Bản sao y công ty là gì

Đối với các thủ tục hành chính, chúng ta thường gặp khó khăn đối với việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sao cho đúng hình thức theo quy định của pháp luật. Trong đó, dễ nhầm lẫn nhất là hình thức sao y bản chính các giấy tờ. Vậy sao y bản chính là gì? Quy định của pháp luật về hình thức bản sao này như thế nào? Phân biệt với các hình thức bản sao khác dựa vào đâu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề pháp lý này.

Bản sao y công ty là gì
Sao y bản chính là gì

Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào đề cập đến thuật ngữ pháp lý và giải thích về định nghĩa sao y bản chính là gì. Tuy nhiên, căn cứ vào Nghị định số 30/2020NĐ-CP có quy định về bản sao y. Từ đó, có thể hiểu sao y bản chính như sau:

– Sao y bản chính là hoạt động được thực hiện đối với các văn bản, giấy tờ để tạo thành bản sao y, được sử dụng trong các thủ tục hành chính, công tác văn thư hoặc thành phần hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong đó:

+ Bản sao y là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.

+ Bản chính văn bản giấy là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền; Khác với bản gốc văn bản là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.

Gía trị pháp lý 

Đối với bản sao y bản chính là gì được công nhận giá trị pháp lý như sau:

Căn cứ Khoản 2, Điều 3, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của bản sao chứng thực từ bản chính như sau:

– Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Theo đó, bản sao y bản chính có thể thay thế được bản chính hoặc để đối chiếu tại các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nhất định phụ thuộc vào quy định nội bộ, quy định của pháp luật mà việc sử dụng bản sao y sẽ khác nhau.

Thời hạn sử dụng

– Căn cứ vào nội dung đã được quy định tại Khoản 2, Điều 3, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì pháp luật không có quy định về thời hạn của bản sao y công chứng.

– Tuy nhiên, nếu bản gốc của bản chính của bản sao y đó có sự thay đổi về nội dung, hoặc không còn thời hạn sử dụng thì khi đó giá trị của bản sao y sẽ không còn.

Để có thể áp dụng và thực hiện các quy định về sao y bản chính là gì thì chúng ta cần phải phân biệt được giữa hoạt động sao y bản chính và hoạt động sao lục và trích sao. Cụ thể như sau:

– Bản sao lục là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản sao y, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.

–  Bản trích sao là bản sao chính xác phần nội dung của bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần trích sao, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.

Như vậy, hoạt động sao y bản chính được thực hiện trước hoạt động sao lục bởi sao lục có thể được tạo thành từ bản sao y. Trong khi đó, bản trích sao chỉ là văn bản thể hiện một phần nội dung của bản chính, còn sao y bản chính cần phải thể hiện một cách đầy đủ toàn bộ nội dung của bản chính.

Trên đây là những nội dung quy định pháp lý cơ bản về sao y bản chính là gì do Công ty luật ACC cung cấp đến bạn đọc. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhiều hơn và cung cấp dịch vụ pháp lý nếu có yêu cầu qua các phương thức sau: Hotline: 19003330; Zalo: 084 696 7979; Gmail: ; Website: accgroup.vn.

Nội dung chi tiết

Sao y bản chính hay còn được gọi là sao y công chứng, bản sao y… Đôi khi nhiều người gọi bản sao y là bản sao. Vậy Bản sao là gì và khác gì với bản photo?

Cơ sở pháp lý

Luật Công chứng 2014

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

Bản sao là gì?

Là bản photo, sao chụp được xác nhận “sao y bản chính” của các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan nhà nước cấp xã phường, quận huyện hoặc xác nhận của công chứng viên, văn phòng công chứng, có đóng dấu xác nhận và được lưu sổ sao y tại cơ quan đó.

Bản sao có thể tồn tại dưới hai dạng:

+ Bản chụp từ bản chính: thường gặp nhất là phô tô từ bản chính;

+ Bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc (Sổ gốc là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp): thường gặp nhất là bản sao Giấy khai sinh.

Bản photo là gì?

Là bản được tự ý sao chụp bằng các công nghệ in ấn nhưng chưa có bất kì sự xác nhận nào, không có đóng dấu, chỉ đơn thuần là bản photo đen trắng ra từ bản gốc.

Điểm khác nhau giữa bản sao và bản photo

Bản sao có giá trị pháp lý cao hơn do đã được một cơ quan kiểm soát và đứng ra đảm bảo tính chính xác của những thông tin trên bản này hoàn toàn trùng khớp với bản chính. Bản photo thường do tự cá nhân, chủ thể cung cấp nên tính chính xác không thể kiểm tra được, từ đó giá trị pháp lý cũng thấp hơn.

Xem thêm:

>>> Khi ly hôn ai được quyền nuôi con? Và cần điều kiện gì?

>>> Hai mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn và lưu ý khi lập

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

www.luatthienminh.vn

Trân trọng !

Doanh nghiệp có thẩm quyền sao y bản chính không? Việc công ty tự ý đóng dấu sao y bản chính lên giấy tờ, hợp đồng, hóa đơn, giấy đăng ký kinh doanh…có giá trị pháp lý không? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về doanh nghiệp

Sao y bản chính là việc nhân bản tài liệu gốc ra làm nhiều bản sao khác nhau, được chứng thực là chính xác so với bản gốc. Vậy doanh nghiệp có thẩm quyền sao y bản chính các giấy tờ không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc và doanh nghiệp quan tâm. Nếu bạn và doanh nghiệp của bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về doanh nghiệp và chứng thực hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169, để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.

2. Doanh nghiệp có thể tự sao y bản chính giấy đăng ký kinh doanh không?

Nội dung tư vấn: Chào Luật sư!Lời đầu tiên, xin được gửi lời chúc mừng năm mới tới Luật sư cũng như các cộng sự, chúc các anh/chị năm mới nhiều niềm vui, hạnh phúc. Xin phép nhờ Luật sư tư vấn giúp em một nội dung sau ạ: Theo em hiểu thì việc đóng dấu sao y bản chính sẽ:được thực hiện bởi chính công ty nếu tài liệu/văn bản đó do công ty phát hành (ví dụ như thông báo, quyết định....)  mà không cần sự chấp thuận/phê duyệt của cơ quan chức năng hoặc bên thứ 3; được thực hiện bởi cơ quan/tổ chức có thẩm quyền (văn phòng công chứng) đối với các tài liệu khác. Tuy nhiên, gần đây em có nghe được thông tin, đối với Giấy ĐKKD của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể đóng dấu sao y và đóng dấu đỏ của doanh nghiệp. Em băn khoăn thông tin này có chính xác không ạ? Cảm ơn Luật sư.

Trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được trả lời câu hỏi của anh như sau

Căn cứ vào Điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau:

“1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

a) Tên doanh nghiệp;

b) Mã số doanh nghiệp.

Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Căn cứ Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền chứng thực giấy tờ từ bản chính ra bản sao như sau:

"Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

….

6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà."

Sao y bản chính là việc nhân bản tài liệu gốc ra làm nhiều bản sao khác nhau, được chứng thực là chính xác so với bản gốc. Theo các quy định trên, cơ quan có thẩm quyền xác nhận sao y bản chính các tài liệu, văn bản gốc là các công chứng viên, người đại diện có thẩm quyền của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội ban hành văn bản được sao y, cơ quan nào đã ban hành văn bản thì cơ quan đó có thẩm quyền cấp bản sao văn bản. Vì vậy, đối với những văn bản do doanh nghiệp bạn ban hành thì doanh nghiệp của bạn có thẩm quyền cấp bản sao văn bản, còn đối với những tài liệu, văn bản khác không do doanh nghiệp ban hành thì doanh nghiệp bạn không có thẩm quyền được chứng thực sao y bản sao từ bản chính. Tóm lại, đối với Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể đóng dấu sao y và đóng dấu đỏ của doanh nghiệp mà bạn phải đến các cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền để thực hiện việc sao y này. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.