Bài văn về vấn đề mặc đồng phuc

Bắt đầu năm học mới, câu chuyện về đồng phục của học sinh lại tiếp tục "nóng". Theo khảo sát của Báo Lao Động, nhiều học sinh bày tỏ sự yêu thích về kiểu dáng và ý nghĩa của đồng phục. Bên cạnh đó, một số em cho rằng đồng phục hiện nay còn đơn điệu, chưa có tính thẩm mỹ.

“Đồng phục như kỷ vật của thanh xuân”

Chia sẻ về ý nghĩa của bộ đồng phục, em Nguyễn Thị Yến Nhi - học sinh Trường THPT Hàn Thuyên (Bắc Ninh) cho rằng, đồng phục của trường giống một “thương hiệu riêng”, người ngoài nhìn vào có thể dễ dàng nhận ra học sinh trường. Yến Nhi cảm thấy tự hào khi khoác trên mình chiếc áo với màu sắc riêng và được in logo của trường.

Nữ sinh cho biết, đồng phục của trường bao gồm áo sơ mi dài tay được may bằng vải kate chuyên dụng, áo khoác màu xanh dương đậm được may bằng vải chuyên dụng cho áo gió, bộ đồ thể chất gồm áo và quần có chất liệu vải mát, thấm hút mồ hôi. Trường còn có thêm áo polo để học sinh mặc ngày thường.

“Đối với em, đồng phục như kỷ vật của thanh xuân. Khi nhìn những bức ảnh chụp bản thân mặc đồng phục, em cảm nhận được sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ. Vì vậy hầu hết thời gian đi học, đi chơi hay tham gia hoạt động khác em vẫn thường xuyên mặc áo khoác đồng phục trường" - Yến Nhi nói.

Đồng quan điểm, em Nguyễn Ngọc Ánh - học sinh Trường THPT Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ, em thích đồng phục bởi nó mang vẻ đẹp của học sinh đơn thuần. Chỉ với bộ đồ áo sơ mi trắng - quần đen, nhưng đã được thiết kế tỉ mỉ nhằm bộc lộ sự thanh lịch, nhã nhặn và kín đáo, chuẩn mực của học sinh.

Nữ sinh kể: “Một số bạn không thích mặc đồng phục vì cho rằng mặc đồng phục giống nhau không đẹp, không thể hiện được cá tính riêng. Nhưng cá nhân em lại thấy đồng phục giúp xoá bỏ ranh giới, hòa nhập và dễ kết thân với nhau hơn”.

Bài văn về vấn đề mặc đồng phuc
Với nhiều học sinh, đồng phục có ý nghĩa đặc biệt. Ảnh: Ngọc Ánh

Em Nguyễn Hồng Nhung - học sinh Trường THPT An Dương (Hải Phòng) cũng bày tỏ sự yêu thích đối với đồng phục trường. Với Nhung, đồng phục còn thể hiện được bề dày truyền thống cũng như nét đẹp tri thức của ngôi trường đó.

“Tuy chỉ có áo sơ mi ngắn tay màu trắng điểm xuyết cổ áo viền xanh và chiếc quần âu đen nhưng cũng đủ toát lên được vẻ đẹp thanh thoát, nghiêm chỉnh của học sinh trường cấp ba An Dương” - Hồng Nhung tự hào nói.

Bài văn về vấn đề mặc đồng phuc
Đồng phục học sinh Trường THPT An Dương. Ảnh: Hồng Nhung

Vẫn còn đồng phục thiếu tính thẩm mỹ

Em Đỗ Thanh Hải - học sinh Trường THPT Ninh Giang (Hải Dương) cho rằng, đồng phục học sinh hiện nay chưa có tính thẩm mỹ cao mà chỉ đơn thuần là hài hoà, tươi sáng. Hiện tượng đồng phục bị trùng nhau giữa các trường trên địa bàn diễn ra khá nhiều, nếu không trùng về áo khoác mùa đông thì cũng trùng đồng phục thể thao.

“Em nghĩ nên có một buổi cho các bạn học sinh mặc áo đồng phục của riêng lớp đến trường hoặc những bộ quần áo bình thường nhưng vẫn đủ kín đáo để các bạn có thể thoải mái thể hiện bản thân" - Thanh Hải bày tỏ.

Cùng ý kiến trên, em Nguyễn Thị Quyên - học sinh Trường THPT Hậu Lộc 1 (Thanh Hoá) chia sẻ, em nghĩ có thể mặc đồng phục vào đầu tuần và cuối tuần. Bởi nếu mặc cả tuần thì học sinh sẽ không còn cảm giác hứng thú, hào hứng với việc mặc đồng phục mà cảm thấy bị ép buộc, chán nản.

Em Lê Xuân Đình Dương - học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) cho rằng, đồng phục của học sinh cấp ba hiện nay chỉ đơn thuần quần xanh đen và áo trắng, chưa có nhiều điểm nhấn trên đồng phục.

“Nếu so sánh với đồng phục của các nước khác, em cảm thấy đồng phục Việt Nam vẫn còn khá đơn giản, chưa có nhiều điểm nhấn, tính thẩm mỹ không cao như đồng phục của Hàn Quốc, Nhật Bản và không có sự hiện đại, tự do như đồng phục của Mỹ, Anh" - Đình Dương bộc bạch.

Nghị luận về vấn đề trang phục học đường là một trong những đề bài văn nghị luận thường gặp trong chương trình Văn lớp 8. Hãy cùng doctailieu.com tìm hiểu cách làm cho đề bài này qua dàn ý và bài tham khảo dưới đây nhé!

Dàn ýnghị luận về vấn đề trang phục học đường

1. Mở bài

Người xưa có câu: ” Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”.

Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân.

Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.

2. Thân bài

+ Ý nghĩa việc lựa chọn trang phục

- Có thể nhận biết được nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người.

- Góp phần thể hiện nhân cách con người.

- Giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.

+ Nhận định về trang phục đẹp

- Việc lựa chọn trang phục hết sức quan trọng.

- Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp .

- Trang phục thể hiện tính cách:

+) Trang phục đơn giản? Người giản dị, không cầu kì.

+) Trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút? Người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.

+ Quan điểm về đồng phục học sinh

- Tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học.

- Xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp.

- Học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trg

+ Về đồng phục áo dài của nữ sinh

- Thể hiện nét duyên dáng của nữ sinh

- Không gì đẹp mắt choa bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường

- Đem lại nét đẹp cho nữ sinh nhưng cũng tạo nên một số khó khăn trong các sinh hoạt tập thể.

+ Khẳng định về trang phục đẹp

- Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người.

- Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.

- Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người.

- Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống.

3. Kết bài

Nói tóm lại việc lựa chọn trang phục phù hợp, đẹp là điều mà chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp văn hóa

Xem thêm: Nghị luận xã hội về bản lĩnh sống

Bài tham khảo nghị luận về vấn đề trang phục học đường

Bài tham khảo 1

Tục ngữ có câu “Cái răng, cái tóc là gốc con người”. Đầu tóc, vẻ bề ngoài, trang phục thể hiện được tính cách, văn hóa của một người. Chính vì vậy, việc lựa chọn trang phục đối với mỗi người là rất quan trọng, đặc biệt là trang phục của học sinh ngày nay.

Trang phục bao gồm quần áo, giày dép, túi xách và những phụ kiện đi kèm như vòng tay, vòng cổ,… Trang phục của học sinh là bộ quần áo đồng phục khi đi học; là những bộ quần áo đơn giản, hợp lứa tuổi khi ở nhà, đi chơi. Khi đến trường, học sinh mặc những tấm áo trắng với phù hiệu của trường, mặc quần âu tím than, gợi một vẻ trong sáng hay học sinh khoác trên mình bộ áo dài duyên dáng, cũng có trường đồng phục là những chiếc váy xếp, quần tây. Tuy không quá rực rỡ, nổ bật nhưng quần áo đồng phục vẫn rất đẹp. Còn khi ở nhà, đi chơi, những chiếc quần ngố, áo phông, sơ mi lại rất phù hợp. Trang phục không cầu kì mà vẫn đẹp.

Nhưng ngày nay, rất nhiều học sinh ăn mặc lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Những bộ đồng phục giúp những học sinh dù giàu hay nghèo cũng trở nên bình đẳng. Thế nhưng, nhiều học sinh dù giàu hay nghèo vẫn muốn “chơi trội”, khi đến trường thì làm cho những bộ đồng phục trở nên “biến dị”. Những chiếc quần đồng phục được cắt sửa, bó sát vào cơ thể, những chiếc váy đồng phục thì được cắt cho thật ngắn. Rồi trên mặt những học sinh nào ấy nào là phấn son, tóc để xõa, lòa xòa, nhuộm xanh, nhuộm đỏ. Con trai thì vuốt tóc dựng ngược, trông như những cái đinh. Con gái đi giày cao gót, con trai đi dép tông, trông thật lố lăng, không giống như đang trong trường học,mà như một sàn diễn “thời trang”. Còn khi ở nhà, đi chơi, những bộ trang phục càng trở nên lố lăng hơn. Những nữ sinh “thùy mị” thì mặc những cái quần bó gấu, rách, hay những chiếc quần soóc siêu ngắn, những chiếc áo dây hở hang, trên mặt thì trang điểm thật đậm, chân đi những đôi guốc siêu cao. Còn nam sinh thì mặc những chiếc quần mài, rách, đôi khi còn có cả vết săm trên người. Chắc hẳn, nhìn những người như vậy, ít ai nghĩ họ là học sinh, là lứa tuổi trong sáng.

Nguyên nhân của hiện tượng này thì có rất nhiều, công nghệ thông tin phát triển đồng nghĩa với việc con người tiếp xúc nhiều hơn với mạng thông tin. Học sinh cũng vậy, tiếp xúc với những điều tốt và cả xấu. Điều đó cũng ảnh hưởng không hề nhỏ tới cách ăn mặc của học sinh ngày nay. Có những cô cậu học trò muốn thể hiện mình đẹp, giỏi và muốn thể hiện “đẳng cấp”, họ đã đua đòi, học thói hư, tật xấu, ăn mặc sao cho thật mốt, sành điệu để trở thành “công chúa, hoàng tử” xinh đẹp. Họ không hiểu rằng ăn mặc như vậy tuy mốt nhưng rất lố lăng, không phù hợp với lứa tuổi. Có những người bị bạn bè lôi kéo, rủ rê nên đánh mất bản thân vào ăn chơi, lúc nào cũng đua đòi làm đẹp, sành điệu. Cách ăn mặc tưởng chừng là “đẹp” ấy lại đem lại rất nhiều tác hại… Trang phục phản ánh văn hóa, nhân cách của mỗi người. Đánh giá một người là học sinh ngoan giỏi đâu phải là đánh giá học lực mà đạo đức còn vô cùng quan trọng. Khi đến trường, mặc đồng phục chỉnh tề, trang nghiêm, đầu tóc gọn gàng; ở nhà, đi chơi ăn mặc đơn giản thì hẳn ai nhìn cũng thấy mến ta, có thiện cảm với ta, dù ta học lực chưa giỏi. Nhưng có người tuy học giỏi nhưng ăn mặc lố lăng, lôi thôi thì chẳng ai thấy thiện cảm, chỉ muốn tránh xa. Mình tưởng ăn mặc “hợp mốt” là người bị người ta chê, cảm thấy các cảm, không muốn giao lưu, tiếp xúc vơi mình.

Vậy tại sao phải thật mốt? Nhìn học sinh như vậy, người ta sẽ đánh giá là kẻ có chữ nhưng không có văn hóa, hiểu thế nào. Hơn nữa, việc chạy theo mốt còn kém. Hết chạy theo mốt này, rồi mốt kia, biết bao nhiêu tiền cho vừa. Rồi việc chạy theo mốt khiến cho kinh tế gia đình tốn kém, tốn nhiều thời gian, không còn thời gian để học tập, việc học hành lơ là, giảm sút, vừa ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của bản thân, vừa khiến bố mẹ lo lắng, đau lòng. Là học sinh, hành động đó không thể chấp nhận được. Có những người khi đã xinh đẹp và sành điệu rồi thì trở nên kiêu kì, lúc nào cũng coi thường, chê bai người khác, nhiều khi nói những lời khiến mình trở thành kẻ hợm hĩnh, khiến người khác tổn thương, tránh xa mình. Thậm chí khi hết tiền mua đồ họ lại nghĩ đến việc trộm cắp tiền. Là học sinh, hành động đó là không thể chấp nhận được.

Mỗi chúng ta, là học sinh, đã có ý thức, suy nghĩ hiểu biết, phải luôn biết cách chọn trang phục. Trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự trong sáng của tuổi học trò và phải phù hợp với kinh tế gia đình. Mỗi người phải biết suy xét thật kĩ trước khi lựa chọn, mua trang phục. Học sinh không nên đua đòi, chạy theo mốt này, mốt nọ, phải có suy nghĩ đúng đắn về trang phục. Hơn nữa, nhà trường cần phải nghiêm ngặt hơn trong việc quản lí học sinh về trang phục, nhân cách. Gia đình cũng cần quan tâm hơn về cách ăn mặc của con cái. Hãy ăn mặc thật đơn giản, phù hợp mà lại thật đẹp, các bạn nhé!

Mặc trang phục là để cho người khác ngắm, nhưng với cách ăn mặc lố lăng thì không ai muốn ngắm, đặc biệt là ở lứa tuổi học đường ngày nay. Tự tin, trong sáng và văn hóa là những gì ta nhận được khi ta ăn mặc thật đẹp, phù hợp với lứa tuổi. Hơn nữa, còn được mọi người yêu mến, ngắm nhìn. Chính vì vậy, mỗi học sinh chúng ta hãy luôn mặc thật phù hợp với mình, không nên đua đòi, chạy theo mốt mới.

Xem thêm: Nghị luận về chủ đề Hãy nói không với các tệ nạn xã hội

Bài tham khảo 2 nghị luận về vấn đề trang phục học đường

Các cụ ta thường dạy rằng: “Quen trông dạ, lạ trông áo quần”, từ đó đủ thấy tầm quan trọng của bộ trang phục đối với chúng ta. Cách ăn mặc cũng chính là cách mỗi người tự giới thiệu về bản thân mình với những người xung quanh. Rèn luyện sự chỉn chu, cẩn thận trong lựa chọn trang phục lại càng cần thiết và có ý nghĩa hơn với những học sinh trung học cơ sở - lứa tuổi vẫn còn đang cắp sách tới trường.

Cách ăn mặc của học sinh ngày nay vô cùng phong phú, muôn màu muôn vẻ. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận rằng, phù hợp nhất khi tới trường có lẽ chỉ có bộ đồng phục mà thôi. Ngoài vẻ đẹp giản dị, thường mang màu trắng tựa như sự hồn nhiên, trong trắng phù hợp với lứa tuổi học trò, bộ đồng phục còn xóa nhòa đi ranh giới giữa giàu nghèo, sang hèn, khiến cho mọi người đều hòa đồng, bình đẳng như nhau. Không chỉ vậy, mỗi khi nhìn thấy tấm phù hiệu trên tay áo, chắc hẳn bạn còn thấy gắn bó, tự hào về ngôi trường của mình nữa đúng không? Ấy thế mà, nhiều bạn lại coi đồng phục chỉ là bắt buộc, không tự giác mặc dẫn tới vi phạm nội quy. Tệ hơn nữa, có bạn lại cố gắng “cách tân” bộ đồng phục như mang cạp trễ, quần bó, áo chẽn,... làm mất đi vẻ đẹp thuần khiết của bộ trang phục này. Không chỉ vậy, ngoài giờ học, nhiều bạn còn chạy theo các mốt hàng hiệu. Mỗi khi xã hội theo một trào lưu mới thì bạn cũng diện một bộ cánh mới cho phù hợp với “thị trường”.

Nhưng các bạn đâu biết rằng, quan niệm đẹp của lứa tuổi chúng ta đâu chỉ dựa vào những “mốt” đó. Mặc đồ là phải phù hợp với lứa tuổi, ví dụ như tuổi chúng ta nên mặc những bộ đồ giản dị, kín đáo, lịch sự, thể hiện mình là người có giáo dục. Hay nếu đến đám tang, liệu bạn nên mặc đồ sẫm, tối hay sặc sỡ? Đó là sự phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp đấy! Còn một yếu tốkhác cũng ảnh hưởng tới quan niệm đẹp chính là điều kiện gia đình. Nếu bố mẹ bạn chỉ có thu nhập trung bình, có lẽ bạn nên hướng tới vẻ đẹp tiện dụng, giản dị mà giá cả phải chăng, thay vì những bộ đồ lộng lẫy mà giá cả chục triệu đồng.

Vậy đua đòi theo mốt nọ, mốt kia có hại gì mà chúng ta phải tránh? Mốt thời trang thường có giá khá cao, lại thường xuyên thay đổi, nếu muốn cập nhật thì bố mẹ bạn sẽ phải chi trả một khoản tiền không nhỏ để thỏa mãn sở thích vô tận đó. Ngoài ra, bạn cũng phải dành nhiều thời gian ngoài cửa hiệu để chọn đồ nữa chứ. Mà thời gian dành cho thời trang nhiều thì dĩ nhiên thời gian dành cho học tập sẽ ít đi. Khi đó, nếu kết quả học tập của bạn sa sút thì cũng không có gì khó hiểu. Không chỉ vậy, bạn còn đánh mất sự yêu thương và tôn trọng của người khác nữa. Thật là những hộ lụy khôn lường!

Thế thì chắc hẳn phải có nguyên nhân gì đó mới khiến các bạn từ bỏ nhiều thứ như vậy để đến với thời trang nhỉ? Xin thưa, phần lớn là do quan niệm sai lầm của chính các bạn, rằng phải ăn mặc theo mốt mới được coi là sành điệu, là đẳng cấp. Cũng có thể đó là do sự nuông chiều thái quá của các bậc phụ huynh, cái gì cũng đáp ứng khiến cho con em mình trở thành quen... Và còn nhiều lí do khác nữa mà các bạn nên xem lại bản thân mình đi nhé!

Chính Pi-e Các-đanh. Nhà tạo mốt nối tiếng của thủ đô Pa-ri nước Pháp, đã khẳng định: “Mốt phải hợp với lứa tuổi và hợp với túi tiền. Mốt không phải phát sinh từ thói đỏng đảnh của một nhóm người nào, mà là một hiện tượng xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó mốt là tài sản chung của tất cả mọi người, chứ không phải dành riêng cho giới thượng lưu quý tộc”. Bên cạnh đó, ngoài vẻ đẹp của trang phục bề ngoài là quần áo, thì hơn hết thảy các thứ trang sức ngọc ngà khác chính là vẻ đẹp của phẩm hạnh và trí tưệ. Nếu quần áo đẹp mà trí tuệ trống rỗng, tâm hồn khô khan thì chắc chắn sẽ không nhận được sự đánh giá xứng đáng từ người khác đâu, tôi cam đoan là như vậy đấy!

Không thể phủ nhận rằng, trang phục sẽ giúp tôn thêm vẻ đẹp của mỗi người chúng ta. Nhưng trước khi lựa chọn một bộ trang phục nào, khoác lên mình bộ cánh mới nào, các bạn đừng quên tự nhắc nhở mình rằng: trang phục và văn hóa luôn song hành và có quan hệ mật thiết với nhau, các bạn nhé!

--

Trên đây là dàn ý và một số bài mẫu nghị luận về vấn đề trang phục học đường mà các em có thể tham khảo để có thêm gợi ý cho bài làm của mình. Ngoài ra, doctailieu.com còn sưu tầm và tổng hợp rất nhiều bài văn nghị luận lớp 8 và văn mẫu lớp 8 khác phục vụ việc học văn của các em. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!