Môn tự nhiên và xã hội là gì

Khác với chương trình cũ, trong chương trình tiểu học mới Tự nhiên và Xã hội là môn học chỉ được dạy từ lớp 1 đến lớp 3. Môn học này được cấu trúc từ 3 chủ đề: Con người và Sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên. Ba chủ đề này là kết quả từ việc tích hợp 7 chủ đề ở giai đoạn I của môn học Tự nhiên và Xã hội và môn Giáo dục sức khỏe trong chương trình Cải cách. Nội dung giáo dục sức khỏe được tích hợp một cách chặt chẽ trong cả 3 chủ đề của môn học: Con người và Sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên.

Nội dung dạy học của chủ đề

Chủ đề Xã hội là kết quả của việc tích hợp các bài học về gia đình, trường học và quê hương của chương trình cũ với nội dung giáo dục sức khoẻ. Nội dung giáo dục sức khoẻ được tích hợp ở đây bao gồm sức khoẻ tinh thần khi học về các nội dung về mối quan hệ họ hàng, cuộc sống an toàn và vệ sinh môi trường.

Nội dung về gia đình bao gồm: các thành viên và công việc của các thành viên trong gia đình; vệ sinh nhà ở; an toàn khi ở nhà.

Nội dung về trường học bao gồm: các thành viên trong lớp học, trường học và công việc của họ trong lớp và trong trường học; vệ sinh trường, lớp học; an toàn khi ở trường.

Nội dung về quê hương bao gồm: nơi học sinh đang sống ở làng quê hay đô thị: phong cảnh và hoạt động sinh sống, nghề nghiệp, đường xá và các phương tiện giao thông, một số cơ sở hành chính, giáo dục, y tế, kinh tế; vệ sinh nơi công cộng; an toàn khi tham gia giao thông.

Lưu ý về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Khác với chủ đề Con người và sức khoẻ, nội dung của chủ đề Xã• hội là những vấn đề gần gũi với cuộc sống, vì vậy các em HS có nhiều kinh nghiệm liên quan đến nội dung học tập. Dựa vào đặc điểm này khi tổ chức các hoạt động dạy học, GV cần khai thác những biểu tượng, kinh nghiệm vốn có từ gia đình, trường học và quê hương của HS để dẫn dắt các em tự khám phá ra kiến thức của bài học.

Cũng giống như ở chủ đề khác của các hoạt động học tập ở đây thường bắt đầu từ việc yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận, hỏi đáp về các hình trong sách giáo khoa để khai thác những kiến thức mà các tác giả sách giáo khoa gửi gắm trong các hình vẽ này như: các thế hệ trong một gia đình, các việc làm để phòng cháy khi ở nhà, các hoạt động ở trường, các hoạt động sản xuất và dịch vụ và các việc làm để giữ vệ sinh môi trường ...

Ngoài ra phương pháp điều tra cũng được sử dụng trong nhiều bài. Việc sử dụng phương pháp này được bắt đầu từ việc yêu cầu các em học sinh sưu tầm: ảnh chụp các thành viên trong gia đình, trường học; họ hàng nội ngoại; mẩu tin, tư liệu về các vụ hoả hoạn, cách ngành nghề ở địa phương; tranh ảnh về các hoạt động trong trường học; ảnh về các cơ quan của tỉnh (thành phố); tranh ảnh về các hoạt động: thông tin liên lạc; nông nghiệp; công nghiệp, thương mại; tranh, áp phích về an toàn giao thông; tranh về rác thải, cách thu gom và xử lý rác thải... Tiếp theo đó trên các tiết học các em sẽ quan sát, nhận xét, xử lý các thông tin đã• sưu tầm được qua các hoạt động quan sát, thảo luận, hỏi đáp và trình bày kết quả điều tra thông qua các hoạt động giới thiệu, trình bày, báo cáo ... Tức là phương pháp điều tra ở đây được phối hợp với các phương pháp dạy học khác như thảo luận, quan sát, hỏi đáp ...

Do nội dung chủ đề này có liên quan rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của học sinh nên phương pháp truyền đạt được sử dụng ít hơn nhiều so với chủ đề Con người và Sức khoẻ. Giáo viên sử dụng phương pháp này khi tổ chức các hoạt động thảo luận, quan sát, thực hành hay làm việc với sách giáo khoa hoặc bổ sung thêm ý kiến sau khi học sinh kết thúc các hoạt động học tập này.

Phương pháp đóng vai có thể được sử dụng ở nhiều bài. Học sinh tham gia các hoạt động đóng vai như: Hoạt động tại nhà bưu điện để viết các ghi địa chỉ, gửi thư và sử dụng các dịch vụ khác tại bưu điện; Bán hàng để làm quen với các hoạt động mua bán...

Trò chơi:

Ở chủ đề này học sinh được chơi các trò chơi như: Mời bạn đến thăm gia đình tôi để tập giới thiệu về các thế hệ trong gia đình mình, Đi chợ mua gì? Cho ai? để tỏ sự quan tâm đến các thành viên trong gia đình; Xếp hình gia đình 2 thế hệ, 3 thế hệ, 3 thế hệ mở rộng để củng cố kiến thức về mối quan hệ họ hàng; Gọi cứu hoả để tập cho học sinh biết phản ứng đúng khi gặp hoả hoạn; Chuyển thư để học sinh biết được có nhiều cách chuyển thư khác nhau và luyện phản xạ nhanh; Đèn xanh, đèn đỏ để củng cố kiến thức và kỹ năng của học sinh về tín hiệu giao thông...

Ví dụ thiết kế bài học

Bài 32: LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ (Lớp 3)

I – MỤC TIÊU

Sau bài học HS có thể:

Về kiến thức:

- Nắm được đặc điểm chính của làng quê và đô thị: phong cảnh, nhà cửa, đường sá và các nghề nghiệp chính của người dân địa phương.

Về kỹ năng:

- Kể được sự khác biệt giữa làng quê và đô thị

Về thái độ:

- Yêu quý quê hương mình đang sống.

- Có thái độ bảo vệ môi trường địa phương.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình trong SGK trang 62,63.

- Sưu tầm tranh ảnh về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị nói chung và của địa phương HS nói riêng.

- Tranh ảnh, hiện vật về các nghề nghiệp của địa phương.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1. Quan sát và thảo luận về làng quê và đô thị

Mục tiêu:

HS tìm hiểu và nắm được những đặc trưng của làng quê và đô thị.

Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

GV chia các em HS thành các nhóm 4 - 6 HS, một số nhóm quan sát và thảo luận về đặc điểm của làng quê dựa vào hình 1 trang 62 và những hình ảnh về làng quê đã• sưu tầm được. Các nhóm còn lại quan sát hình 2 trang 63 và và những tranh ảnh về đô thị đã• sưu tầm để thảo luận về đặc điểm của đô thị. (GV cần lưu ý phân phát đều tranh ảnh các em đã• sưu tầm để nhóm nào cũng có những tranh ảnh thể hiện được nhiều đặc điểm đặc trưng của làng quê và đô thị). Kết quả thảo luận của các nhóm được ghi lại theo mẫu sau (hình 3, 4):

Môn tự nhiên và xã hội là gì

Hình 1

Môn tự nhiên và xã hội là gì

Hình 2

Bước 2: Làm việc chung toàn lớp

Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm tìm hiểu về làng quê trình bày trước, sau đó đến các nhóm tìm hiểu về đô thị.

Trong khi các nhóm trình bày, GV tóm tắt nội dung chính của từng nhóm và bổ sung thêm các ý kiến bổ sung của các nhóm tiếp theo lên bảng vào hình 3.

Môn tự nhiên và xã hội là gì

Hình 3

Kết luận: GV tóm tắt lại kết quả trình bài của HS: ở làng quê nhà ở ít và thấp, xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại, ao chuôm ... đường sá nhỏ bé ít người và xe cộ đi lại, không khí thường trong lành. Ở đô thị, nhà ở tập trung san sát, dân cư đông đúc, đường phố có nhiều người qua lại, không khí hay bị ô nhiễm.

Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận về các nghề nghiệp

Mục tiêu:

- Kể được tên các nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.

- Liên hệ được các nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân địa phương.

Bước 1: Làm việc theo nhóm

GV chia các em HS thành các nhóm 4 - 6 HS, một số nhóm quan sát và thảo luận về các nghề nghiệp chính của nhân dân ở làng quê dựa vào những hình ảnh đã• sưu tầm được và kinh nghiệm của HS. Các nhóm còn lại cũng dựa vào những tranh ảnh về các nghề nghiệp đã• sưu tầm được để thảo luận về các nghề nghiệp của nhân dân sống ở các đô thị. (GV cần lưu ý phân phát đều tranh ảnh và các hiện vật HS đ•ã sưu tầm để nhóm nào cũng có những tranh ảnh, hiện vật thể hiện các nghề nghiệp chủ yếu của người dân sống ỏ các làng quê và đô thị). Kết quả thảo luận được từng nhóm ghi ra giấy.

Bước 2: Làm việc chung toàn lớp

Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm tìm hiểu về các nghề nghiệp của người dân sống ở làng quê trình bày trước, sau đó đến các nhóm tìm hiểu về các nghề nghiệp của đô thị.

Trong khi các nhóm trình bày, GV tóm tắt nội dung trình bày của từng nhóm và bổ sung thêm các ý kiến bổ sung của các nhóm tiếp theo lên bảng thành 2 cột như hình 4.

Môn tự nhiên và xã hội là gì

Hình 4

Kết luận: GV tóm tắt lại kết quả trình bày của HS: ở làng quê người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công,... ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy, công ty ...

Hoạt động 3. Giới thiệu về quê hương chúng ta

Mục tiêu:

- Dựa trên những đặc điểm chung của làng quê, đô thị và các nghề nghiệp của người dân sống ở các khu vực đã• học học ở trên, HS liên hệ và giới thiệu về những nét đặc trưng của địa phương và nghề nghiệp của nhân dân địa phương mình.

- Khơi dậy tình yêu quê hương cho HS.

Bước 1: Làm việc theo nhóm

Từng nhóm thảo luận về dàn ý bài giới thiệu sau đó tập để có cách giới thiệu hấp dẫn về địa phương mình.

Nếu thấy HS cần GV có thể gợi ý:

Tên địa phương: X•ã, huyện hoặc phường, quận ...(hoặc đơn vị nhỏ hoặc lớn hơn)

Đặc điểm: Cây cối, nhà cửa, sông hồ, đồng ruộng, phố sá, giao thông...

Các nghề nghiệp chính của nhân dân và các sản phẩm, đặc sản (nếu có) do người dân địa phương làm ra.

Bước 2: Làm việc theo lớp

- Các nhóm cử đại diện lên giới thiệu về địa phương mình như đ•ã thảo luận ở tổ.

- GV và cả lớp cùng đánh giá và tổ chức khen hoặc thưởng(nếu có) cho nhóm có bài giới thiệu chính xác và hấp dẫn nhất.

Thực hành

Hãy lựa chọn một bài học nào đó trong chủ đề và lập kế hoạch dạy học.

Chủ đề Tự nhiên

Nội dung dạy học của chủ đề

Chủ đề Tự nhiên là kết quả của việc tích hợp các bài học về thực vật, động vật và bầu trời và Trái Đất của môn Tự nhiên x•ã hội lớp 3 cũ với nội dung giáo dục sức khoẻ. Nội dung dạy học chủ yếu của chủ đề là:

  • Đặc điểm cấu tạo và môi trường sống của một số cây, con vật phổ biến. Ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
  • Một số hiện tượng tự nhiên như thời tiết, ngày và đêm, các mùa...
  • Sơ lược về hệ Mặt trời, Trái Đất và các vận động của Trái Đất.
  • Một số biểu tượng về sông, hồ, suối, lục địa, đại dương, các dạng địa hình...

Lưu ý về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Các phương pháp dạy học thường sử dụng trong mỗi bài học ở chủ đề này là quan sát, thảo luận, hỏi đáp.

Đối với các đối tượng quan sát là vật thật: rễ, thân, lá, hoa, quả và một số con vật... cần làm cho các em huy động nhiều giác quan vào quá trình tri giác để có thể hình thành những biểu tượng sinh động, đầy đủ về các cây và con vật.

Phương pháp điều tra cũng sử dụng nhiều với các bài về thực vật và động vật. Việc sử dụng phương pháp này được bắt đầu từ việc yêu cầu các em học sinh sưu tầm: ảnh chụp hoặc tranh vẽ về các con vật, các bộ phận của cây cũng như các cây và con vật ... Tiếp theo đó trên các tiết học các em sẽ quan sát, so sánh, phân loại, nhận xét, xử lý các thông tin đã• sưu tầm được qua các hoạt động quan sát, thảo luận, hỏi đáp và trình bầy kết quả điều tra thông qua các hoạt động giới thiệu, trình bày, báo cáo trước nhóm, lớp ...

Phương pháp thực hành được sử dụng khá phổ biến trong chủ đề. Như thực hành với quả địa cầu nhằm củng cố vị trí của các cực Bắc, Nam, xích đạo, Bắc và Nam bán cầu; Thực hành để biết và củng cố kiến thức về chuyển động của Trái Đất; thực hành thí nghiệm để hiểu được khái niệm ngày, đêm; thực hành vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, vẽ hình đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên; thực hành để biết trong thân cây có nhựa...

Các hình thức tổ chức dạy học thường sử dụng ở chủ đề này là dạy học trong lớp: theo nhóm, theo lớp, tham quan và trò chơi.

Thăm quan (đi thăm thiên nhiên) cũng được sử dụng sau khi học về các cây và con vật để củng cố những kiến thức về sự đa dạng của động, thực vật và đặc điểm của chúng. Địa điểm thăm quan là vườn bách thảo, vườn bách thú hoặc công viên, vườn trường, khu sinh thái ... tuỳ theo điều kiện của từng địa phương.

Trò chơi:

Cũng giống như các chủ đề trước ở chủ đề này trò chơi cũng được khuyến khích sử dụng rộng r•ãi trong các bài học. Các trò chơi được sử dụng như: Bingo để phân loại một số cây theo cách mọc của thân; Gắn chữ vào sơ đồ câm để giúp cho học sinh nắm chắc vị trí của các cực, Xích đạo và các bán cầu; Trái Đất quay để củng cố kiến thức về sự vận động của Trái Đất; Thi kể về các hành tinh trong hệ Mặt Trời để mở rộng kiến thức về các hành tinh; Mặt Trăng chuyển động quanh Mặt Trời để củng cố kiến thức về hướng và cách chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất; Xuân, hạ, thu, đông để củng cố kiến thức về đặc điểm của các mùa trong năm; Tìm vị trí các đới khí hậu; Tìm vị trí các châu lục và đại dương...

Ví dụ về thiết kế bài học

BÀI 46: KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY

I - MỤC TIÊU

Sau bài học HS có thể:

Về kiến thức:

- Nêu được chức năng của lá cây.

- Kể ra được ích lợi của lá cây.

Về kỹ năng:

- Có kỹ năng làm thí nghiệm về sự thoát hơi nước của cây.

Về thái độ:

- Có tình yêu và ý thức bảo vệ cây xanh.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình vẽ trong SGK trang 88, 89.

- Chuẩn bị: Từ buổi sáng hôm trước hoặc 1, 2 hôm trước nữa GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm về sự thoát hơi nước của lá cây. Dùng túi ni lông trùm lên một cành lá ở một cây nào đó ở sân trường, rồi buộc túm miệng túi ni lông lại.

(Sau 1 hoặc vài ngày, lá cây thoát ra hơi nước và đọng lại trong túi nilông).

III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về chức năng của lá cây

Mục tiêu:

- HS biết được chức năng của lá cây.

- Có kỹ năng làm thí nghiệm tương tự về sự thoát hơi nước của lá cây.

Bước 1: Quan sát kết quả thí nghiệm ngoài thiên nhiên

GV đưa HS ra sân trường đứng xung quanh gốc cây đ•ã được làm thí nghiệm. GV yêu cầu một em HS hôm trước tiến hành làm thí nghiệm nói lại cách tiến hành thí nghiệm của mình.

GV hỏi để khảng định lại cho cả lớp biết:

- Trước khi trùm túi ni lông vào cành cây trong túi ni lông đ•ã có nước chưa? (chưa)

- Hôm qua trời mưa hay nắng? (trời nắng, nhưng nếu trời mưa thì nước mưa cũng không chảy vào trong túi được vì miệng túi đ•ã bị bịt kín).

- Như vậy nước ở trong túi ni lông là từ đâu mà ra? (nước được thoát ra cành và lá cây).

GV kết luận: Đó chính là sự thoát hơi nước của lá cây. Nhờ nước được thoát ra từ lá cây mà dòng nước liên tục được hút từ rễ, qua thân và đi lên lá làm cho lá luôn được giữ ở nhiệt độ thích hợp, điều đó cần thiết cho sự sống của cây.

Bước 2: Làm việc theo cặp trong lớp

- GV yêu cầu từng cặp HS dựa vào hình 1 trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau. Ví dụ:

+ Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?

+ Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? trong điều kiện nào?

+ Quá trình quang hợp của cây có tác dụng như thế nào đối với việc giữ gìn môi trường trong lành cho con người và động vật trên Trái Đất?

+ Quá trình hô hấp diễn ra khi nào? Trong quá trình hô hấp lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?

+ Lá cây có chức năng gì?

Bước 3: Làm việc chung cả lớp

- GV cho các cặp đặt câu hỏi và trả lời chéo nhau về chức năng của cây.

GV kết luận:

Lá cây có 3 chức năng: - Quuang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.

GV bổ sung thêm: Trong quá trình quanh hợp, lá cây hấp thụ khí các bô nic và nhả ra khí ôxy nên người ta tích cực trồng và bảo vệ cây để bảo vệ bầu không khí trong sạch. Đó cũng chính là khả năng kỳ diệu của lá cây.

Hoạt động 2. Tìm hiểu ích lợi của lá cây

Mục tiêu: HS kể ra được các ích lợi của lá cây

Các tiến hành:

Bước 1: Thảo luận nhóm

GV chia HS thành các nhóm 5-6 HS và yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển hoạt động của nhóm mình. Các nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và các hình vẽ trang 89 để nói lá cây được sử dụng vào những việc gì trong cuộc sống hàng ngày (càng liệt kê tỷ mỷ càng tốt).

Bước 2: Trò chơi tiếp sức

- GV chia HS được chia làm hai đội và đặt tên cho mỗi đội. (ví dụ Đội A và Đội B)

- Từ mỗi đội cử ra 5 HS tham gia chơi. Các em HS còn lại là cổ động viên cho đội mình.

- 5 em HS trong một đội đứng thành hàng dọc hoặc ngang cách đều bảng bằng một vạch quy định.

- GV kẻ hình vẽ phía dưới lên bảng và ghi tên của 2 đội chơi vào từng bên của hình.

- Khi GV hô: “bắt đầu” từ mỗi đội em HS đứng trên cùng sẽ lên viết vào phần bảng của đội mình tên một lá cây và ích lợi của nó vào các cột tương ứng ở trên bảng, em tiếp sau tiến lên vị trí sát vạch và chờ để em thứ nhất đưa phấn để viết tiếp tên và ích lợi của lá cây thứ 2 ...

- Sau một khoảng thời gian nhất định nếu đội nào ghi được nhiều tên và ích lợi của các lá cây đội đó thắng cuộc.

Môn tự nhiên và xã hội là gì

Thực hành

Hãy lựa chọn một bài học nào đó trong chủ đề và lập kế hoạch dạy học.

Học qua băng hình

Hãy xem hai trích đoạn băng hình : bài Vệ sinh môi trường và bài Sự chuyển động của Trái Đất và trả lời các câu hỏi sau:

1. Hãy chỉ ra những thành công của tiết dạy.

2. Hãy chỉ ra những hạn chế của tiết dạy.

3. Anh chị sẽ cải tiến như thế nào để tiết dạy có thể phù hợp với điều kiện giảng dạy của mình và làm cho nó có thể đạt hiệu quả cao hơn?

Môn xã hội và môn Tự nhiên là gì?

Khối ngành khoa học xã hội (KHXH) bao gồm các môn: Ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân… còn khối ngành khoa học tự nhiên (KHTN) thì bao gồm các môn như: Toán, vật lý, hóa học, sinh học. Và từ trước đến nay luôn tồn tại sự so sánh giữa học sinh, sinh viên của hai khối ngành này.

Nội dung môn Tự nhiên và xã hội gồm bao nhiêu chủ đề?

  1. Nội dung giáo của CT môn TN &XH được cấu trúc như thế nào, có khác gì so với Chương trình hiện hành? Về nội dung giáo dục, Chương trình Tự nhiên và Xã hội bao gồm 6 chủ đề: Gia đình, Trường học, Cộng đồng địa phương, Thực vật và động vật, Con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời.

Môn Tự nhiên xã hội có mặt từ khi nào?

+ Năm 1981 môn học được đổi tên thành Tự nhiên và xã hội. Nội dung của môn học bao gồm các iến thức được tích hợp từ các ngành hoa học như: Sinh học, Ðịa lí, Hóa học, Vật lí, Lịch sử, Môi trường, Dân số và Sức hỏe,…

Môn học Tự nhiên và xã hội tiếng Anh là gì?

Môn tự nhiên và xã hội (natural and social sciences) tích hợp (integrate) những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội, góp phần đặt nền móng ban đầu (contributing to laying the inital foundation) cho việc giáo dục về khoa học tự nhiên (natural science) và khoa học xã hội (social science) ở các cấp học trên.