Bằng cấp bác sĩ mới ra trường là gì

Thông tư 27/2019 của Bộ GD&ĐT quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học có hiệu lực từ ngày 1/3/2020. Nội dung chính trên văn bằng giáo dục gồm 10 nội dung: Tiêu đề, tên văn bằng, ngành đào tạo, tên cơ sở cấp bằng, họ tên người được cấp bằng, năm sinh, hạng tốt nghiệp.

Bằng cấp bác sĩ mới ra trường là gì

Điểm được nhiều người chú ý nhất trong thông tư là văn bằng theo từng trình độ đào tạo. So với bản dự thảo lần 1, thông tư ban hành chính thức bổ sung thêm cụm từ “văn bằng trình độ tương đương”, thay vì quy định 3 loại bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ như dự thảo trước đây.

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, bước sửa đổi này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây.

Cụ thể, Luật quy định văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

Cùng với đó, chiếu theo điều 15 của Nghị định 99/2019 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục sửa đổi. Trong đó văn bằng trình độ tương đương được hiểu là văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học bao gồm: bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, dược sĩ, bác sĩ thú y, kỹ sư, kiến trúc sư và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ, được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học theo quy định.

Như vậy, từ ba quy định trên, chúng ta có thể hiểu, bằng tốt nghiệp đại học sẽ gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. Trong đó, văn bằng trình độ tương đương sẽ gồm bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư và một số văn bằng khác.

Bác sĩ chuyên khoa là người có chuyên môn cao trong ngành Y. Nhưng để phát triển tay nghề và chuyên sâu hơn thì họ cần học lên Bác sĩ chuyên khoa 1, 2. Trong bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu bác sĩ chuyên khoa 1 là gì cùng các thông tin liên quan nhé.

Bằng cấp bác sĩ mới ra trường là gì

Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Bác sĩ chuyên khoa 1 tiếng Anh là gì?

Trước hết hãy cùng tìm hiểu bác sĩ chuyên khoa là gì? Bác sĩ chuyên khoa là bác sĩ đã được đào tạo y khoa nâng cao về một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như bác sĩ chuyên khoa nhi được biết đến là bác sĩ chuyên về sức khỏe trẻ em. Trong khi bác sĩ chuyên khoa thận là bác sĩ chuyên trị các bệnh về thận. Vậy, bác sĩ chuyên khoa 1, 2, 3 là gì?

“Bác sĩ chuyên khoa 1 (BSCK I) hay tiếng Anh gọi là Specialist doctor là người chuyên về một lĩnh vực cụ thể trong ngành Y. Trình độ của bác sĩ chuyên khoa 1 tương đương với Thạc sĩ nên sẽ cao hơn bác sĩ chuyên khoa định hướng hay bác sĩ nội trú.”

Nếu muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 thì sau khi học xong 6 năm đại học Y người đó cần làm 18 tháng ở các phòng khám, bệnh viện, trung tâm y tế và học thêm một năm chuyên khoa mới được có bằng bác sĩ chuyên khoa định hướng. Khi đã có bằng bác sĩ chuyên khoa định hướng lại phải học tiếp 2 năm nữa mới được cấp bằng bác sĩ chuyên khoa 1.

Để trở thành BSCK I họ phải trải qua quá trình vừa học, vừa làm suốt 10 năm nên những bác sĩ này hầu hết đều có chuyên môn giỏi và dày dặn kinh nghiệm.

Bác sĩ chuyên khoa 2 có trình độ chuyên môn cao hơn bác sĩ chuyên khoa 1 do đã học thêm chuyên sâu khoảng 2 năm. Trình độ của bác sĩ chuyên khoa 2 tương đương tiến sĩ và thường nắm giữ các vai trò quan trọng tại các cơ sở y tế.

Hiện nay, nước ta chỉ đào tạo bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1, 2 mà chưa có bác sĩ chuyên khoa 3.

Xem thêm: Việc Làm Bác Sĩ tại Careerlink.vn

Bác sĩ chuyên khoa 1 chữa bệnh gì?

Tùy theo ngành học theo đuổi mà bác sĩ chuyên khoa 1 sẽ chữa trị các bệnh khác nhau, có thể là tiêu hóa, hô hấp, xương khớp hoặc thần kinh, tim mạch…

Công việc và mức lương của bác sĩ chuyên khoa 1

Để hiểu rõ hơn bác sĩ chuyên khoa 1 là gì, hãy cùng tìm hiểu công việc cụ thể của một bác sĩ chuyên khoa và mức lương là bao nhiêu nhé.

– Công việc chính của một bác sĩ chuyên khoa 1 thường tập trung vào chẩn đoán và điều trị bệnh ở các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, các cơ sở y tế công lập, tư nhân trên lãnh thổ Việt Nam.

– Mỗi một bác sĩ chuyên khoa sẽ đảm nhiệm công việc đúng chuyên ngành học, cụ thể như nội khoa, tim mạch, da liễu, phẫu thuật, nhi khoa, sản khoa…

– Tham gia nghiên cứu lĩnh vực Y học tại các viện nghiên cứu Y khoa.

– Tham gia vào công tác giảng dạy tại các trường cao đẳng và đại học thuộc ngành Y.

Hiện tại, mức lương của bác sĩ chuyên khoa 1 dao động từ 8-15 triệu đồng/tháng, tối đa có thể lên đến 20 – 40 triệu đồng/tháng. Điều này phụ thuộc vào hệ số lương theo quy định của ngành, tùy theo vùng, khu vực làm việc….

Muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 cần điều kiện gì?

Để có thể học và thi lấy Bác sĩ chuyên khoa 1 cần phải đạt những điều kiện sau:

– Người đã tốt nghiệp đại học Y chính quy hoặc không chính quy.

– Có thời gian làm việc ở các cơ sở y tế 12 tháng trở lên và vẫn đang tiếp tục công tác trong ngành.

– Có độ tuổi dưới 45 đối với nữ và dưới 50 đối với nam.

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 hình thức đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1, đó là:

– Hệ đào tạo BSCK I tập trung: người học sẽ liên tục học trong 2 năm và thi bằng.

– Đào tạo BSCK I theo chứng chỉ: Thời gian hoàn thành hình thức học này kéo dài 3 năm, người học sẽ học theo kế hoạch của trường đề ra.

Các khối thi Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Trước đây, để được vào những trường Đại học Y khoa ở Việt Nam, các thí sinh chỉ phải thi duy nhất khối B với 3 môn Toán, Hóa, Sinh. Tuy nhiên, để phù hợp với xu thế chung, hiện nay Bộ Giáo dục đã mở rộng các khối thi ngành Y khoa, cụ thể là:

– Khối A: Toán – Lý – Hóa.

– Khối A02: Toán – Lý – Sinh.

– Khối B01: Toán – Sinh – Sử.

– Khối B03: Toán – Văn – Sinh.

– Khối B04: Toán – GDCD – Sinh.

– Khối C08: Văn – Hóa – Sinh.

– Khối D07: Toán – Hóa – Anh.

– Khối D01: Toán – Văn – Anh.

Việc có thêm các khối thi A, A01, A02, B01, B03, B04, C08, D01, D07 đã giúp mở rộng cánh cửa vào trường Y nói chung và ngành Bác sĩ chuyên khoa 1 nói riêng. Từ đó, nguồn nhân lực bác sĩ Y khoa cũng trở nên dồi dào, việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân được tốt hơn.

Học bác sĩ chuyên khoa 1 ở trường nào tại Việt Nam?

Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều các trường Đại học Y đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1. Các trường đại học này nổi tiếng về đào tạo bác sĩ chuyên khoa, là nơi cung cấp nguồn nhân lực ngành Y cho cả nước. Đó là các trường:

Trường đại học Y Hà Nội

Đại học Y Hà Nội là ngôi trường đại học lâu đời nhất ở Việt Nam được thành lập từ năm 1902. Đây là nơi đào tạo bác sĩ ngành Y khoa hàng đầu của nước ta.

Vì thế, điểm chuẩn đầu vào của trường năm nào cũng rất cao. Nếu muốn trở thành Bác sĩ chuyên khoa 1 thì bạn phải có học lực tốt mới có thể vào được ngôi trường danh giá này.

Học viện Quân Y

Học Viện Quân Y được thành lập năm 1949, và là ngôi trường đào tạo bác sĩ cho ngành Quân đội. Tiêu chuẩn đầu vào của trường vô cùng khắt khe, chất lượng đầu ra luôn đứng đầu ngành, thường những bác sĩ giỏi của ngành Y đều xuất phát từ đây. Và đặc biệt là trường cũng là nơi chuyên nghiên cứu và điều trị các ca bệnh khó trong cả nước.

Trường đại học Y Hải Phòng

Đại học Y Hải Phòng được thành lập năm 1979 với sứ mệnh đào tạo bác sĩ chuyên khoa và đa khoa, các cử nhân ngành điều dưỡng và cử nhân Kỹ thuật Y học…. Ngoài việc đào tạo nhân sự thì trường còn tổ chức nhiều chương trình hoạt động và công tác nghiên cứu y học tại Việt Nam.

Hàng năm, trường ĐH Y Hải Phòng luôn thu hút lượng lớn sinh viên tham gia thi tuyển. Nếu bạn đang muốn học lên bác sĩ chuyên khoa 1 thì đây có thể là ngôi trường bạn nên chọn.

Trường đại học Y Dược Huế

Nếu bạn có nhu cầu học bác sĩ chuyên khoa 1 cũng có thể đăng ký học tại đại học Y Dược Huế. Ngôi trường đào tạo nhân viên ngành Y khu vực miền Trung. Trường được thành lập năm 1961 và có nhiều chuyên ngành khác nhau để người học lựa chọn theo sở thích và khả năng của bản thân.

Trường đại học Y Dược Tp. HCM

Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1947 và nằm trong top những trường đại học trọng điểm của quốc gia. Giống như đại học Y Hà Nội, trường ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cũng là ngôi trường đào tạo nhân lực cho ngành Y hàng đầu tại miền Nam với các chuyên ngành: bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2…

Chất lượng và tay nghề nhân sự Y của trường ĐH Y Dược Tp.HCM được đánh giá và khẳng định qua nhiều năm. Bằng chứng là có nhiều y bác sĩ giỏi và nổi tiếng đã từng học tại đây.

Bên cạnh 4 ngôi trường đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 ở trên còn có nhiều cơ sở đào tạo khác các bạn có thể tham khảo như đại học Y Thái Bình, đại học Dược Hà Nội, đại học Y Thái Nguyên…

Bài viết trên đây đã tổng hợp và trình bày chi tiết về bác sĩ chuyên khoa 1 là gì. Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ, bạn đọc đã hiểu thêm về công việc, mức lương, khối thi và các trường đào tạo BSCK I cụ thể là thế nào. Hãy theo dõi CareerLink.vn mỗi ngày để nắm được thêm nhiều thông tin hữu ích về các việc làm đang được tuyển dụng, kinh nghiệm xin việc, mẹo viết CV hay nhé.

Lương bác sĩ mới ra trường bao nhiêu tiền?

Lương bác sĩ mới ra trường năm 2023 là bao nhiêu?.

Bác sĩ chuyên khoa 1 mức lương bao nhiêu?

1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78; Như vậy, người có bằng bác sĩ chuyên khoa 1 sẽ được hưởng lương như viên chức loại A2, nhóm A2. 1, có hệ số lương từ 4,4 - 6,78, tương đương với mức lương từ 7.920.000 - 12.204.000 đồng/tháng. Trên đây là giải đáp bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Bác sĩ mới ra trường nên làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Y khoa, cùng với tấm bằng tốt nghiệp bạn có thể đảm nhiệm các vị trí sau: Trở thành Bác sĩ Đa khoa và tham gia khám chữa bệnh tại các bệnh viện và cơ sở y tế. Làm việc tại các cơ sở nghiên cứu khoa học, các cơ quan về sức khoẻ, các tổ chức đa quốc gia về sức khỏe.

Muốn trở thành bác sĩ phải học giỏi môn gì?

Muốn làm bác sĩ thì phải học giỏi môn gì luôn là câu hỏi của nhiều học sinh. Theo như khối ngành học truyền thống của bác sĩ thì tổ hợp môn thi cho khối này sẽ là khối B gồm môn toán – hóa – sinh. Do đó, để có thể thi đậu ngành này, bạn cần phải học giỏi 3 môn nền tảng là Toán – Hóa – Sinh.