Bảng NGUYÊN to hóa học iupac lớp 8

Danh pháp IUPAC là Danh pháp Hóa học theo Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng - IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry Nomenclature). Đây là một hệ thống cách gọi tên các hợp chất để có thể phân biệt được các chất và xác định công thức của hợp chất từ các tên gọi một cách đơn giản.

  • Xác định mạch chính là mạch chứa nhiều cacbon nhất. Trong trường hợp có nhiều mạch chứa cùng số cacbon thì ưu tiên chọn mạch có nhiều nhánh nhất.
  • Chọn đầu mạch gần mạch nhánh nhất đánh số thứ tự 1 sau đó tăng dần.
  • Nếu cả hai đầu mạch cùng có cacbon có nhánh ở vị trí như nhau thì chọn mạch chính sao cho tổng đại số số thứ tự của cacbon có nhánh là nhỏ nhất.
  • Đọc mạch nhánh trước (gốc có đuôi -yl), mạch chính sau. Thứ tự đọc các gốc theo bảng chữ cái abc.

Theo hệ thống danh pháp IUPAC, tên các hợp chất vô cơ được gọi theo:

  • Tên của ion đơn giản tạo thành hợp chất
  • Tên của ion phức chất đối với ion phức tạp

Tất cả các hợp chất đều có thể phân thành hai hợp phần: hợp phần phân cực dương và hợp phần phân cực âm. Danh pháp được đọc cùng với hợp phần phân cực dương trước và hợp phần phân cực âm sau.

Các nguyên tố

  • Các nguyên tố được đọc tên theo tiếng La tinh của nguyên tố nhưng có bỏ bớt tiếp vị ngữ -um, -us.

Ví dụ:

Tên La tinh Danh pháp Việt Nam
Lithium Lithi
Beryllium Beryli
Hydrogenium Hydro
Nitrogenium Nitơ
Oxygenium Oxi
Fluorum Flo
Chlorum Clo
Iodum Iod
Boronium Bor
Silicium Silic
Phosphorus Phosphor
  • Một số tên nguyên tố được Việt hoá thì đọc theo tiếng Việt.

Ví dụ:

Tên La tinh Danh pháp Việt Nam
Sulfur Lưu huỳnh
Ferrum Sắt
Cuprum Đồng
Zincum Kẽm
Argentum Bạc
Platinum Bạch kim
Aurum Vàng
Hydragyrum Thủy ngân
Plumbum Chì
  • Các tên nguyên tố Việt hoá tiếp tục được sử dụng trong các hợp phần phân cực dương nhưng bắt buộc phải sử dụng tên Latinh trong các hợp phần phân cực âm.

Ví dụ:

Tên La tinh Danh pháp Việt Nam
Cu(NO3)2 Đồng(II) Nitrat
Na[CuI2] Natri diiodocuprat(I)

Công thức chính xác của tên acid loại này là: acid + hydro + tên của phi kim + ic.

Ví dụ:

  • HCl: acid hydrochloric
  • H2S: acid hydrosulfuric

Acid có ôxi

Đối với acid phổ biến hình thành từ các oxide tối đa của phi kim: acid + tên của phi kim + ic. Đối với acid có ít ôxi hơn: acid + tên của phi kim + ơ.

Ví dụ:

  • H2SO4: acid sulfuric
  • H2SO3: acid sulfurơ

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Danh_pháp_IUPAC&oldid=68584864”

Hóa trị của một nguyên tố hóa học được xác định bằng tổng số liên kết hóa học của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử. Với hóa trị của một nguyên tố thì thầy cũng đã có một bài viết khác chia sẻ với các em nhiều hơn về hóa trị của một nguyên tố.
Trong bài viết này, thầy chỉ chia sẻ hóa trị của một số nguyên tố thường gặp trong chương trình hóa học lớp 8 giúp các em có thêm tư liệu, tài liệu để củng cố kiến thức hóa học cơ bản của mình nhé.
Bảng hóa trị bao gồm có một số thông tin như Số Proton, tên nguyên tố, ký hiệu hóa học, nguyên tử khối và cột cuối cùng có thể hiện hóa trị của nguyên tố đó theo chữ cái la mã. Bảng hóa trị dưới đây bao gồm tất cả có 30 nguyên tố hóa học thường xuất hiện trong chương trình học hóa học lớp 8.
Một số lưu ý với những nguyên tố có nhiều hóa trị thường gặp như kim loại có sắt, đồng . . . còn đa phần nhiều nguyên tố phi kim sẽ có nhiều mức hóa trị khác nhau như Nito, lưu huỳnh, phốt pho . . .

1. Bảng hóa trị của nguyên tố hóa học thường gặp

BẢNG 1- MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
Số proton Tên Nguyên tố Ký hiệu hoá học Nguyên tử khối Hoá trị
1 Hiđro H 1 I
2 Heli He 4  
3 Liti Li 7 I
4 Beri Be 9 II
5 Bo B 11 III
6 Cacbon C 12 IV, II
7 Nitơ N 14 II, III, IV…
8 Oxi O 16 II
9 Flo F 19 I
10 Neon Ne 20  
11 Natri Na 23 I
12 Magie Mg 24 II
13 Nhôm Al 27 III
14 Silic Si 28 IV
15 Photpho P 31 III, V
16 Lưu huỳnh S 32 II, IV, VI
17 Clo Cl 35,5 I,…
18 Argon Ar 39,9  
19 Kali K 39 I
20 Canxi Ca 40 II
24 Crom Cr 52 II, III
25 Mangan Mn 55 II, IV, VII…
26 Sắt Fe 56 II, III
29 Đồng Cu 64 I, II
30 Kẽm Zn 65 II
35 Brom Br 80 I…
47 Bạc Ag 108 I
56 Bari Ba 137 II
80 Thuỷ ngân Hg 201 I, II
82 Chì Pb 207 II, IV

2. Bảng hóa trị một số nhóm nguyên tử

Bảng II - Một số nhóm - gốc axit
STT Tên gốc - nhóm chức Công thức hóa học nhóm - gốc axit Nguyên tử khối Hóa Trị
1 Hidroxit OH 17 I
2 Clorua Cl 35,5 I
3 Nitrat NO3 62 I
4 Sunfat SO4 96 II
5 Cacbonat CO3 60 II
6 Clorat ClO3 83.5 I
7 Perclorat ClO4 99.5 I
8 ĐiHidro Photphat H2PO4 98 I
9 Hidro Photphat HPO4 97 II
10 Photphat PO4 96 III
Bảng hóa trị ở trên là bảng hóa trị của các gốc - nhóm chức có thể liên kết với nguyên tố hóa học hay nhóm nguyên tố hóa học khác tạo thành các hợp chất hóa học khác nhau.
Ví dụ Natri liên kết với gốc -Cl tạo thành muối NaCl.

Tên nhóm

Hoá trị

Gốc axit

Axit tương ứng

Tính axit

Hiđroxit(*) (OH); Nitrat (NO3)

I

NO3

HNO3

Mạnh

Sunfat (SO4); Cacbonat (CO3)

II

SO4

H2SO4

Mạnh

Photphat (PO4)

I, II, III

Cl

HCl

Mạnh

(*): Tên này dùng trong các hợp chất với kim loại.

PO4

H3PO4

Trung bình

CO3

H2CO3

Rất yếu (không tồn tại)


Bảng hóa trị trên được các em biết đến trong chương trình hóa học lớp 8 gồm hóa trị của một số nhóm nguyên tử như: - Hóa trị của nhóm -OH là I

- Hóa trị của nhóm -NO3 là I


- Hóa trị của nhóm =SO4 là II
- Hóa trị của nhóm =CO3 là II
Một trong những nhóm nguyên tố có số hóa trị nhiều mà chúng ta thường gặp nhất đó chính là nhóm (PO4) bởi vì chúng ta sẽ gặp nhóm này có hóa trị I hoặc PO4 có hóa trị II hoặc PO4 có hóa trị là III cụ thể như sau:
PO4 là gốc axit của Axit phosphoric có công thức hóa học đầy đủ là H3PO4. Đây là một axit có tính oxi hóa trung bình nhưng chúng lại tẹo nên rắc rối cho học sinh bởi nó có thể tạo thành 2 loại muối với 3 công thức khác nhau.

a. Muối axit chứa gốc PO4

H3PO4 có thể tạo muối axit trong hai công thức M(H2PO4)x và M2(HPO4)x với M là kim loại nào đó. Nhìn vào công thức trên chúng ta sẽ thấy rắc rối lắm phải không, vậy thì hãy quan sát hợp chất cụ thể dưới đây nhé. Lấy M là kim loại Natri có hóa trị 1 chúng ta được:

- Na(H2PO4)


- Na2(HPO4)
Trên đó chính là 2 công thức muối axit.

b. Muối trung hòa chứa gốc PO4

Công thức muối trung hòa có chứa gốc PO4 có dạng: M3(PO4)x với: M là kim loại

x là số hóa trị của kim loại M.

3. Cách học thuộc hóa trị đơn giản nhất.

Hiện nay, trên mạng xã hội có rất nhiều bài ca hóa trị được thầy cô sáng tác với mục đích tốt giúp học sinh đam mê hơn với môn hóa học. Tuy nhiên, với mỗi thầy cô sẽ có phong cách khác nhau nên những bài ca hóa trị cũng khác nhau. Trong đời học sinh, tôi đã từng rất thành công với bài ca hóa trị sau đây. Các em tham khảo để học tốt môn hóa nhé. Kali, Iot, Hiđro Natri với Bạc, Clo một loài Có hóa trị I bạn ơi Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân Magie, Chì, Kẽm, Thủy ngân Canxi, Đồng ấy cũng gần Bari Cuối cùng thêm chú Oxi Hóa trị II ấy có gì khó khăn Bác Nhôm hóa trị III lần Ghi sâu trí nhớ khi cần có ngay Cacbon, Silic này đây Là hóa trị IV không ngày nào quên Sắt kia kể cũng quen tên II, III lên xuống thật phiền lắm thay Nitơ rắc rối nhất đời I, II, III, IV khi thì là V Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm Lúc II, lúc VI khi nằm thứ IV Photpho nói tới không dư Nếu ai hỏi đến thì ừ rằng V Bạn ơi cố gắng học chăm Bài ca hóa trị suốt năm rất cần

Sau khi các em học thuộc lòng bài ca hóa trị trên thì hóa trị của những nguyên tố có trong bảng hóa trị bên trên các em sẽ thuộc lòng. Mình không cần phải dùng bảng để tra cứu hay "" bài nữa nhé.

Những tin mới hơn