ống nội khí quản ngay tại Phòng Đẻ rồi chuyển tới Phòng Hồi sức cấp cứu sơ sinh vào lúc 16h10ph. Từ đây bé Vũ Phong cách ly mẹ và được chăm sóc hoàn toàn bởi các bác sỹ của Khoa Sơ sinh. Bé Vũ Phong những ngày được nuôi dưỡng trong lồng ấp Bác sỹ CKI Đỗ Thị Dung - Bác sỹ trực tiếp chăm sóc cho bé Vũ Phong tại Phòng Hồi sức cấp cứu sơ sinh cho biết: “Với cân nặng 600 gram, Vũ Phong là trẻ sơ sinh nhẹ cân nhất từ trước đến nay được Khoa điều trị. Sau khi được bóp bóng Ambu qua mặt nạ có oxy thì độ bão hoà oxy trong máu (SPO2) đã tăng từ 70% lên 92%, da bé hồng hơn. Chúng tôi nuôi dưỡng bé trong lồng ấp, bơm thuốc trưởng thành phổi Surfactant, cho bé thở máy, đặt Catheter tĩnh mạch rốn để truyền dịch nuôi dưỡng kết hợp phác đồ nuôi dưỡng tối thiểu qua đường tiêu hoá nhằm kích thích đường tiêu hoá của bé hoạt động, tránh tình trạng viêm ruột. Sau 07 ngày được nuôi dưỡng qua tĩnh mạch rốn, chúng tôi đã tiến hành đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm từ tĩnh mạch ngoại vi - “Đặt Longline”- đây là kỹ thuật hiện đại và rất phức tạp được ứng dụng để truyền dịch nuôi dưỡng trẻ sinh non dài ngày giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ở trẻ sơ sinh. Vì thể trạng của bé quá non nớt, sức đề kháng yếu nên chúng tôi đã phải dùng kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn và điều trị các rối loạn đông máu, rối loạn điện giải, rối loạn toan - kiềm. Mặt khác, do bé phải thở máy dài ngày (25 ngày thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản, 30 ngày thở máy không xâm nhập qua gọng mũi) nên phổi của bé yếu hơn, chúng tôi phải điều trị bệnh phổi mạn tính cho bé. Sau khi điều trị 01 đợt thì Vũ Phong cai máy thở thành công, con chuyển sang thở oxy mask 10 ngày và cai được oxy. Ngoài vấn đề điều trị thì vấn đề nuôi dưỡng cũng đặc biệt được lưu tâm, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng để con tăng cân đều. Những ngày đầu con được nuôi dưỡng tĩnh mạch kết hợp ăn sữa qua ống sonde dạ dày với lượng sữa tăng dần từng chút một, 01 ml, 02 ml, 03 ml tăng dần tới 20 - 25ml sữa và khi con được 30 ngày tuổi thì ăn sữa hoàn toàn theo đường tiêu hoá. Nhớ lại ngày đầu tiên khi con mới chào đời, sự sống vô cùng mong manh có khi chỉ tính bằng giờ, thậm chí bằng phút, áp lực lại càng đè nặng lên đôi vai của đội ngũ y bác sỹ chúng tôi. Nhưng chính niềm tin cùng những lời động viên của gia đình “Trăm sự nhờ vào các y bác sỹ” như tiếp thêm sức mạnh để chúng tôi không ngừng cố gắng, nỗ lực từng phút giây để cứu sống bé từ “lằn ranh sinh tử”. Các bác sỹ theo dõi sát sức khoẻ của bé Vũ Phong từng giờ từng phút Vượt qua khó khăn vì Con là hy vọng Một em bé được sinh ra an toàn, khoẻ mạnh đã là một phép màu. Một em bé sinh non được nuôi dưỡng trong lồng ấp, qua bao gian nan được trở về trong vòng tay yêu thương của Cha Mẹ còn hơn cả một điều kỳ diệu. 75 ngày qua, các y bác sỹ Khoa Sơ sinh đã trở thành những “người mẹ thứ 02” của bé Vũ Phong. 24/24 giờ mỗi ngày, những người mẹ ấy vẫn cần mẫn, tỉ mỉ chăm sóc cho con từng chút một. Cầm trên tay 03 tập bệnh án dày của bé Vũ Phong, Bác sỹ CKII Nguyễn Thị Lệ - Trưởng Khoa Sơ sinh tâm sự: “Bé là một trong những ca khó khăn nhất được nuôi dưỡng thành công. Ngay khi chào đời, bé đã bị suy hô hấp rất nặng phải điều trị bệnh lý. Một tháng đầu đời, cuộc sống của con phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở và dịch truyền. Thể trạng non yếu khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc lấy ven, tiêm truyền, đặt Catheter tĩnh mạch rốn và nhất là đặt Longline để truyền dịch nuôi dưỡng bé dài ngày. Việc cai máy thở cho con cũng cần rất nhiều nỗ lực, mỗi ngày chúng tôi tập cai máy cho con từng chút một. Bên cạnh đó là các nguy cơ mà bé phải đối mặt như nhiễm khuẩn, tổn thương võng mạc… Theo dõi sát sức khoẻ của con mỗi ngày, thấy con có chuyển biến tích cực và phát triển khoẻ mạnh, mọi mệt mỏi và căng thẳng dường như tan biến. Sau 75 ngày, con đã nặng 1,8 kg, khám sức khoẻ tổng quát cho con (siêu âm tim, siêu âm thóp, khám bệnh võng mạc, siêu âm ổ bụng) nhận thấy tất cả các chỉ số đều trong giới hạn bình thường, con có thể bú sữa mẹ được nên chúng tôi quyết định chuyển bé sang Phòng ghép Mẹ và Bé để mẹ bé có thể tự tay chăm sóc cháu”. Bé Vũ Phong tự thở được mà không cần sự hỗ trợ từ máy thở và oxy mask Sau 02 năm kết hôn mong ngóng tin vui, rồi lại thấp thỏm lo âu khi con chào đời thiếu tháng, giây phút được ôm con trong vòng tay, vợ chồng anh Duy - chị Quỳnh rưng rưng xúc động bởi Anh Chị hiểu rằng con trai bé bỏng đã trải qua “cuộc chiến sinh tử”. “Hơn 02 tháng phải cách ly với con là chuỗi ngày dài đằng đẵng với vợ chồng chúng tôi. Nhìn con sinh ra đỏ hỏn, chỉ nặng 600 gram lại bị suy hô hấp rất nặng phải nuôi dưỡng trong lồng ấp mà lòng chúng tôi đau xót vô cùng. Chúng tôi chỉ biết đặt tất cả niềm tin vào các y bác sỹ nơi đây. Mỗi ngày vắt sữa gửi vào cho con, ngồi ngoài Phòng Hồi sức cấp cứu sơ sinh nghe bác sỹ thông báo về tình trạng sức khoẻ của con, biết con phát triển khoẻ mạnh từng ngày là thêm 01 ngày chúng tôi hy vọng và vững tin hơn vào sự kiên cường của con chờ đến ngày có thể gặp Mẹ. Sau 75 ngày được nhìn thấy con yêu, được ôm con trong vòng tay và tự mình có thể chăm sóc cho con, thật lòng vợ chồng tôi không biết diễn tả cảm giác hạnh phúc của mình như thế nào. Thương con bao nhiêu thì chúng tôi lại càng cảm thấy biết ơn các bác sỹ Khoa Sơ sinh bấy nhiêu. Các bác sỹ như “người mẹ thứ 02” đã tái sinh cuộc đời cho con. Thay mặt gia đình, tôi xin chúc các bác sỹ Khoa Sơ sinh nói riêng và tập thể bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang nói chung luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục sứ mệnh cứu người” - Chị Quỳnh bày tỏ trong niềm xúc động nghẹn ngào. Vợ chồng anh Duy - chị Quỳnh hạnh phúc ôm con trong vòng tay Bác sỹ CKI Đỗ Thị Dung - Bác sỹ trực tiếp chăm sóc cho bé Vũ Phong vui mừng khi con khoẻ mạnh từng ngày Khẳng định sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh Với trẻ sinh non thiếu tháng cơ hội sống là rất thấp, bé Vũ Phong chào đời ở tuần 25 thai kỳ với cân nặng chỉ 600 gram đã được cứu sống một cách kỳ diệu nhờ chuyên môn và trái tim đầy nhiệt huyết của đội ngũ y bác sỹ Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Cho tới thời điểm hiện tại, đây cũng là trẻ sinh non ở tuần thai nhỏ nhất với cân nặng nhẹ nhất được nuôi dưỡng thành công tại Bệnh viện. Sự sống của con được hồi sinh không chỉ là niềm hạnh phúc vô bờ của Cha Mẹ, mà hơn hết “thành quả ngọt ngào” này đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc về chuyên môn, kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. “Để đạt được bước tiến này, đó là nhờ sự chỉ đạo sát sao, quan tâm đầu tư mọi điều kiện tốt nhất về trang thiết bị y tế từ Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh, cùng với sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang và sự chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện Nhi Trung ương để đội ngũ y bác sỹ Khoa Sơ sinh không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, đón đầu kỹ thuật mới, từng bước trở thành điểm sáng của Ngành Y tế tỉnh Bắc Giang trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh. Đặc biệt, không thể không kể tới sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sỹ sơ sinh. Luôn nêu cao y đức của những người khoác lên mình chiếc áo Blouse trắng, các y bác sỹ sơ sinh không chỉ nuôi dưỡng trẻ bằng tấm lòng nhân hậu, bằng trách nhiệm của người thầy thuốc mà còn như những “người mẹ thứ 02” tận tâm hết lòng cứu lấy những mầm sống mong manh và mang lại hạnh phúc cho gia đình các bé” - Thầy thuốc ưu tú - Bác sỹ CKII Lê Công Tước, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang chia sẻ. Hàng trăm trẻ sinh non thiếu tháng được Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang nuôi dưỡng thành công mỗi năm Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 472/QĐ-BVSN ngày 24/5/2018 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 05/6/2018. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Bệnh viện và sự đoàn kết nhất trí của tập thể Khoa, trải qua 05 năm xây dựng và phát triển, Khoa Sơ sinh đã có bước chuyển mình lớn và gặt hái được những thành tựu đáng tự hào. Với đội ngũ nhân sự gồm 08 bác sỹ, 21 điều dưỡng và 01 hộ lý, mỗi năm Khoa tiếp nhận hàng nghìn lượt trẻ sơ sinh đến khám và điều trị nội trú các bệnh lý như: sơ sinh non tháng (chiếm khoảng 30%), sơ sinh suy hô hấp, vàng da sơ sinh, viêm phổi sơ sinh, nhiễm trùng sơ sinh, sơ sinh hít phân su… Từ năm 2019, đội ngũ y bác sỹ tại Khoa đã nuôi dưỡng thường quy thành công trẻ sơ sinh non tháng nặng chỉ từ 700 gram sinh ra ở tuần thứ 26 thai kỳ và hồi sức, điều trị thành công những trẻ sơ sinh non tháng trải qua ca đại phẫu thắt ống động mạch lớn khi vừa tròn 10 ngày tuổi. Đặc biệt, Khoa Sơ sinh đã khẳng định sự phát triển lớn về chuyên môn khi thực hiện thành công những kỹ thuật phức tạp tương đương tu |