Bao nhiêu tuổi có quyền khiếu nại tố cáo

Xin hỏi trẻ em dưới 18 tuổi có quyền được khiếu nại tố cáo hay không ạ? Nếu có cho tôi hỏi là vụ việc xảy ra hôm thứ 5, do có hiểu lầm ba tôi tát vào mặt tôi 4 cái khiến mắt tôi bị sưng, sau đó đập phá đồ đạc và tiếp tục đánh và chửi mắng tôi. Vậy cho tôi hỏi nếu tôi làm đơn kiện thì ông ấy có bị ra tòa không hay chỉ bị phạt tiền thôi ạ? cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Chúng tôi, vấn đề bạn quan tâm Luật Đại Kim xin trao đổi cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định 71/2011/NĐ-CP

Nghị định 144/2013/NĐ-CP

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

2. Luật sư tư vấn:

Hành vi ngược đãi, hành hạ trẻ em là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Hành vi này được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bao gồm:

+ Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.

+ Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, xao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

+ Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần.

+ Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.

Trong khi đó, nghĩa vụ của cha mẹ được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy, cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc cho con chứ không có quyền đánh đập, ngược đãi con.

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em:

Điều 27. Vi phạm quy định về cấm ngược đãi trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;
  1. Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
  1. Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
  1. Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần;

đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.

Ngoài ra, tội ngược đãi đối với con cái con bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp thì bố của bạn chưa thể bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp bố của bạn còn tiếp tục có những hành vi đánh đập, xúc phạm bạn thường xuyên, gây hậu quả nghiêm trọng thì bạn cần thông báo cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.