Bài tập làm văn vươn tới các vì sao năm 2024

Tập làm văn lớp 3: Vươn tới các vì sao là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 139 có đáp án đầy đủ chi tiết cho các em học sinh tham khảo nghe - viết lại các mục trong bài Vươn tới các vì sao. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Tập làm văn lớp 3 trang 139 tập 2

1. Lý thuyết Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 139

- Nghe đọc từng mục trong bài Vươn tới các vì sao, nhớ được nội dung, nói lại được thông tin về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.

- Tiếp tục luyện ghi vào sổ tay những ý cơ bản nhất của bài vừa nghe.

2. Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 139

Câu 1 (trang 139 sgk Tiếng Việt 3)

Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao?

Phương pháp giải:

Em hòa thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

  1. Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ.

Ga-ga-rin, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Liên Xô, cũng là nhà du hành vũ trụ đầu tiên của nhân loại đã bay thành công một vòng quanh trái đất trên con tàu vũ trụ Phương Đông 1 vào ngày 12-4-1961. Ngày 12-4 đã trở thành Ngày quốc tế du hành vũ trụ.

  1. Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.

Ngày 21-7-1969, nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông, người Mĩ, đã đầu tiên đặt chân lên mặt trăng nhờ con tàu A-pô-lô.

  1. Người Việt Nam đầu tiêu bay vào vũ trụ.

Anh hùng quân đội Phạm Tuân, Một phi công đã từng bắn rơi máy bay khổng lồ B52 của giặc Mĩ, là người Việt Nam đầu tiên đã tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu liên hợp của Liên Xô.

Câu 2 (trang 139 sgk Tiếng Việt 3)

Ghi vào sổ tay những ý chính trong bài trên.

Phương pháp giải:

Em chắt lọc những thông tin quan trọng rồi ghi lại.

Lời giải chi tiết:

  1. Ngày 12-4-1961, Ga-ga-rin là người đầu tiên bay vào vũ trụ trên con tàu Phương Đông 1.
  1. Ngày 21-7-1969, Am-xtơ-rông - nhà du hành vũ trụ người Mĩ - là người đầu tiên lên mặt trăng bằng tàu vũ trụ A-pô-lô.
  1. Năm 1980, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô là Phạm Tuân.

.............................

Trên đây là lời giải phần tập làm văn lớp 3, tuần 34. Gần hết năm học rồi, các em hãy ôn tập thật tốt để chuẩn bị cho kì thi cuối năm. Việc ôn tập bằng các đề thi không những giúp các em học sinh có thể ôn lại toàn bộ những kiến thức đã được học trong chương trình mà còn giúp các em có thể làm quen với các dạng bài tập, qua đó, các em sẽ hình thành được kỹ năng giải quyết các bài tập một cách tốt nhất để đạt được điểm số cao nhất.

Để các em không bị căng thẳng hay áp lực trong việc học. Các thầy cô nên cho các em vừa chơi vừa học là cách học hiệu quả nên áp dụng giúp các em vừa học giỏi Tự nhiên hơn mà lại thích thú hơn. Phụ huynh cũng cần dành những khoảng thời gian bên con, trang bị những kỹ năng cho con ngay từ khi con còn nhỏ.

Ngoài bài Tập làm văn lớp 3: Vươn tới các vì sao, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 3, Tiếng Việt lớp 3, Tiếng Anh lớp 3. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Bài tập làm văn vươn tới các vì sao năm 2024

Nội dung Text: Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 34 bài: Tập làm văn - Vươn tới các vì sao

  1. Giáo án Tiếng việt 3 Tập làm văn Tiết 34: Nghe - kể: VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO. GHI CHÉP SỔ TAY I. Mục tiêu: - Nghe và nói lại được thông tin trong bài Vươn tới các vì sao. - Ghi vào sổ tay ý chính của 1 trong 3 thông tin nghe được. - Biết ghi chép sổ tay cá nhân. II. Các Kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng giao tiếp: Lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ, bình luận. - Đảm nhận trách nhiệm. - Xác định giá trị. - Tư duy sáng tạo. III. Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng: - Trình bày ý kiến cá nhân. - Trải nghiệm. - Đóng vai. IV. Đồ dùng dạy - học: Gv: Tranh ảnh trong bài “ Vươn tới các vì sao”. Hs: sgk, vbt. V. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hai em lên bảng đọc lại bài viết - Hai em lên bảng “Đọc bài viết trong sổ
  2. trong cuốn sổ tay nói về những câu trả lời tay về những câu trả lời của Đô-rê mon của Đô-rê-mon đã học ở tiết tập làm văn qua bài TLV đã học”. tuần 33. 3. Bài mới: a. Khám phá: - Hôm nay các em sẽ Nghe kể qua bài: - Hai em nhắc lại tựa bài . “Vươn tới các vì sao” b. Kết nối: Hoạt động 1. Hướng dẫn làm bài tập . Bài tập 1: - Gọi 1 em đọc bài 1 và 3 đề mục a, b, c - Một em đọc yêu cầu đề bài và 3 mục gợi ý . - Yêu cầu lớp quan sát tranh minh họa . - Quan sát các bức tranh minh họa . - Yêu cầu hai em đọc tên tàu vũ trụ và tên - Tàu Phương Đông 1 do hai nhà du hành hai nhà du hành vũ trụ . Am - xtơ - rông và Phạm Tuân . - Yêu cầu lớp ghi những điều giáo viên - Thực hành nghe để viết các thông tin do đọc . giáo viên đọc . - Đọc cho học sinh ghi vào vở. - Lắng nghe để hoàn chỉnh bài viết về - Đọc lại lần 2 và lần 3 . những thông tin những lần trước chưa ghi kịp . - Yêu cầu lớp phân ra từng cặp để nói các thông tin vừa ghi được - Từng cặp quay mặt vào nhau tập nói về những thông tin ghi chép được . - Mời đại diện một số cặp lên nói trước lớp -Đại diện các cặp lên tập nói trước lớp c. Luyện tập/Thực hành: Bài tập 2: - Yêu cầu hai em nêu đề bài . - Hai em đọc yêu cầu đề bài tập 2.
  3. - Yêu cầu lớp thực hiện viết vào sổ tay - Thực hiện viết lại những ý chính những những ý chính của từng tin . tin tức vào sổ tay . - Mời một số em nối tiếp nhau phát biểu - Một số em đọc kết quả trước lớp . trước lớp. - Nhận xét và chấm điểm một số bài văn - Lớp lắng nghe bình chọn bạn viết hay tốt . nhất . d. Vận dụng/Củng cố và hoạt động nối tiếp: - Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. - Hai em nhắc lại nội dung bài học . - Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. - Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau. - Nhận xét, đánh giá tiết học. BỔ SUNG ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................