Bảo hiểm y tế cá nhân bao nhiêu tiền

(Chinhphu.vn) - Từ ngày 01/7/2023, mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên sẽ thay đổi.

Bảo hiểm y tế cá nhân bao nhiêu tiền

Theo Khoản 4, Điều 12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) và Điều 4, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định học sinh, sinh viên (HSSV) thuộc nhóm do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng không thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, HSSV tự đóng 70%).

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP về mức lương cơ sở áp dụng từ ngày 1/7/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng.

Hiện, mức lương cơ sở đang là 1,49 triệu đồng/tháng, mức đóng BHYT của HSSV bằng: 4,5% x 1.490.000 đồng x 12 tháng = 804.600 đồng/năm. Trong đó, số tiền HSSV thực đóng là 563.220 đồng/năm (do đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng).

Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở tăng lên là 1,8 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức đóng BHYT mà học sinh, sinh viên phải đóng bằng 70% x 4,5% x mức lương cơ sở. Số tiền mà học sinh, sinh viên thực đóng BHYT tăng từ 563.220 đồng/năm lên 680.400 đồng/năm (do đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng).

Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2022 là bao nhiêu? Mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì có được giảm giá không? (Hình từ internet)

Mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế:

"Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác."

Mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì được có được giảm giá không?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế như sau:

e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
2. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
4. Trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 6 Nghị định này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại các Điều 1, 2, 3 và 4 Nghị định này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.
5. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế để đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm y tế, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và đóng góp của các đối tượng có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế”

Như vậy, theo quy định nêu trên, mức đóng bảo hiểm y tế tự nhiên theo hộ gia đình được cụ thể như sau:

Tiền bảo hiểm y tế năm 2023 là bao nhiêu?

Trong năm học 2023 - 2024, mức đóng BHYT của học sinh sẽ có sự thay đổi so với năm học 2022-2023 do mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 tăng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Khi đó mức đóng BHYT của học sinh như sau: Mức đóng = 4,5% x 1.800.000 đồng x 12 tháng = 972.000 đồng/năm.

Mua bảo hiểm y tế 5 người bao nhiêu tiền?

1. Mức giá bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2023.

Bảo hiểm y tế 1 năm là bao nhiêu?

Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định về hộ gia đình như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; 62.550 đồng/tháng; 1 năm là: 750.600 đồng. Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất; 43.785 đồng/tháng; 1 năm là: 525.420 đồng.

Mua bảo hiểm y tế cá nhân bao lâu thì có?

Theo quy định trên, thời hạn cấp mới thẻ bảo hiểm y tế là 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp là không quá 02 ngày.