Bao nhiêu tuổi được nhận con nuôi năm 2024

Để được nhận nuôi con nuôi thì người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng các điều kiện:

Đối với người nhận nuôi con nuôi: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; có tư cách đạo đức tốt. Bên cạnh đó, người nhận nuôi con nuôi không thuộc trường hợp: Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang chấp hành hình phạt tù; chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em (Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010).

Đối với người được nhận làm con nuôi: Phải là trẻ em dưới 16 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi… (Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010).

Xin hỏi: Trẻ bao nhiêu tuổi được nhận làm con nuôi? Nộp hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi trong nước ở đâu?- Câu hỏi của chị Linh (Tp.HCM).

Trẻ bao nhiêu tuổi được nhận làm con nuôi?

Tại có quy định về người được nhận làm con nuôi như sau:

Người được nhận làm con nuôi

1. Trẻ em dưới 16 tuổi

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
  1. Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Như vậy, người được nhận làm con nuôi phải có độ tuổi dưới 16 tuổi. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được nhận làm con nuôi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

- Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Người trên 18 tuổi sẽ không được nhận làm con nuôi.

Bao nhiêu tuổi được nhận con nuôi năm 2024

Trẻ bao nhiêu tuổi được nhận làm con nuôi? Nộp hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi trong nước ở đâu? (Hình từ Internet)

Nộp hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi trong nước ở đâu?

Tại có quy định thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi như sau:

Nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, người nhận con nuôi sẽ nộp hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi trong nước ở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

Hồ sơ của người nhận con nuôi bao gồm giấy tờ gì?

Tại quy định về hồ sơ của người nhận con nuôi như sau:

Hồ sơ của người nhận con nuôi

Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:

1. Đơn xin nhận con nuôi;

2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

3. Phiếu lý lịch tư pháp;

4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.

Như vậy, hồ sơ của người nhận con nuôi bao gồm những giấy tờ sau:

- Đơn xin nhận con nuôi;

- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

Khi nào việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt?

Tại có quy định về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau:

Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.

Tại Điểu 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về các hành vi bị cấm như sau:

Các hành vi bị cấm

1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Như vậy, việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt khi:

- Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

- Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

- Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

- Vi phạm quy định về các hành vi bị cấm:

+ Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Dì ruột bao nhiêu tuổi được nhận cháu ruột làm con nuôi?

Ngoài ra, Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định, người được nhận làm con nuôi phải là: trẻ em 16 tuổi; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc trường hợp được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Tại sao người nhận con nuôi phải hơn con nuôi 20 tuổi?

Như vậy, Người nhận con nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên. Căn cứ về mặt sinh học, khi cá nhân đủ 20 tuổi trở lên, đã đạt đến sự phát triển hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý. Độ tuổi này đã có khả năng tài chính; kinh nghiệm tâm lý; nhận thức đầy đủ về trách nhiệm làm cha, mẹ đối với con cái.

Con sinh ra ít nhất bao nhiêu ngày thì mới được cho nhận con nuôi?

Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.

À muốn xin cháu B làm con nuôi vậy à cần hơn cháu B bao nhiêu tuổi?

  1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt.”