Bầu trời rực rỡ tabooks review năm 2024

Viet Book Alley nhận đặt sách truyện, băng đĩa nhạc, games mới từ VN. Xin bạn vui lòng nhắn tin qua FB, IG hay email [email protected] tên sách truyện, băng đĩa nhạc, games, tụi mình sẽ kiểm tra và báo giá lại.

Nếu bạn đồng ý giá cả tụi mình sẽ lấy thông tin shipping, hướng dẫn bạn thanh toán qua, gửi order confirmation và bắt đầu đặt hàng ở VN đem qua.

Các mặt hàng back-order/pre-order đặt trước mỗi cuối tháng, sẽ có hàng ở Melbourne vào giữa tháng sau và ship đến địa chỉ của bạn.

“Càng từng trải chiến tranh, càng chứng kiến nhiều hơn sức mạnh huỷ diệt, sức mạnh biến tất cả thành tro bụi của nó, Kiên càng tin chiến tranh không hủy diệt được cái gì hết. Tất cả vẫn còn lại, y nguyên” (Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh). Chiến tranh có thể lấy đi những nhà, những cửa, những xóm, những làng thân thương, nhưng chưa bao giờ giết chết được hi vọng và sức sống của con người trong thời đại ấy.

Đọc Ngàn mặt trời rực rỡ của Khaled Hosseini, độc giả càng thấm thía hơn những hi vọng, những khát khao hình thành mãnh liệt đằng sau những con người nhỏ bé đang vật lộn với những hủ tục, định kiến của xã hội thời bấy giờ.

16987731011698773121-(1).png)

  1. Tác giả thuộc về mảnh đất Trung Đông

Khaled Hosseini sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Afghanistan với nhiều những thương tổn chiến tranh. Năm 1980, ông cùng gia đình buộc phải rời quê hương, di chuyển đến Hoa Kỳ. Tại nơi đất khách quê người, nhà văn mang dòng máu Trung Đông một lòng đau đáu, nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn. Chính cảm hứng nguồn cội đã thôi thúc ông cầm bút và viết nên hai tác phẩm nổi tiếng: Ngàn mặt trời rực rỡ và Người đua diều.

Những kiểu nhân vật thường bắt gặp trong sáng tác của Khaled Hosseini:

  • Nhân vật tha hương: Trong tác phẩm Và Đồi Núi Vọng, hai nhân vật Abdullah và Pari đều là những đứa trẻ phải lưu lạc trên đất khách quê người từ rất nhỏ, bởi tuổi thơ cơ cực, nhiều biến cố. Khaled Hosseini không miêu tả trực tiếp nỗi nhớ nhà dùng dằng, khắc khoải của Abdullah nhưng qua những hành động giản đơn cũng đủ thể hiện cảm thức hoài hương thường trực trong trái tim nhỏ.
  • Nhân vật tị nạn thời hậu chiến: Baba và Amir trong Người Đua Diều không chỉ mang trong mình thân phận của những kẻ tha hương lữ thứ mà trước hết, họ là người tị nạn gắn với hiện thực cuộc chiến tranh Liên Xô – Afghanistan. Khu vực mà họ sống cũng là chốn tạm trú của nhóm người tị nạn nhập cư. Những con người đến lưu lạc nơi đất khách chỉ còn biết gắn bó, chia sẻ và sống quần tụ bên nhau trong một cộng đồng hải ngoại.
  • Nhân vật mang trạng thái tâm lý hoài vọng và cố níu giữ bản sắc dân tộc khi đến với trời Tây: Thân phận con người lưu vong luôn có sự gắn kết giữa gốc gác cội nguồn và quê hương mới trong một trạng thái bất định, lưỡng lự, trong ý thức lựa chọn quá khứ hay hiện tại. Sở dĩ, sự dùng dằng, lưỡng lự này xuất phát từ hiện thực đời sống và ý thức về nguồn cội, hi vọng ở tương lai.

Cùng với bút pháp xây dựng nhân vật độc đáo, mang dấu ấn riêng, nhà văn như muốn nói nhiều hơn về hiện thực bi kịch của con người hiện đại trước những biến động của quốc gia, dân tộc. Tiếng nói riêng về vẻ đẹp văn hóa, đời sống tâm hồn của con người Afghanistan cũng đã được nhà văn bóc tách một cách đầy tinh tế qua từng câu chuyện kể chân thực. Đây cũng có thể coi như chiều sâu tư tưởng mà Khaled Hosseini muốn gửi gắm thông qua những sáng tác của mình.

II. Tác phẩm Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ

Hoàn cảnh sáng tác

Vào mùa xuân năm 2003, trong chuyến đi trải nghiệm đến Kabul, nhà văn một lòng hướng về Afghanistan đã nhìn thấy những người phụ nữ mặc áo khoác burqa ngồi ở các góc phố, với bốn, năm, sáu đứa trẻ ăn xin để mưu sinh và kiếm sống. Khi được dịp tiếp xúc với nhiều phụ nữ ở Kabul, ông phát hiện câu chuyện cuộc đời của họ thật sự thê thảm và còn nhiều những khốn khổ, cay đắng. Chính tấm lòng nhân đạo đầy trắc ẩn đã thôi thúc nhà văn viết nên tiểu thuyết Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ - một tác phẩm đầy giá trị nhân văn, nhân bản không chỉ với văn đàn Afghanistan nói riêng mà còn cả thế giới nói chung.

Lấy bối cảnh khói lửa chiến tranh của Afghanistan với những mất mát đau thương tận cùng làm điểm tựa ngòi bút, nội dung câu chuyện dựa vào các sự kiện lịch sử có thật, cuộc đời của hai nhân vật chính: Mariam và Laila vì thế mà gắn liền với những thay đổi, những thăng trầm của đất nước Afghanistan.

Nhan đề

“Không ai đếm được bao nhiêu mặt trăng toả sáng trên mái ngói của nàng

Hay ngàn mặt trời rực rỡ ẩn sau những bức tường của nàng” (Kabul)

Bắt nguồn cảm hứng từ đại thi hào gốc Ba Tư sống vào thế kỉ mười bảy - Saib-e-Tebrizi, Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ được chọn với sứ mệnh để ngợi ca những phẩm chất tiềm tàng, những giá trị tốt đẹp ẩn sâu bên trong những người phụ nữ đầy kiên cường, mạnh mẽ của mảnh đất Trung Đông. Con người vốn dĩ không hề biết mình mạnh mẽ đến đâu, cho đến khi hoàn cảnh buộc họ phải thích nghi và thay đổi. Tương tự, khi sự nhẫn nhục và chịu đựng của những người phụ nữ khi đặt trong hoàn cảnh xã hội bất công, tồi tàn, trỗi dậy trong những kiếp đời nhỏ bé ấy là sức sống đầy mãnh liệt, là khát khao vực dậy số phận, những định kiến, những bất công.

-(1).png)

Hai mảnh đời - Một số phận

Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ khai thác cuộc đời của hai nhân vật - Mariam và Laila. Sinh ra với những cuộc đời khác nhau nhưng cả hai đều bắt gặp điểm chung ở số phận cay nghiệt, bi thảm.

Ngay từ khi còn bé, Mariam đã phải chịu nhiều những điều tiếng và ám ảnh bởi một khái niệm cay nghiệt - harami. “Và rồi cô bé cũng hiểu được mẹ Nana muốn nói gì, rằng harami là một thứ không được mong muốn; rằng cô, Mariam, là một con người không được pháp luật công nhận”. Cô là máu mủ của Jahil - một trong những người đàn ông giàu có nhất Herat. Tuy xuất thân là con gái của gia đình bề thế nhưng cô phải sống với mẹ ở trong một kolba - túp lều tạm bợ, tồi tàn. Mariam tiếp cận với thế giới ngoài kia qua những câu chuyện kể của bố. Ông yêu thương, mang đến cho cô những món quà nhỏ xinh xắn, những ấm áp chưa từng có khi ở cạnh mẹ cô.

Hình tượng mẫu mực mà Jahil luôn xây dựng với con gái đã khiến Mariam muốn rời bỏ kolba của mình để đến tìm bố. Nhưng trên tất cả, tình cảm cha con vẫn không sâu đậm bằng danh tiếng của người cha hèn nhát. Ông ta sẵn sàng vì danh dự cá nhân mà để mặc cô bé mười lăm tuổi ngủ ngoài cổng suốt trời đêm lạnh lẽo. Mẹ Nana đã từng nhắc nhở cô: “Hãy nhớ lấy điều này và nhớ cho kỹ, con gái ạ. Giống như la bàn luôn chỉ hướng Bắc, ngón tay buộc tội của người đàn ông luôn trỏ vào người phụ nữ. Luôn luôn là như vậy”.

Ngày Mariam trở về sau khi phớt lờ lời cảnh báo nghiêm nghị của mẹ cũng là thời điểm hay tin bà đã chết. Nhiều năm sau, Mariam luôn tự buộc tội mình về sự ra đi của mẹ cô. Jahil đón cô bé về nhà của ông không lâu sau đó, nhưng đạo đức giả của những người vợ lẽ và các con của ông ta đã dần đẩy đưa cuộc đời của Mariam vào vũng bùn lầy không lối thoát.

.png)

Về nhân vật Laila, cô sinh ra vào đúng ngày đảo chính và lớn lên ở chế độ cộng sản. Cô được đi học, được tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ, được sống trong tình yêu của bố, có bạn bè và có anh chàng Tariq luôn cạnh bên.

“Con là cô gái rất thông minh. Thực sự là như vậy. Và bố cũng biết rằng khi chiến tranh kết thúc, Afghanistan sẽ cần đến con như cần những người đàn ông, thậm chí có thể hơn ấy chứ. Bởi lẽ xã hội không thể phát triển nếu người phụ nữ không được đi học. Không thể phát triển, Laila ạ.”

Cuộc sống của Laila may mắn hơn Mariam quá nhiều. Tuy nhiên, chiến tranh tàn nhẫn đã cướp đi gia đình nhỏ tràn đầy hạnh phúc của cô, đồng thời, chia cắt với cô với người mình yêu - anh chàng Pashtun địa phương què chỉ có một chân. Bi kịch cuộc đời của Laila cứ theo dòng chảy mà diễn ra từ đó.

Mariam và Laila là hai tuyến nhân vật được Khaled Hosseini xây dựng với hình tượng đối lập nhau, từ khoảng cách thế hệ đến tuổi thơ và tư tưởng. Nhưng ở họ có một điểm chung lớn, số phận họ được gắn kết với nhau bởi một người đàn ông tên Rasheed gia trưởng, độc đoán và vũ phu.

Việc hai người phụ nữ tồn tại trong một xã hội còn nhiều bất cập và bất công, đôi khi việc chấp nhận nỗi đau, những khốn cùng, khắc khoải còn dễ dàng hơn việc cố chạy đi tìm một cuộc sống mới. Rất nhiều lần cả hai đã lựa chọn đứng dậy đấu tranh, và kết quả đều thất bại. Sau mỗi lần như vậy, Rasheed càng trở nên tức giận, tàn ác và mất nhân tính hơn: những cơn thịnh nộ, những cuộc đánh đập bạo tàn. Nhưng đằng sau hai người phụ nữ nhỏ bé chính là sự kiên cường không từ bỏ, cuối cùng, họ đã làm những gì họ phải làm, đấu tranh cho những gì họ tin là đúng đắn, để tự giải thoát chính mình.

“Joseph sẽ trở về Canaan, đừng bi luỵ

Hovels sẽ trở lại vườn hồng, đừng bi luỵ

Nếu như cơn hồng thuỷ có tới dìm chết mọi thứ,

Noah sẽ là người chỉ đường của bạn trong mắt bão, đừng bi luỵ.”

(Hafez)

Trường ca về hy vọng sống

Ngàn mặt trời rực rỡ mô tả cuộc sống và cách đối diện của hai người phụ nữ với hai cuộc đời khác nhau, nhưng cùng chịu một số phận. Trong quá trình đối diện và sống chung với thảm kịch thân phận, Mariam và Laila từ kẻ thù trở thành những người bạn thân thiết. Họ đồng cảm, thấu hiểu, đùm bọc và yêu thương, như những người tri âm tri kỷ với nhau. Nhìn chung, cuộc đời Mariam bị mắc kẹt giữa hai người mình yêu thương nhất, một là người mẹ bất hạnh, hai là người cha hèn nhát. Vì lẽ đó, cô luôn giữ dáng vẻ gai góc, lạnh lùng, tâm lý luôn có phần né tránh và đề phòng. Có thể nói, trước khi Laila và Aziza (con gái nhỏ của Laila và Tiriq) xuất hiện, cuộc đời của Mariam chứa đầy những mảng tối: chưa từng được yêu thương.

Nếu Khaled Hosseini xây dựng hình tượng Mariam gắn với kiểu mẫu phụ nữ truyền thống của Afghanistan thì Laila lại được xây dựng với những tiêu chuẩn và tư tưởng hoàn toàn ngược lại. Là hiện thân cho kiểu mẫu phụ nữ hiện đại, Laila mang trong mình lòng dũng cảm, khát khao, hy vọng thoát khỏi những bó hẹp, tù túng để phụng dựng và kiếm tìm hạnh phúc của riêng mình. Sợi dây kết nối giữa cô và Tariq - Aziza là minh chứng điển hình nhất cho việc Laila chưa từng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh hay mục nát bởi những hủ tục hà khắc. Aziza vừa là kết tinh của tình yêu thương, vừa là động lực để cô vượt lên tất cả. Hơn hết, chính thiên thần bé nhỏ còn làm trái tim băng giá của Mariam rung lên, nó mềm nhũn ra và gần như có thể tan chảy.

Mùa xuân năm 1994, Laila và Mariam quyết định bỏ trốn nhưng chưa kịp lên chuyến tàu đến Pakistan thì niềm hy vọng tự do đã lụi tàn, cả hai bị cảnh sát bắt lại và đưa về cho người chồng Rasheed. Trải qua những trận đòn roi, những lời lăng mạ, sỉ nhục của gã nhưng họ chưa bao giờ gục ngã. Đã có lúc, Laila đứng lên chỉ trích người chồng hung bạo và đánh trả khi ông không ngừng chê bai mình. Sau mười năm, sự trở về đột ngột của Tariq mang đến niềm hy vọng về cuộc sống mới cho Laila nhưng cũng kéo theo vô vàn bi kịch. Khi Rasheed phát hiện mối quan hệ đó, ông đã điên cuồng đánh đập vợ bằng thắt lưng, tàn bạo và nhẫn tâm đến mức, Laila đã suýt chết dưới những trận đòn của gã.

Vượt qua nỗi sợ với những trận đánh tàn bạo, Mariam không ngần ngại đánh cược cả tính mạng để bảo vệ người mà bản thân quý trọng. Trước khi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn, bà đã giải thoát cho chính mình và đồng thời giải cứu cho Laila. Nhà văn đã xây dựng câu chuyện tựa như một thấu kính hội tụ, quy hợp những mảnh đời ngỡ chẳng liên quan đến nhau về chung một điểm, thắp sáng hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhìn rõ hơn, khi nội lực bên trong con người đủ lớn, họ hoàn toàn có đủ năng lực để giải thoát cuộc đời, giải thoát khỏi những trói buộc, giam cầm cố hữu.

Chủ nghĩa nữ quyền ở Afghanistan vì vậy hiện lên trọn vẹn qua hình ảnh ba người phụ nữ trong Ngàn mặt trời rực rỡ. Nếu Nana đại diện cho sự cam chịu, nhẫn nhục, Mariam dừng lại ở tư tưởng phản kháng thì Laila là biểu tượng về hành động dám đứng lên đấu tranh, giành lấy hạnh phúc của chính mình. Vẻ kiên cường và sự đấu tranh của những người phụ nữ Afghanistan đến đây trở nên hoàn thiện. Từ lăng kính chủ quan của Khaled Hosseini, độc giả nhận ra tình cảm và sự trân trọng của nhà văn dành cho những thân phận phụ nữ đầy bất hạnh của mảnh đất Afghanistan

16987733521698773355-(1)-(1).png)

Cảm nhận chung

Nếu cá tính sáng tạo bị triệt tiêu, thì văn học có chung một gương mặt, đấy là cái mặt nạ của thần chết. Có thể nói, Khaled Hosseini đã hoàn toàn thành công trong việc trình bày với mọi người vân tay, vân chữ của mình trên tờ căn cước in bằng giấy trắng mực đen. Bởi lẽ, viết về chiến tranh đã là câu chuyện muôn thuở, với giới mộ điệu văn chương, nó không còn quá mới mẻ và bất ngờ. Tuy nhiên, cùng với sự vận động, thay đổi của thời đại, ngòi bút của Khaled Hosseini cũng có ít nhiều sự sáng tạo, đổi mới. Trước hết, nằm ở cách nhà văn lựa chọn tuyến nhân vật và trình tự kể chuyện. Mariam - Laila, hai số phận được luôn phiên kể tả. Điều này tác động trực tiếp đến cảm quan của độc giả, không gây những cảm giác nhạt nhoà, dễ đoán.

“Hiếm có tiểu thuyết gia đương đại nào có được khả năng như ông trong việc hình thành một lối dẫn truyện dù khắc họa được một cách sâu sắc những nỗi đau và những thực tại khủng khiếp của chiến tranh nhưng vẫn khiến cho người ta thấy le lói ánh sáng của sự cứu rỗi.”

(Waterstone's Books Quarterly)

Ngàn Mặt Trời Rực Rỡ theo tôi là một trong những tác phẩm hay nhất về chiến tranh và người phụ nữ. Học được gì từ sự vực dậy của Mariam và Laila khi ấy? Một tinh thần không bao giờ bỏ cuộc, một khát vọng thường trực dẫu cho tuyệt vọng đang bủa vây. Nếu Rasheed đại diện cho bản chất xã hội đương thời Afghanistan: xấu xa, bạo tàn, độc ác thì hai nữ nhân vật chính đại diện cho niềm tin, cho những mong mỏi, hi vọng của con người. Ở đoạn kết của phần ba, một và từ trong kinh Koran đặc biệt khiến tôi ấn tượng:

“Người đã tạo ra Thiên đường và mặt đất; Người đã tạo ra đêm nối tiếp ngày, ngày nối tiếp đêm và Người đã tạo ra mặt trăng và mặt trời một cách có chủ đích, tất cả đều vận hành trong thời gian định trước của mình. Hiển nhiên Người là Đấng Tối cao, là người xóa bỏ mọi tội lỗi.”

Lời kết

Ngàn mặt trời rực rỡ - tận cùng của đau khổ, bất hạnh nhưng cũng là tận cùng của hạnh phúc và hy vọng. Những con người bé nhỏ trên mảnh đất bé nhỏ mang trong mình những ước vọng lớn lao, những khát khao vượt thoát khỏi hiện thực tăm tối.

Nghĩ thêm, văn chương luôn cho chúng ta những cơ hội, trải nghiệm để sống nhiều hơn một cuộc đời, nó mở ra cho con người những biên giới về cuộc đời của những người khác. Nhìn thấy cuộc đời của Laila, Mariam nói riêng hay những người phụ nữ của mảnh đất Trung Đông nói chung, con người ta có thể soi chiếu lại chính mình. Từ đó tự suy tư về sự sống và làm cho sự sống ngày một trở nên sâu sắc hơn.

-(1).png)

Tóm tắt bởi: Thuy Huong Tran - Bookademy

Hình ảnh: Thuy Huong Tran

------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

(*) Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.