Bài tập hình bình hành lớp 8 SGK

509 lượt xem

Giải bài tập SGK Toán lớp 8 bài 7: Hình bình hành với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 8 được GiaiToan.com biên soạn và đăng tải. Hướng dẫn và lời giải chi tiết bài tập Toán 8 này gồm các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các bạn học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải môn Toán. Mời các bạn tham khảo!

Giải bài tập SGK Toán 8 - Bài 7

Câu hỏi 1 (SGK trang 90): Các cạnh đối của tứ giác ABCD trên hình 66 ...

Xem lời giải chi tiết

Câu hỏi 2 (SGK trang 90): Cho hình bình hành ABCD (h.67) ...

Xem lời giải chi tiết

Câu hỏi 3 (SGK trang 92): Trong các tứ giác ở hình 70 ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 43 (SGK trang 92): Các tứ giác ABCD, EFGH, MNPQ ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 44 (SGK trang 92): Cho hình bình hành ABCD ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 45 (SGK trang 92): Cho hình bình hành ABCD (AB > BC) ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 46 (SGK trang 92): Các câu sau đúng hay sai? ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 47 (SGK trang 93): Cho hình 72. Trong đó ABCD là hình bình hành ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 48 (SGK trang 93): Tứ giác ABCD có E, F, G, H theo thứ tự ...

Xem lời giải chi tiết

Bài 49 (SGK trang 93): Cho hình bình hành ABCD. Gọi I, K theo thứ tự ...

Xem lời giải chi tiết

-------------------------------------

-----> Bài tiếp theo: Giải Toán 8 Bài 8 Đối xứng tâm

------> Bài liên quan:

  • Toán 8 bài 7 Hình bình hành
  • Luyện tập Hình bình hành

------------------------------------------------

Trên đây là lời giải chi tiết cho các bài tập SGK Toán 8 Hình bình hành dành cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán Chương 1: Tứ giác. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập nắm chắc kiến thức cơ bản môn Toán 8 và hỗ trợ các em học sinh trong các kì thi trong năm học lớp 8. Ngoài ra học sinh có thể tham khảo thêm một số tài liệu liên quan: Lý thuyết Toán 8, Luyện tập Toán 8, Giải Toán 8 Tập 1, ....

Cập nhật: 27/10/2021

Hình học lớp 8 Bài 7 Hình bình hành ngắn gọn và chi tiết được biên soạn từ đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn toán trên toàn quốc đảm bảo chính xác, dễ hiểu giúp các em nắm được kiến thức trong bài hình bình hành lớp 8 và hướng dẫn giải bài tập về hình bình hành lớp 8 để các em hiểu rõ hơn.

Hình học lớp 8 Bài 7 Hình bình hành ngắn gọn và chi tiết thuộc: CHƯƠNG I. TỨ GIÁC

I. Lý thuyết về hình bình hành

1. Định nghĩa hình bình hành

Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song

Tứ giác ABCD là hình bình hành ⇔

Bài tập hình bình hành lớp 8 SGK

Chú ý đặc biệt: Hình bình hành là một hình thang đặc biệt (hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song)

2. Tính chất hình bình hành

Định lí: Trong hình bình hành:

+ Các cạnh đối bằng nhau.

+ Các góc đối bằng nhau.

+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

3. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành

+ Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.

+ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.

+ Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.

Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh BE = DF và ABEˆ = CDFˆ .

Hướng dẫn:

Xét tứ giác BEDF có

Bài tập hình bình hành lớp 8 SGK

⇒ BEDF là hình bình hành

⇒ BE = DF (hai cạnh đối song song và bằng nhau)

Ta có: ABCD là hình bình hành nên BADˆ = BCDˆ       ( 1 )

BEDF là hình bình hành nên BEDˆ = DFBˆ       ( 2 )

Bài tập hình bình hành lớp 8 SGK

Từ ( 2 ) và ( 3 ) ⇒ AEBˆ = DFCˆ       ( 4 )

Xét Δ ABE có BAEˆ + AEBˆ + ABEˆ = 1800      (5)

Xét Δ DFC có DFCˆ + FCDˆ + FDCˆ = 1800      (5)

Từ ( 1 ), ( 4 ), ( 5 ) ⇒ ABEˆ = CDFˆ (đpcm)

4. Công thức tính diện tích hình bình hành và chu vi hình bình hành

Diện tích hình bình hành được đo bằng độ lớn của bề mặt hình, là phần mặt phẳng ta có thể nhìn thấy của hình bình hành.

Diện tích hình bình hành được tính theo công thức bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.

SABCD = a.h

Trong đó:

  • S là diện tích hình bình hành.
  • a là cạnh đáy của hình bình hành.
  • h là chiều cao, nối từ đỉnh tới đáy của một hình bình hành.

Chu vi hình bình hành được tính bằng tổng độ dài các đường bao quanh hình, cũng chính là đường bao quanh toàn bộ diện tích, bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ.

Nói cách khác, chu vi hình bình hành là tổng độ dài của 4 cạnh. Công thức cụ thể như sau:

C = 2 x (a+b)

Trong đó:

  • C là chu vi hình bình hành.
  • a và b là cặp cạnh kề nhau của hình bình hành.

II. Hình bình hành toán 8 - giải bài tập ví dụ SGK

Bài 1: Cho hình bình hành ABCD có H, K lần lượt là các chân đường cao kẻ từ đỉnh A,C xuống BD.

a) Chứng minh AHCK là hình bình hành.

b) Gọi O là trung điểm của HK. Chứng minh A, O, C thẳng hàng.

Hướng dẫn:

a) Từ giả thiết ta có:

Bài tập hình bình hành lớp 8 SGK
⇒ AH//CK.      ( 1 )

Áp dụng tính chất về cạnh của hình bình hành và tính chất của các góc so le ta có:

Bài tập hình bình hành lớp 8 SGK
⇒ Δ ADH = Δ CBK

(trường hợp cạnh huyền – góc nhọn)

⇒ AH = CK (cạnh tương tứng bằng nhau)       ( 2 )

Từ ( 1 ) và ( 2 ) ta có tứ giác AHCK có cặp cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

b) Áp dụng tính chất đường chéo của hình bình hành AHCK

Hình bình hành AHCK có hai đường chéo AC và HK cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

Do O là trung điểm của HK nên O cũng là trung điểm của AC

⇒ A, O, C thẳng hàng.

Bài 2: Cho hình bình hành ABCD. Gọi I và K lần lượt là trung điểm của AB, CD. Đường chéo BD cắt AK, AI lần lượt tại M, N. Chứng minh rằng:

a) AK//CI

b) DM = MN = NB

Hướng dẫn:

a) Áp dụng định nghĩa, tính chất và theo giả thiết của hình bình hành, ta có:

Tứ giác AICK có cặp cạnh đối song song và bằng nhau nên AICK là hình bình hành.

b) Theo câu a, AICK là hình bình hành

⇒ AK//CI. Khi đó , ta có:

Bài tập hình bình hành lớp 8 SGK

Mặt khác, ta lại có: AI = IB, CK = KD theo giải thiết:

ÁP dụng định lý đường trung bình vào tam giác ABM, DCN ta có:

Bài tập hình bình hành lớp 8 SGK
⇒ DM = MN = NB

III. Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập sgk hình bình hành toán lớp 8 bài 7

Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 1 Bài 7 trang 90:

Các cạnh đối của tứ giác ABCD trên hình 66 có gì đặc biệt ?

Lời giải

Các cạnh đối của tứ giác ABCD bằng nhau và song song với nhau

(Nhận xét trang 70: Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau)

Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 1 Bài 7 trang 90:

Cho hình bình hành ABCD (h.67). Hãy thử phát hiện tính chất về cạnh, về góc, về đường chéo của hình bình hành đó.

Lời giải

- Các cạnh đối bằng nhau

- Các góc đối bằng nhau

- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

Trả lời câu hỏi Toán 8 Tập 1 Bài 7 trang 92:

Trong các tứ giác ở hình 70, tứ giác nào là hình bình hành? Vì sao ?

Lời giải

ABCD là hình bình hình vì có các cạnh đối bằng nhau

EFGH là hình bình hành vì có các góc đối bằng nhau

PQRS là hình bình hành vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

XYUV là hình bình hành vì có XV = YU và XV // YU

IV. Hướng dẫn giải bài tập sgk toán lớp 8 bài 6 hình bình hành

Bài 43 trang 92 SGK Toán 8 Tập 1:

Các tứ giác ABCD, EFGH, MNPQ trên giấy kẻ ô vuông ở hình 71 có là hình bình hành hay không?

Lời giải:

Cả ba tứ giác là hình bình hành

- Tứ giác ABCD là hình bình hành vì có AB // CD và AB = CD = 3 (dấu hiệu nhận biết 3)

- Tứ giác EFGH là hình bình hành vì có EH // FG và EH = FG = 3 (dấu hiệu nhận biết 3)

- Tứ giác MNPQ là hình bình hành vì có MN = PQ và MQ = NP (dấu hiệu nhận biết 2)

(Chú ý:

- Với các tứ giác ABCD, EFGH còn có thể nhận biết là hình bình hành bằng dấu hiệu nhận biết 2.

- Với tứ giác MNPQ còn có thể nhận biết là hình bình hành bằng dấu hiệu nhận biết 5.)

Kiến thức áp dụng

Dấu hiệu nhận biết hình bình hành:

Tứ giác ABCD là hình bình hành nếu thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau đây:

1) AB // CD và AD // BC.

2) AB = CD và AD = BC.

3) AB // CD và AB = CD.

4) Â = Ĉ và B̂ = D̂

5) OA = OC và OB = OD (Với O = AC ∩ BD)

Bài 44 trang 92 SGK Toán 8 Tập 1:

Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh rằng BE = DF

Lời giải:

Cách 1:

+ ABCD là hình bình hành ⇒ AB = CD, AD = BC, Â = Ĉ.

+ E là trung điểm của AD ⇒ AE = AD/2

F là trung điểm của BC ⇒ CF = BC/2

Mà AD = BC (cmt) ⇒ AE = CF.

+ Xét ΔAEB và ΔCFD có: AB = CD, Â = Ĉ, AE = CF (cmt)

⇒ ΔAEB = ΔCFD (c.g.c)

⇒ EB = DF.

Cách 2:

ABCD là hình bình hành ⇒ AD//BC và AD = BC.

+ AD // BC ⇒ DE // BF

+ E là trung điểm của AD ⇒ DE = AD/2

F là trung điểm của BC ⇒ BF = BC/2

Mà AD = BC ⇒ DE = BF.

+ Tứ giác BEDF có:

DE // BF và DE = BF

⇒ BEDF là hình bình hành

⇒ BE = DF.

Kiến thức áp dụng

- Tính chất của hình bình hành:

+ Hai cạnh đối song song và bằng nhau

+ Hai góc đối bằng nhau.

ABCD là hình bình hành

Bài tập hình bình hành lớp 8 SGK
- Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành

Tứ giác ABCD có: AB = CD, AD // CD ⇒ ABCD là hình bình hành

Bài 45 trang 92 SGK Toán 8 Tập 1:

Cho hình bình hành ABCD (AB > BC). Tia phân giác của góc D cắt AB ở E, tia phân giác của góc B cắt CD ở F.

a) Chứng minh rằng DE // BF

b) Tứ giác DEBF là hình gì? Vì sao?

Lời giải:

a) Ta có:

+ ABCD là hình bình hành ⇒ AB // CD ⇒ 

Bài tập hình bình hành lớp 8 SGK
 (Hai góc đồng vị) (1)

+ DE là tia phân giác của góc D

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị ⇒ DE // BF (đpcm)

b) Tứ giác DEBF có:

DE // BF (chứng minh ở câu a)

BE // DF (vì AB // CD)

⇒ DEBF là hình bình hành.

Kiến thức áp dụng

+ Hình bình hành có các cặp cạnh đối song song.

Tứ giác có các cặp cạnh đối song song là hình bình hành

ABCD là hình bình hành ⇔ AB // CD và AD//BC.

+ Hình bình hành có các góc đối bằng nhau.

ABCD là hình bình hành ⇒ Â = Ĉ và B̂ = D̂

Bài 46 trang 92 SGK Toán 8 Tập 1:

Các câu sau đúng hay sai?

a) Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành

b) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành

c) Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành

d) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành

Lời giải:

a) Đúng, vì hình thang có hai đáy song song lại có thêm hai cạnh đáy bằng nhau nên là hình bình hành theo dấu hiệu nhận biết 5

b) Đúng, vì khi đó ta được tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành (định nghĩa)

c) Sai.

Ví dụ tứ giác ABCD ở dưới có AB = CD nhưng không phải hình bình hành.

Bài tập hình bình hành lớp 8 SGK
d) Sai, vì hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau nhưng nó không phải là hình bình hành.

Bài 46 trang 92 SGK Toán 8 Tập 1:

Các câu sau đúng hay sai?

a) Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành

b) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành

c) Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành

d) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành

Lời giải:

a) Đúng, vì hình thang có hai đáy song song lại có thêm hai cạnh đáy bằng nhau nên là hình bình hành theo dấu hiệu nhận biết 5

b) Đúng, vì khi đó ta được tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành (định nghĩa)

c) Sai.

Ví dụ tứ giác ABCD ở dưới có AB = CD nhưng không phải hình bình hành.

Bài tập hình bình hành lớp 8 SGK
d) Sai, vì hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau nhưng nó không phải là hình bình hành.

Bài 48 trang 93 SGK Toán 8 Tập 1:

Tứ giác ABCD có E, F , G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?

Lời giải:

Bài tập hình bình hành lớp 8 SGK
+ E là trung điểm AB, F là trung điểm BC

⇒ EF là đường trung bình của tam giác ABC

⇒ EF // AC và EF = AC/2

+ H là trung điểm AD, G là trung điểm CD

⇒ HG là đường trung bình của tam giác ACD

⇒ HG // AC và HG = AC/2.

+ Ta có:

EF //AC, HG//AC ⇒ EF // HG.

EF = AC/2; HG = AC/2 ⇒ EF = HG

⇒ tứ giác EFGH là hình bình hành.

Kiến thức áp dụng

+ Đường trung bình là đoạn thẳng nối hai trung điểm của hai cạnh trong tam giác.

Đường trung bình song song và bằng một nửa cạnh còn lại.

Bài tập hình bình hành lớp 8 SGK
ΔABC, AD = DB, AE = EC ⇒ DE // BC và DE = BC/2.

+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành (Dấu hiệu nhận biết 3)

ABCD có : AB // CD và AB = CD

⇒ ABCD là hình bình hành.

Bài 49 trang 93 SGK Toán 8 Tập 1:

Cho hình bình hành ABCD. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của CD, AB. Đường chéo BD cắt AI, CK theo thứ tự ở M và N. Chứng minh rằng:

a) AI // CK

b) DM = MN = NB

Lời giải:

Bài tập hình bình hành lớp 8 SGK
a) + K là trung điểm của AB ⇒ AK = AB/2.

+ I là trung điểm của CD ⇒ CI = CD/2.

+ ABCD là hình bình hành

⇒ AB // CD hay AK // CI

và AB = CD ⇒ AB/2 = CD/2 hay AK = CI

+ Tứ giác AKCI có AK // CI và AK = CI

⇒ AKCI là hình bình hành.

b) + AKCI là hình bình hành

⇒ AI//KC hay MI//NC.

ΔDNC có: DI = IC, IM // NC ⇒ DM = MN (1)

+ AI // KC hay KN//AM

ΔBAM có: AK = KB, KN//AM ⇒ MN = NB (2)

Từ (1) và (2) suy ra DM = MN = NB.

Kiến thức áp dụng

+ Hình bình hành có hai cạnh đối song song.

+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.

+ Đường thẳng đi qua trung điểm của một cạnh và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm của cạnh còn lại.

Hình học lớp 8 Bài 7 Hình bình hành ngắn gọn và chi tiết do đội ngũ giáo viên giỏi toán biên soạn, bám sát chương trình SGK mới toán học lớp 8. Được Soanbaitap.com biên tập và đăng trong chuyên mục giải toán 8 giúp các bạn học sinh học tốt môn toán đại 8. Nếu thấy hay hãy comment và chia sẻ để nhiều bạn khác cùng học tập.