Bài tập trắc nghiệm vật lí 6 học kì 7

0Câu đúng

0Câu sai

0Đã làm

  • 1 Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2 Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3 Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Đăng nhập để lưu lại kết quả làm bài. Đăng nhập ngay !

Bài tập lí 7 trắc nghiệm và tự luận theo từng bài, từng chuyên đề, dạng bài, đủ học kì 1, 2 có đáp án, lời giải chi tiết cho ngân hàng câu hỏi

Chương I. Quang học

Đây là chương rất quan trọng trong chương trình Khoa học tự nhiên 7, các vấn đề xoay quanh chương là: ánh sáng, nguồn sáng, vật sáng, sự truyền ánh sáng, năng lượng của ánh sáng, hiện tượng ảnh quan sát được khi chiếu sáng vào vật, định luật phản xạ ánh sáng, ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, từ những kiến thức này có thể giải thích một số hiện tượng trong thực tế

Chương II. Âm học

Trong thực tế, âm thanh xung quanh con người ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, chương này giúp học sinh giải quyết các vấn đề về âm thanh phát ra từ đâu, độ to và độ cao của nó thay đổi ra sao khi tần số sóng âm lớn, hiện tượng phản xạ âm trong các hang động tại sao lại có và một số biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn

Chương III. Điện học

Điện là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của con người. Khi đến với chương điện học, học sinh sẽ được tìm hiểu về sự nhiễm điện do cọ xát, dòng điện và nguồn điện, tìm hiểu về một số chất dẫn điện và cách điện, các tác dụng của dòng điện như tác dụng từ, tác dụng sinh lí, tác dụng hóa học, tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. Ngoài ra, học sinh còn được tìm hiểu về một số đại lượng trong điện học là cường độ dòng điện và hiệu điện thế.

Câu 1: Một điểm sáng s đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d. So sánh d và d’

  1. d = d’
  2. d > d'
  3. d < d’
  4. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật.

Câu 2: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây?

  1. Hứng được trên màn và lớn bằng vật
  2. Không hứng được trên màn
  3. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật
  4. Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương

Câu 3: Một người cao 1,7m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

  1. 1,5mB. 1,25mC. 2,5mD. 1,7m

Câu 4: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 3m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

  1. 3mB. 1,25mC. 1,5mD. 1,6m

Câu 5: Chọn phát biểu đúng?

  1. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật
  2. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương
  3. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
  4. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật

Câu 6: Cho điểm sáng S trước gương phẳng, cách gương một khoảng 40cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là:

  1. 80cmB. 60mC. 40mD. 20m

Câu 7: Chọn câu trả lời sai?

  1. Gương phẳng là phần mặt phẳng nhẵn phản xạ hầu như hoàn toàn ánh sáng chiếu tới
  2. Chùm tia tới gương phẳng là chùm hội tụ thì chùm phản xạ cũng hội tụ
  3. Chùm tia tới gương phẳng là chùm phân kì thì chùm phản xạ cũng phân kì
  4. Chùm tia tới gương phẳng là chùm hội tụ thì chùm phản xạ phân kì và ngược lại

Câu 8: Nếu dùng một cái đèn pin chiếu một chùm sáng song song vào gương phẳng thì chùm sáng phản xạ sẽ là chùm nào trong các chùm sau?

  1. Song song
  2. Phân kì
  3. Hội tụ
  4. Không có trùm phản xạ trở lại

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng Ảnh của một một vật qua một gương phẳng luôn là?

  1. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật
  2. Ảnh thật cùng chiều và bằng vật, đối xứng nhau qua gương
  3. Ảnh ảo, cùng chiều, bằng vật, đối xứng nhau qua gương
  4. Ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật

Câu 10: Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có:

  1. Tia phản xạ và tia tới đối xứng nhau qua pháp tuyến
  1. Pháp tuyến là đường phân giác của góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới
  1. Góc phản xạ bằng góc tới
  1. A, B, C đều đúng

Câu 11: Khi soi gương ta thấy:

  1. Ảnh thật ở sau gương
  1. Ảnh thật trước gương
  1. Ảnh ảo ở sau gương
  1. Ảnh ảo ở trước gương

Câu 12: Vì sao ta nhìn thấy ảnh của một vật trong gương phẳng?

  1. Vì có ánh sáng đi từ vật vòng ra sau gương rồi đến mắt ta
  1. Vì có ánh sáng truyền thẳng từ vật đến mắt ta
  1. Vì mắt ta chiếu ra những tia sáng đến gương rồi quay lại chiếu sáng vật
  1. Vì có ánh sáng từ vật truyền đến gương, phản xạ trên gương rồi truyền từ ảnh đến mắt ta

Câu 13: Khi nhìn xuống vũng nước, một học sinh thấy ảnh của một cột điện ở xa. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

  1. Vì mặt nước đóng vai trò là một gương phẳng
  1. Vì mặt nước có thể hấp thụ ánh sáng
  1. Vì mặt nước có thể truyền được hình ảnh
  1. Vì một lí do khác

Câu 14: Ảnh ảo là gì?

  1. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn
  1. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn luôn hứng được trên màn chắn
  1. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng song song với màn chắn
  1. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể hứng được trên màn chắn

-----

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 7 bài 6: Thực hành quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về quan sát và cách vẽ của ảnh một vật tạo bởi gương ....

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 7 bài 6: Thực hành quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Vật lý 7, Giải bài tập Vật Lí 7, Giải Vở BT Vật Lý 7, Lý thuyết Vật lí 7, Tài liệu học tập lớp 7