Bàn tay bàn chân lạnh là bệnh gì năm 2024

Khí hậu lạnh có thể khiến bàn chân thường xuyên bị lạnh. Ngoài ra, chân lạnh còn do máu lưu thông kém, hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn như:

  • Thiếu máu
  • Bệnh tim
  • Suy giáp
  • Tắc nghẽn động mạch hoặc mạch máu bị co thắt
  • Bệnh động mạch ngoại biên
  • Hiện tượng Raynaud: Hiện tượng co thắt các động mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan.
  • Lạnh chân còn có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Thuốc trị huyết áp cao hay thuốc trị nhức đầu

Ngay cả khi thỉnh thoảng bị lạnh chân, cũng phải đi khám bệnh để đảm bảo rằng các triệu chứng chỉ là tạm thời và không phải là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn.

Bàn tay bàn chân lạnh là bệnh gì năm 2024

Mang vớ là cách đơn giản và hiệu quả để giữ ấm chân

Shutterstock

Cách điều trị chứng bàn chân lạnh

Hãy thực hiện các bước sau để điều trị bàn chân lạnh tại nhà:

  • Mang vớ để giữ ấm cho bàn chân
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng
  • Kê cao chân bằng gối khi nằm
  • Uống đủ nước
  • Không hút thuốc

Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân và tay trong nước ấm pha với chút muối từ 10 - 15 phút. Có thể cho vào nước ngâm chân một chút tinh dầu hoa cúc, nhục quế hoặc oải hương để khí huyết lưu thông dễ hơn.

Ngoài ra, cũng không nên mang vớ hoặc mặc quần áo quá chật vì sẽ cản trở lưu thông máu.

Nếu thường xuyên bị lạnh chân và điều trị tại nhà không hiệu quả, hãy đi khám vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh tiềm ẩn, theo Cleveland Clinic.

Chân tay lạnh không kể thời tiết là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe cơ thể. Bạn không được chủ quan với tình trạng này.

Nguyên nhân dẫn tới gây bệnh chân tay lạnh

– Hệ tuần hoàn trong cơ thể bị “trục trặc”: Khả năng hoạt động của tim cũng giảm đi đáng kể. Quá trình lưu thông máu không ổn định khiến lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ.

Ngoài ra, những người bị thiếu máu cũng dễ mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là gan bàn tay, bàn chân luôn trong trạng thái lạnh ngắt dù là trời nóng hay lạnh.

Bàn tay bàn chân lạnh là bệnh gì năm 2024

Bàn tay bàn chân bạn luôn cảm thấy lạnh có thể là dấu hiệu của bệnh lý

– Khí huyết không lưu thông: Nhiệt độ ngoài trời hạ thấp làm các thành mạch co lại. Khí huyết không được lưu thông thuận lợi có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Khả năng hoạt động của gan và thận cũng bị ảnh hưởng. Lượng máu lưu thông không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Chân tay luôn trọng trạng thái lạnh và nhợt nhạt.

– Sự thay đổi các hoocmôn, đặc biệt là các hoocmôn sinh sản: Chính vì vậy mà nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới. Cơ thể nữ giới vào kỳ kinh nguyệt bị mất một lượng máu khá lớn khiến nhiệt độ cơ thể có thể giảm đi đôi chút.

– Các yếu tố bệnh tật: Những người có tiền sử mắc các bệnh như: tim mạch, viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu thường bị chân tay lạnh. Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể làm chứng bệnh này thêm nặng.

Cách phòng tránh bệnh chân tay lạnh

Một chế độ ăn uống và vận động hợp lý sẽ giúp bàn tay (chân) luôn ấm áp khi đông về.

– Giữ ấm cơ thể: Trời lạnh, bạn cần đặc biệt chú ý giữ ấm tay chân, đặt biệt là đôi chân. Nên sử dụng các loại tất chân, tay mềm mại và có khả năng giữ ấm cũng như thấm hút mồ hôi tốt.

Bàn tay bàn chân lạnh là bệnh gì năm 2024

Hãy giữ ấm bàn tay, bàn chân bằng việc đeo tất ấm

Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân và tay trong nước ấm pha chút muối từ 10 – 15phút. Lau khô rồi đi tất ấm. Tuyệt đối không để chân, tay tiếp xúc với đất hoặc nước lạnh.

Có thể ngâm cho vào nước ngâm chân tay một chút tinh dầu hoa cúc, nhục quế hoặc oải hương vì chúng giúp khí huyết lưu thông dễ dàng hơn.

Ngoài ra, cũng không nên đi tất chân, tay hoặc mặc quần áo quá chật để giữ ấm vì như vậy sẽ không tốt cho việc lưu thông máu trong cơ thể.

– Thường xuyên vận động. Vận động nhiều sẽ làm “ấm nóng” cơ thể, tăng cường và điều tiết tuần hoàn máu. Đừng để chân tay “ngủ yên” trong những đôi tất ấm. Vận động chân tay thường xuyên để giúp giãn nở mạch máu và lưu thông khí huyết tốt hơn. Sắc da chân tay sẽ không bị tái xám và buốt lạnh.

– Ăn uống hợp lý. Những đồ có nhiều calo và chất béo sẽ là sự lựa chọn của bạn trong mùa đông giá rét vì chúng cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng để sản sinh nhiệt lượng “sưởi ấm” cơ thể.

Bạn cũng đừng quên bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các axít amin. Các loại vitamin và khoáng chất này giúp tăng lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức đề kháng. Nên ăn nhiều cà rốt, cà chua súp lơ, ớt, tiêu…

Sự “ưu ái” một nhóm thực phẩm nhất định sẽ không tốt cho sức khoẻ cơ thể. Hãy ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm. Tuyệt đối không nên để bụng đói vì khi đói, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm hơn so với ở mức bình thường.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.