Bài biết về sinh hoạt tổ chuyên môn văn sử năm 2024

Hôm nay, vào hồi 16h 15 phút, tại phòng bộ môn Hóa học, tổ Văn - sử đã tiến hành thực hiện giờ dạy Ngữ văn theo chủ đề. Giáo viên thực hiện: đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Mai. Tiết dạy: Tiết 44: Đồng chí - Chính Hữu. Đây là tiết học đầu tiên của chủ đề 10: Thơ hiện đại Việt Nam. Tiết học có sự tham gia của học sinh lớp 9B và các đồng chí tổ Văn - sử. Dưới đây là hình ảnh của buổi dạy học và giáo án mẫu của chủ đề:

Bài biết về sinh hoạt tổ chuyên môn văn sử năm 2024

Bài biết về sinh hoạt tổ chuyên môn văn sử năm 2024

Bài biết về sinh hoạt tổ chuyên môn văn sử năm 2024

CHỦ ĐỀ 10: THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

  1. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

Tiết

Tên bài

44,45

Đồng chí

46,47

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Văn học hiện đại Việt Nam hiện đại phát triển song hành cùng lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, phản ánh vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự đổi mới trong văn học được thể hiện đa dạng trong: đề tài, thể loại, hình ảnh thơ và cảm hứng thời đại…

  1. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
  1. Kiến thức

HS hiểu được

- Sự biến động của lịch sử và văn học Việt Nam từ 1945 - 1975.

- Sự độc đáo trong phong cách riêng của các nhà thơ.

- Vẻ đẹp hình tượng người lính và cảm hứng yêu nước trong văn học.

- Thấy được những thành công nghệ thuật của các tác phẩm.

II. Kĩ năng

Học sinh hình thành và rèn luyện một số kĩ năng:

+ Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản văn học.

+ Rèn luyện năng lực xử lí, phân tích thông tin, biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học cũng như trong thực tế đời sống.

+ Thực hành kĩ năng tự tìm hiểu, khám phá, đào sâu kiến thức.

+ Kỹ năng sống: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đồng cảm lắng nghe…

III. Thái độ

- Trân trọng tài năng và phong cách riêng của các tác giả.

- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc.

- Có ý thức gắn kết nội dung các môn học trong chương trình THCS, có ý thức học tập tích cực, hiểu biết toàn diện kiến thức phổ thông, tích cực và say mê học tập.

IV. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực thẩm mỹ

  1. KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Ngµy so¹n:

Ngµy gi¶ng:

TIẾT 44: ĐỒNG CHÍ

- Chính Hữu -

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp.

- Những hình ảnh giản dị, chân thực, cảm động, những liên tưởng đẹp về người lính và tình đồng chí.

2. Kĩ năng:

*Kĩ năng bài học:

- Đọc - hiểu tác phẩm thơ.

- Phân tích thơ.

- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

- Rèn luyện năng lực xử lí, phân tích thông tin, biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học cũng như trong thực tế đời sống.

* Kỹ năng sống: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đồng cảm lắng nghe…

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, sống có lí tưởng.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học: Xác định mục tiêu học tập; Đánh giá và điều chỉnh việc học;

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và làm rõ vấn đề; Đề xuất, lựa chọn giải pháp;Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp: Sử dụng tiếng Việt

- Năng lực hợp tác:tổ chức điều hành hoạt động nhóm

- Năng lực thẩm mỹ: Nhận ra cái đẹp; Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ

II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS

1. Giáo viên:

- Thiết bị: Giáo án, SGK, SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 9, bảng, máy vi tính, máy chiếu…

- Học liệu: Kiến thức liên môn, kiến thức thực tế, nguồn internet, tư liệu từ đồng nghiệp…

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học: Bài giảng Powerpoint

- Giao nhiệm vụ chung cho cả lớp và nhiệm vụ riêng cho từng nhóm:

+ Soạn bài, chuẩn bị dụng cụ học tập.

+ Tìm đọc các tài liệu

2. Học sinh:

- Đọc bài và soạn bài.

- Sưu tầm tư liệu liên quan đến nội dung bài học. Thực hiện yêu cầu của giáo viên theo nhóm đã phân chia.

- Sách vở, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Ổn định tổ chức:
  2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà 3. Nội dung bài học Hoạt động: Khởi động HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - Mục tiêu, ý tưởng: + Nhận biết ban đầu về người lính chống Pháp. + Tạo tâm thế học tập, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. - Nội dung hoạt động: Xem hình và phát biểu những hiểu biết liên quan - Cách thức thực hiện: GV: Chiếu một số hình ảnh về người lính cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp và đặt câu hỏi: Qua hình ảnh trên em hiểu gì về cuộc sống của những người lính chống Pháp? HS: Lắng nghe, trả lời câu hỏi theo hiểu biết cá nhân. GV Dẫn dắt: Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 trong văn học hiện đại Việt Nam xuất hiện một đề tài mới. Tình đồng chí, đồng đội của người chiến sĩ cách mạng - anh bộ đội cụ Hồ; Chính Hữu đã là một trong những nhà thơ đầu tiên đóng góp thành công vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc “Đồng chí”. - Phương tiên: Máy chiếu - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Đọc và nhận biết chung về văn bản - Mục tiêu, ý tưởng: HS đọc và cảm nhận ban đầu về văn bản - Nội dung hoạt động: GV tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc. - Phương tiện: văn bản sgk. - Cách thức thực hiện: + Bước 1: GV hướng dẫn hs đọc diễn cảm văn bản, có thể đọc mẫu một đoạn + Đoạn 1: giọng tâm tình, nhấn mạnh vào câu thơ thứ 7. + Đoạn 2: giọng trầm buồn, hồi tưởng. + Đoạn 3: giọng thanh thoát, cảm động. Gv hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm văn bản Hoạt động 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - Mục tiêu, ý tưởng: Giúp HS nắm được kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm. - Nội dung hoạt động: Tái hiện khái quát kiến thức về tác giả, tác phẩm - Cách thức thực hiện: GV: Yêu cầu học sinh đại diện từng nhóm trình bày những hiểu biết về Chính Hữu và bài thơ Đồng chí qua tìm hiểu tư liệu từ sách giáo khoa, mạng intenet và các nguồn khác. HS: Trình bày những thông tin về tác giả, tác phẩm mà mình đã tìm hiểu bằng hình thức thuyết trình GV: + Giới thiệu ảnh chân dung Chính Hữu, Chiếu ảnh một số tập sách của Chính Hữu. + Chốt lại nội dung chính cần ghi nhớ Gv bổ sung: * Chính Hữu học tú tài (triết học) ở Hà Nội trước cách mạng tháng Tám. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Ông còn làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954). Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông. * Ý nghĩa nhan đề “Đồng chí” – Chính Hữu (1948): - Đồng chí là cách gọi khái quát về tình đồng đội gắn bó keo sơn, thiêng liêng và nghĩa tình. - Đồng chí là những con người cùng chung lý tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị, cơ quan. - Từ khái niệm trên cùng sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, cùng chung lý tưởng bảo vệ Tổ quốc, những người lính từ những phương trời xa lạ tập hợp và tình đồng chí đến với họ là một điều tất yếu. - Đó là chủ đề của bài thơ, nên tác giả đặt tên cho bài thơ là “Đồng chí”. Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản 1. Tìm hiểu kiểu văn bản và PTBĐ, Bố cục. - Mục tiêu, ý tưởng: Hs biết nhận diện tổng quan về tác phẩm. - Nội dung hoạt động: Hs tìm hiểu chung về kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, bố cục văn bản - Phương tiện: máy chiếu - Cách thức thực hiện: Học sinh hoạt động cá nhân. Giáo viên dùng máy chiếu giới thiệu nội dung cụ thể. 2. Phân tích. - Mục tiêu, ý tưởng: Hs biết phân tích các giá trị của tác phẩm. - Nội dung hoạt động: Hs tìm hiểu những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, cảm nhận những chi tiết hình ảnh đẹp và ấn tượng, giàu ý nghĩa. - Phương tiện: máy chiếu - Cách thức thực hiện: Học sinh hoạt động nhóm. Giáo viên dùng máy chiếu giới thiệu nội dung cụ thể. Nhóm 1: Tìm hiểu 2 câu thơ đầu: Em cảm nhận gì về các hình ảnh “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”? Vậy tình đồng chí hình thành trên cơ sở đầu tiên là gì? Nhóm 2: Hai câu thơ 3 và 4 nói về hoàn cảnh nào của người lính? Cơ sở thứ hai của tình đồng chí là gì? Nhóm 3: Câu 5 và 6 gợi nên tình cảm đẹp nào của người lính? Vậy cơ sở tiếp theo của tình đồng chí là gì? Nhóm 4: Câu thơ thứ 7 đặc biệt như thế nào?
  3. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc và tóm tắt 2. Tìm hiểu chú thích:
  4. Tác giả: - Tên thật Trần Đình Đắc (1926 - 2007) quê Hà Tĩnh. - Nhà thơ quân đội, tham gia kháng chiến chống Pháp, Mĩ. - Viết về người lính và chiến tranh - Các tập thơ: Đường ra trận; Ngọn đèn đứng gác; Đầu súng trăng treo.
  5. Tác phẩm: - Bài thơ là kết quả của những trải nghiệm hiện thực và những cảm xúc rất sâu xa, mãnh liệt của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). - Bài thơ viết năm 1948 - những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, cảm hứng thơ hướng về chân thực với đời sống người lính, khai thác cái đẹp trong cái bình dị, bình thường.
  6. Giải nghĩa từ khó: - Đồng chí: Cùng chí hướng lý tưởng, mục đích (xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 30 thế kỷ XX đặc biệt từ sau cách mạng tháng 8) II. Tìm hiểu văn bản 1. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: - Biểu cảm - Thể thơ tự do. 2. Bố cục: Có 20 dòng chia làm 3 đoạn: - 7 câu đầu: Những cơ sở của tình đồng chí - 10 câu tiếp theo: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. - 3 câu cuối: Hình ảnh người lính trong phiên đứng gác. 3. Phân tích:
  7. Cơ sở hình thành tình đồng chí: * Câu 1 và 2: - Quê anh: Nước mặn đồng chua - thành ngữ chỉ vùng đồng bằng chiêm trũng ven biển, đất nhiễm mặn nhiễm phèn khó canh tác. - Làng tôi: Đất cày lên sỏi đá: cách nói quá chỉ vùng đất trung du hay đồi núi bạc màu, đất đai cằn cỗi khó trồng trọt. ® ”Anh - tôi” đứng ở hai dòng thơ như hai cá thể còn lạ lẫm. ® Họ cùng giai cấp xuất thân: Nông dân nghèo, ở những vùng quê nghèo. * Câu 3,4: - Anh với tôi, đôi người: khoảng cách kéo gần lại, có tiếng nói chung gần gũi. - chẳng hẹn quen nhau: cùng theo tiếng gọi của tổ quốc lên đường, tụ họp nơi chiến trường lửa đạn. → Họ cùng chung hoàn cảnh, là đồng ngũ của nhau. * Câu 5: Súng bên súng, đầu sát bên đầu → Điệp ngữ: súng, đầu, bên; ẩn dụ (súng chỉ chiến tranh, nhiệm vụ cầm súng, đầu chỉ lí tưởng chiến đấu) → Họ chung nhiệm vụ, mục đích, lí tưởng, cùng xả thân vì ngày độc lập tự do cho tổ quốc * Câu 6: ”Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” - Đêm rét: hoàn cảnh gian khổ, khắc nghiệt - chung chăn: sự sẻ chia, đồng cam cộng khổ. - đôi tri kỉ: tình cảm gắn bó keo sơn, không tách rời, sự song hành bền chặt. → Họ có sự gắn kết đặc biệt, thiêng liêng. * Câu 7: Đồng chí! - Câu đặc biệt, bộc lộ cảm xúc: · + Gồm 2 tiếng chắc nịch, ngắt dòng thành câu thơ ngắn gọn mà giàu ý nghĩa. + Tạo nên sự độc đáo trong giọng điệu cho bài thơ, nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ của đoạn sau. + Là phát hiện, là tiếng gieo vui, là lời khẳng định sắt đá tình cảm của những người lính trong 6 câu thơ đầu. + Đồng chí là tình cảm cao đẹp được hình thành qua một quá trình thử thách, trải nghiệm, thấu hiếu, sẻ chia, yêu thương. → Nhận thức chính trị hòa cùng tình người ấm áp trong một câu thơ dung dị, hàm súc. \=> Bảy câu thơ như những phím nhạc dạo trầm lắng mà thâm sâu về tình đồng chí, tạo nên khởi đầu đẹp đẽ trong hành trình gian lao mà ý nghĩa họ sẽ cùng nhau trải qua. Hoạt động: Luyện tập HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tái hiện kiến thức - Mục tiêu, ý tưởng: Khắc sâu ý nghĩa tư tưởng của văn bản, củng cố phương pháp đọc hiểu văn bản thơ - Nội dung hoạt động: Cảm nhận của em về tình cảm của những người lính trong câu thơ thứ 6. - Cách thức thực hiện: GV cho thời gian 2 phút để tất cả HS chuẩn bị. Gọi 3 em ngẫu nhiên lên trình bày. Học sinh viết cảm nhận về ý nghĩa câu thơ thứ 6. Hoạt động 2: Trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm Mục tiêu, ý tưởng: Khắc sâu kiến thức đã học. - Cách thức thực hiện: + GV phát đề trắc nghiệm. + HS trả lời bằng cách khoanh vào đáp án đúng HS chọn đáp án đúng ĐỀ KIỂM TRA NHANH Họ và tên học sinh:……………………………………..Lớp:……………………. Khoanh tròn vào chữ cái câu em cho là đúng. Câu 1: Bài thơ “Đồng chí” ra đời vào thời kì nào?
  8. Trước Cách mạng tháng Tám
  9. Trong kháng chiến chống Pháp
  10. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975
  11. Trong kháng chiến chống Mĩ Câu 2: Nội dung chính của các câu thơ sau là gì? Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
  12. Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên nước ta.
  13. Nói lên sự đối lập giữa các vùng miền của đất nước ta.
  14. Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính.
  15. Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước ta. Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ: “ Súng bên súng, đầu sát bên đầu”?
  16. Điệp ngữ
  17. Nói quá
  18. So sánh
  19. Chơi chữ Câu 4: Bài thơ “Đồng chí” viết theo thể thơ nào?
  20. Tứ tuyệt Đường luật
  21. Tự do
  22. Lục bát
  23. Thất ngôn bát cú Đường luật Hoạt động: Vận dụng, ứng dụng - Vẽ tranh về người lính chống Pháp Hoạt động: Mở rộng, sáng tạo - Giáo viên cung cấp ngữ liệu về bài thơ: Chính Hữu: ”Vào cuối 1947, tôi tham gia chiến dịch Việt Bắc. Địch nhảy dù ở Việt Bắc và hành quân từ Bắc Cạn lên Thái Nguyên chúng tôi phục kích từng chặng, đánh, truy kích binh đoàn Bcaurê. Khi đó tôi là chính trị viên đại đội. Chiến dịch vô cùng gian khổ, bản thân tôi cũng chỉ phong phanh trên người một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày. Đêm ngủ phải trải lá cây khô để nằm, không có chăn màn, ăn uống kham khổ, tôi cũng phải có trách nhiệm chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau trận đó tôi phải nằm điều trị. Trong khi ốm nằm ở nhà sàn heo hút, tôi làm bài thơ “Đồng chí...” đó là tâm sự viết để tặng đồng chí, tặng người bạn nông dân của mình.... Bài thơ được làm nhanh...được phổ biến rộng rãi và sau này phổ nhạc thành bài hát.” - Từ bài thơ em cảm nhận như thế nào về tình đồng chí và học tập được những phẩm chất đạo đức nào từ anh bộ đội ? Ngµy so¹n: Ngµy gi¶ng: TIẾT 45: ĐỒNG CHÍ - Chính Hữu -
  24. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp. - Những hình ảnh giản dị, chân thực, cảm động, những liên tưởng đẹp về người lính và tình đồng chí. 2. Kĩ năng: *Kĩ năng bài học: - Đọc - hiểu tác phẩm thơ. - Phân tích thơ. - Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm. - Rèn luyện năng lực xử lí, phân tích thông tin, biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học cũng như trong thực tế đời sống. * Kỹ năng sống: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đồng cảm lắng nghe… 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh lòng yêu nước, sống có lí tưởng. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học: Xác định mục tiêu học tập; Đánh giá và điều chỉnh việc học; - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và làm rõ vấn đề; Đề xuất, lựa chọn giải pháp;Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp: Sử dụng tiếng Việt - Năng lực hợp tác:tổ chức điều hành hoạt động nhóm - Năng lực thẩm mỹ: Nhận ra cái đẹp; Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS 1. Giáo viên: - Thiết bị: Giáo án, SGK, SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 9, bảng, máy vi tính, máy chiếu… - Học liệu: Kiến thức liên môn, kiến thức thực tế, nguồn internet, tư liệu từ đồng nghiệp… - Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học: Bài giảng Powerpoint - Giao nhiệm vụ chung cho cả lớp và nhiệm vụ riêng cho từng nhóm: + Soạn bài, chuẩn bị dụng cụ học tập. + Tìm đọc các tài liệu 2. Học sinh: - Đọc bài và soạn bài. - Sưu tầm tư liệu liên quan đến nội dung bài học. Thực hiện yêu cầu của giáo viên theo nhóm đã phân chia. - Sách vở, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  25. Ổn định tổ chức:
  26. Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà

3. Nội dung bài học

Hoạt động: Khởi động

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

- Mục tiêu, ý tưởng:

+ Nhận biết ban đầu về người lính chống Pháp.

+ Tạo tâm thế học tập, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

- Nội dung hoạt động: Xem hình và phát biểu những hiểu biết liên quan

- Cách thức thực hiện:

GV: Chiếu một số hình ảnh về người lính cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp và đặt câu hỏi: Qua hình ảnh trên em hiểu gì về cuộc sống của những người lính chống Pháp?

HS: Lắng nghe, trả lời câu hỏi theo hiểu biết cá nhân.

GV Dẫn dắt: Trong tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu về những cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội, bài học ngày hôm nay ta cùng khám phá thêm vẻ đẹp đáng quý của tình cảm đó qua những biểu hiện đẹp, đậm chất lính.

- Phương tiên: Máy chiếu

- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.

- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.

- Có thái độ tích cực, hứng thú.

Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản

2. Phân tích.

- Mục tiêu, ý tưởng: Hs biết phân tích các giá trị của tác phẩm.

- Nội dung hoạt động: Hs tìm hiểu những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, cảm nhận những chi tiết hình ảnh đẹp và ấn tượng, giàu ý nghĩa.

- Phương tiện: máy chiếu

- Cách thức thực hiện: Học sinh hoạt động nhóm. Giáo viên dùng máy chiếu giới thiệu nội dung cụ thể.

Nhóm 1: Tìm hiểu khổ thơ thứ 2: Hình ảnh quê hương có vị trí như thế nào trong tình cảm của người lính? Nhắc về quê hương, người lính bộc lộ tâm sự gì?

Nhóm 2: Những gian khổ của người lính được thể hiện trong câu thơ nào? Đây có phải sự than trách không? Phẩm chất nào ngời sáng sau những câu thơ đó?

Nhóm 3: Tình cảm sẻ chia của người lính được biểu hiện rõ nhất trong câu thơ nào? Em hiểu gì thêm về người lính cụ Hồ?

Người lính chiến đấu trong hoàn cảnh nào?

Ý nghĩa của hình ảnh “đầu súng trăng treo”?

Kĩ thuật: Trình bày 1 phút

Em hãy tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

II. Tìm hiểu văn bản

3. Phân tích:

b, 10 câu thơ tiếp: Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.

Ruộng nương anh gửi bạn thây cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

- Sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau: nỗi nhớ, tình cảm lúc lên đường tòng quân đánh giặc.

+ Mặc kệ:

® quyết tâm dứt khoát, mãnh liệt, đi đánh giặc cứu nước - sự hi sinh tình nhà cho việc nước, thật giản dị, cảm động.

® Gợi chất vui, tếu táo, hóm hỉnh tình cảm lạc quan cách mạng của người lính.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

- Đồng chí: Là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.

+ Những câu thơ đối nhau - đối xứng; Áo anh - quần tôi, rách vai - có vài mảnh vá ® một cách đầy dụng ý.

+ Chia sẻ gian khổ: Những cơn sốt rét rừng, hành hạ

+ Hình ảnh “Nụ cười buốt giá” - Nụ cười tê tái, khó nhọc, nụ cười của tình đồng chí, tình thương yêu vô bờ

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

+ Tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính

+ Gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm đồng chí

Þ Chỉ bằng một cử chỉ “Tay .....tay” mà những người lính như được tiếp thêm sức mạnh vượt qua mọi gian khổ.

  1. Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội:

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đặc sắc:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

- Bức tranh đẹp về tình đồng chí trong chiến đấu, biểu tượng đẹp về cuộc đời chiến sĩ: người lính - khẩu súng – vầng trăng trong cảnh rừng hoang, sương muối trong đêm phục kích đợi giặc

- Đầu súng trăng treo: Cô đọng, gợi hình, gợi cảm

® Gợi hình ảnh thực và mối liên tưởng bất ngờ của nhà thơ - người lính; Mảnh trăng như treo lơ lửng trên đầu ngọn súng; súng và trăng; gần và xa; thực tại và mộng mơ; hiện thực và lãng mạn. Đó là vẻ đẹp hài hoà của tâm hồn người chiến sĩ, thi sĩ, vẻ đẹp cuộc đời của anh bộ đội cụ Hồ

→ biểu tượng cho thơ ca kháng chiến - nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.

4. Tổng kết:

  1. Nghệ thuật:

- Hình ảnh: đậm chất hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường.

- Ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, biểu cảm

  1. Nội dung: Khắc họa tình đồng chí đồng đội thiêng liêng, gắn bó của người lính chống Pháp, đây cũng chính là sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần đáng quý của người lính cách mạng.

Hoạt động: Luyện tập

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tái hiện kiến thức

- Mục tiêu, ý tưởng: Khắc sâu ý nghĩa tư tưởng của văn bản, củng cố phương pháp đọc hiểu văn bản thơ

- Nội dung hoạt động: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ.

- Cách thức thực hiện: GV cho thời gian 5 phút để tất cả HS chuẩn bị. Gọi 3 em ngẫu nhiên lên trình bày.

Học sinh viết cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ.

Hoạt động 2: Trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm

Mục tiêu, ý tưởng: Khắc sâu kiến thức đã học.

- Cách thức thực hiện:

+ GV phát đề trắc nghiệm.

+ HS trả lời bằng cách khoanh vào đáp án đúng

HS chọn đáp án đúng

ĐỀ KIỂM TRA NHANH

Họ và tên học sinh:……………………………………..Lớp:…………………

Khoanh tròn vào chữ cái câu em cho là đúng.

Câu 1: Nội dung chính của các câu thơ sau là gì?

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

  1. Miêu tả các vùng đất khác nhau của đất nước ta
  1. Nói lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên ta
  1. Nói lên sự đối lập giữa các vùng miền của đất nước ta
  1. Nói lên hoàn cảnh xuất thân của những người lính

Câu 2: Nhận định nào đúng nhất nội dung chính của các câu thơ sau?

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

  1. Nỗi nhớ và sự hồi tưởng của người lính về quê hương
  1. Nỗi nhớ của quê hương đối với những người ra lính
  1. Sự khó khăn vất vả của gia đình những người lính
  1. Cả A và B đều đúng

Câu 3: Tình đồng chí được thể hiện rõ nhất trong 3 câu thơ trên là gì?

  1. Sự cảm thông sâu sắc những tâm tư nỗi lòng của nhau
  1. Sự hiểu biết sâu sắc về quê hương của nhau
  1. Sự hiểu biết sâu sắc vè gia đình, người thân của nhau
  1. Sự chia sẻ sâu sắc những khó khăn của cuộc sống chiến đấu

Câu 4: Từ “mặc kệ” có nghĩa là gì?

  1. Biểu thị quan hệ trái ngược điều kiện và sự việc xảy ra
  1. Điều vừa được nói đến không có tác động gì làm thay đổi việc sắp xếp xảy ra
  1. Để cho tùy ý, không để ý đến, không có sự can thiệp nào.
  1. Một cách nói không rõ ra bằng lời, mà hiểu ngầm với nhau như vậy

Câu 5: Những câu thơ sau đây được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

  1. Tự sự và nghị luận
  1. Nghị luận và miêu tả
  1. Miêu tả và tự sự
  1. Thuyết minh và tự sự

Hoạt động: Vận dụng, ứng dụng

Vẽ tranh về người lính chống Pháp

Hoạt động: Mở rộng, sáng tạo

Câu hỏi: Ngoài bài thơ ”Đồng chí” em còn biết bài thơ nào khác viết về người lính? Em hãy đọc và nêu nội dung chính của bài thơ? Từ đó em hiểu gì thêm về cuộc sống của người lính?

Ngµy so¹n:

Ngµy gi¶ng:

Tiết 46:

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

- Phạm Tiến Duật -

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh: Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính, cùng hình ảnh người chiến sĩ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.

- Thấy được nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.

2. Kĩ năng:

*Kĩ năng bài học:

- Đọc - hiểu tác phẩm thơ.

- Phân tích thơ.

- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

- Rèn luyện năng lực xử lí, phân tích thông tin, biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học cũng như trong thực tế đời sống.

* Kỹ năng sống: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đồng cảm lắng nghe…

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, sống có lí tưởng.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học: Xác định mục tiêu học tập; Đánh giá và điều chỉnh việc học;

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và làm rõ vấn đề; Đề xuất, lựa chọn giải pháp;Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp: Sử dụng tiếng Việt

- Năng lực hợp tác:tổ chức điều hành hoạt động nhóm

- Năng lực thẩm mỹ: Nhận ra cái đẹp; Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ

II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS

1. Giáo viên:

- Thiết bị: Giáo án, SGK, SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 9, bảng, máy vi tính, máy chiếu…

- Học liệu: Kiến thức liên môn, kiến thức thực tế, nguồn internet, tư liệu từ đồng nghiệp…

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học: Bài giảng Powerpoint

- Giao nhiệm vụ chung cho cả lớp và nhiệm vụ riêng cho từng nhóm:

+ Soạn bài, chuẩn bị dụng cụ học tập.

+ Tìm đọc các tài liệu

2. Học sinh:

- Đọc bài và soạn bài.

- Sưu tầm tư liệu liên quan đến nội dung bài học. Thực hiện yêu cầu của giáo viên theo nhóm đã phân chia.

- Sách vở, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Ổn định tổ chức:
  2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà

3. Nội dung bài học

Hoạt động: Khởi động

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

- Mục tiêu, ý tưởng:

+ Nhận biết ban đầu về người lính chống Pháp.

+ Tạo tâm thế học tập, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

- Nội dung hoạt động: Xem hình và phát biểu những hiểu biết liên quan

- Cách thức thực hiện:

GV: Chiếu một số hình ảnh về người lính thời kì kháng chiến chống Mỹ và đặt câu hỏi: Qua hình ảnh trên em hiểu gì về cuộc sống của những người lính chống Mỹ?

HS: Lắng nghe, trả lời câu hỏi theo hiểu biết cá nhân.

GV Dẫn dắt: Nói đến nhà thơ Phạm Tiến Duật là người ta nhắc đến chùm thơ đặc sắc của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, những cô thanh niên xung phong hồi kháng chiến chống Mĩ, trong đó Bài thơ về tiểu đội xe không kính có một vẻ đẹp riêng.

- Phương tiên: Máy chiếu

- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.

- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.

- Có thái độ tích cực, hứng thú.

Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Đọc và nhận biết chung về văn bản

- Mục tiêu, ý tưởng: HS đọc và cảm nhận ban đầu về văn bản

- Nội dung hoạt động: GV tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc.

- Phương tiện: văn bản sgk.

- Cách thức thực hiện:

+ Bước 1: GV hướng dẫn hs đọc diễn cảm văn bản, có thể đọc mẫu một đoạn

Giọng vui tươi, dứt khoát

Đọc trầm – giọng chậm êm (khổ 7, 8)

Hoạt động 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

- Mục tiêu, ý tưởng: Giúp HS nắm được kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Nội dung hoạt động: Tái hiện khái quát kiến thức về tác giả, tác phẩm

- Cách thức thực hiện:

GV: Yêu cầu học sinh đại diện từng nhóm trình bày những hiểu biết về Phạm Tiến Duật và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” qua tìm hiểu tư liệu từ sách giáo khoa, mạng intenet và các nguồn khác.

HS: Trình bày những thông tin về tác giả, tác phẩm mà mình đã tìm hiểu bằng hình thức thuyết trình

GV: + Giới thiệu ảnh chân dung Phạm Tiến Duật, Chiếu ảnh một số tập sách của Phạm Tiến Duật.

+ Chốt lại nội dung chính cần ghi nhớ

  1. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

2. Tìm hiểu chú thích:

  1. Tác giả:

- Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) quê Thanh Ba - Phú Thọ.

- Là một trong những tác giả tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ thời chống Mĩ.

- Giọng thơ ngang tàng, tinh nghịch, sôi nổi, trẻ trung

- Thơ giàu chất liệu hiện thực của đời sống chiến đấu ở Trường Sơn, thể hiện sinh động hình ảnh tâm tư của thế hệ thanh niên trong cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước.

? Bài thơ sáng tác trong thời gian, hoàn cảnh nào?

  1. Tác phẩm:

- Sáng tác năm 1969, in trong tập Vầng trăng quầng lửa.

- Là một trong những bài thơ đặc sắc của Phạm Tiến Duật ở trong chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ được sáng tác trong thời gian tác giả là người lính ở Trường Sơn gắn bó với các tuyến đường và các chiến sĩ lái xe quân sự.

  1. Giải nghĩa từ khó:

- Tiểu đội: 12 người

- Chông chênh: Đu đưa, không vững chắc, không yên ổn

Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản

1. Tìm hiểu kiểu văn bản và PTBĐ, Bố cục.

- Mục tiêu, ý tưởng: Hs biết nhận diện tổng quan về tác phẩm.

- Nội dung hoạt động: Hs tìm hiểu chung về kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, bố cục văn bản

- Phương tiện: máy chiếu

- Cách thức thực hiện: Học sinh hoạt động cá nhân. Giáo viên dùng máy chiếu giới thiệu nội dung cụ thể.

2. Phân tích.

- Mục tiêu, ý tưởng: Hs biết phân tích các giá trị của tác phẩm.

- Nội dung hoạt động: Hs tìm hiểu những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, cảm nhận những chi tiết hình ảnh đẹp và ấn tượng, giàu ý nghĩa.

- Phương tiện: máy chiếu

- Cách thức thực hiện: Học sinh hoạt động nhóm. Giáo viên dùng máy chiếu giới thiệu nội dung cụ thể.

Nhóm 1: Nhan đề bài thơ có ý nghĩa gì? Khơi gợi trong lòng người đọc suy nghĩ gì?

Nhóm 2: Tìm hiểu 2 câu thơ đầu: Những chiếc xe vận tải Trường Sơn được miêu tả qua những chi tiết nào? Vì sao những chiếc xe lại trần trụi như vậy?

Nhóm 3: Tìm hiểu khổ thơ cuối: Những chiếc xe được miêu tả như thế nào trong khổ thơ cuối? Hình ảnh xe vận tải phản ánh hiện thực nào?

Nhóm 4: Qua những câu thơ miêu tả trực tiếp xe vận tải em có cảm nhận như thế nào về cuộc sống và tâm hồn người lính? Tình cảm nào của nhà thơ được biểu hiện qua những câu thơ?

II. Tìm hiểu văn bản

1. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt:

- Biểu cảm (xen tự sự + miêu tả)

- Thể thơ: Tự do, câu dài, nhịp điệu linh hoạt, như câu văn xuôi, ít vần.

2. Bố cục:

- Bài thơ là cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và những người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời đánh Mĩ, 7 khổ thơ đều xoay quanh và làm nỗi bật chủ đề ® không thể và không cần chia đoạn.

3. Phân tích:

  1. Nhan đề bài thơ:

- Thu hút người đọc ở cái vị lạ, độc đáo của nó.

- Làm nổi bật hình ảnh toàn bài: Những chiếc xe không kính ® hình ảnh là một phát hiện thú vị của tác giả thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.

- Thêm cho nhan đề “Bài thơ” thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả, không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là những cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà điều chủ yếu là Phạn Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn nguy hiểm của chiến tranh

  1. Hình ảnh của những chiếc xe không kính:

- Hình ảnh chiếc xe không kính chắn gió vẫn băng băng trên đường ra trận ® hình ảnh độc đáo có sức hấp dẫn.

- Lí giải nguyên nhân: “Không có kính...vỡ đi rồi” → Điệp từ không, cách miêu tả chân thật khắc họa một hình ảnh thực đến trần trụi.

® Ngôn ngữ mộc mạc gắn với văn xuôi, nhịp điệu khoan thai, giọng thơ thản nhiên pha chút ngang tàng tạo nên sự chú ý về sự khác lạ mà rất thực của chiếc xe. Đó là những chiếc xe dạn dày, từng trải trên đường ra mặt trận, biểu hiện thái độ bình thản, chấp nhận gian lao.

- Một đoàn xe anh hùng đang vượt qua chặng đường nguy hiểm quân thù đánh phá ác liệt.

Xe không kính

Không có đèn

Không có mui xe

Thùng xe bị xước

- Hình ảnh chân thực, điệp từ, liệt kê

→ Những chiếc xe hiện lên biến dạng, trần trụi vì bom đạn chiến tranh vẫn băng băng ra chiến trường.

→ Hình ảnh thực trần trụi và độc đáo của những chiếc xe không kính thể hiện ý chí nghị lực phi thường của con người.

Hoạt động: Luyện tập

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tái hiện kiến thức

- Mục tiêu, ý tưởng: Khắc sâu ý nghĩa tư tưởng của văn bản, củng cố phương pháp đọc hiểu văn bản thơ

- Nội dung hoạt động: Cảm nhận của em về hình ảnh những chiếc xe vận tải trong khổ thơ đầu?

- Cách thức thực hiện: GV cho thời gian 5 phút để tất cả HS chuẩn bị. Gọi 3 em ngẫu nhiên lên trình bày.

Học sinh viết cảm nhận về hình ảnh những chiếc xe vận tải trong khổ thơ đầu.

Hoạt động 2: Trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm

Mục tiêu, ý tưởng: Khắc sâu kiến thức đã học.

- Cách thức thực hiện:

+ GV phát đề trắc nghiệm.

+ HS trả lời bằng cách khoanh vào đáp án đúng

HS chọn đáp án đúng

ĐỀ KIỂM TRA NHANH

Họ và tên học sinh:……………………………………..Lớp:…………………

Khoanh tròn vào chữ cái câu em cho là đúng.

Câu 1. Dòng nào nói đúng về đặc điểm nổi bật của thơ Phạm Tiến Duật ?

  1. Thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ với giọng thơ sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
  1. Thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Pháp với giọng thơ sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
  1. Thể hiện hình ảnh nhiều hệ trong kháng chiến chống Mỹ với giọng thơ sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
  1. Thể hiện hình ảnh “cái tôi” trẻ trung trong kháng chiến chống Mỹ với giọng thơ sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

Câu 2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính viết về người lính của cuộc kháng chiến nào của dân tộc ?

  1. Kháng chiến chống Pháp.
  1. Kháng chiến chống Mỹ.

Câu 3. Nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có ý nghĩa như thế nào ?

  1. Làm nổi rõ hình ảnh nghệ thuật trung tâm của tác phẩm: những chiếc xe không kính.
  1. Những chiếc xe không kính thể hiện một phát hiện thú vị của tác giả.
  1. Cho thấy rõ hướng khai thác hiện thực của tác giả : phát hiện ra chất thơ ở nơi khốc liệt, chất thơ của tuổi trẻ chống Mỹ.
  1. Tất cả các ý trên.

Câu 4. Vì sao những chiếc xe không kính trong chiến tranh mà lại được coi là hình ảnh thơ lạ ?

  1. Vì cái vẻ ngoài trần trụi của nó nhưng vẫn băng ra trận thách thức bom đạn kẻ thù.
  1. Những chiếc xe đầy dấu vết của bom đạn đã làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính lái xe.
  1. Không có kính, người lính lái xe lại được gia hoà với thiên nhiên kỳ thú.
  1. Cả A và B.

Câu 5. Tác giả sáng tạo hình ảnh những chiếc xe không kính nhằm mục đích gì ?

  1. Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về vật chất mà người lính lái xe phải trải qua trong kháng chiến chống Mỹ.
  1. Làm nổi bật sự khốc liệt vốn có của chiến tranh.
  1. Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi , trẻ trung.
  1. Làm nổi bật khả năng vượt qua những gian lao, thiếu thốn để chiến đấu của người lính trẻ.

Câu 6. Qua hình ảnh nghệ thuật những chiếc xe không kính ta hiểu gì về tác giả ?

  1. Am hiểu tường tận về đời sống chiến tranh.
  1. Có tâm hồn trẻ trung tinh nghịch.
  1. Có tâm hồn nhạy cảm phát hiện chất thơ ở nơI tưởng chừng không thơ.
  1. Tất cả các ý trên.

Hoạt động: Vận dụng, ứng dụng

- Vẽ tranh về người lính chống Mỹ

- Sưu tầm những tác phẩm âm nhạc và thơ ca chống mỹ

Hoạt động: Mở rộng, sáng tạo

- Sáng tác thơ về người lính chống Mỹ.

∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞∞

Ngµy so¹n:

Ngµy gi¶ng: Tiết 47:

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

- Phạm Tiến Duật -

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh: Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính, cùng hình ảnh người chiến sĩ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.

- Thấy được nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.

2. Kĩ năng:

*Kĩ năng bài học:

- Đọc - hiểu tác phẩm thơ.

- Phân tích thơ.

- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

- Rèn luyện năng lực xử lí, phân tích thông tin, biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học cũng như trong thực tế đời sống.

* Kỹ năng sống: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đồng cảm lắng nghe…

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, sống có lí tưởng.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học: Xác định mục tiêu học tập; Đánh giá và điều chỉnh việc học;

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và làm rõ vấn đề; Đề xuất, lựa chọn giải pháp;Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp: Sử dụng tiếng Việt

- Năng lực hợp tác:tổ chức điều hành hoạt động nhóm

- Năng lực thẩm mỹ: Nhận ra cái đẹp; Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ

II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS

1. Giáo viên:

- Thiết bị: Giáo án, SGK, SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 9, bảng, máy vi tính, máy chiếu…

- Học liệu: Kiến thức liên môn, kiến thức thực tế, nguồn internet, tư liệu từ đồng nghiệp…

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học: Bài giảng Powerpoint

- Giao nhiệm vụ chung cho cả lớp và nhiệm vụ riêng cho từng nhóm:

+ Soạn bài, chuẩn bị dụng cụ học tập.

+ Tìm đọc các tài liệu

2. Học sinh:

- Đọc bài và soạn bài.

- Sưu tầm tư liệu liên quan đến nội dung bài học. Thực hiện yêu cầu của giáo viên theo nhóm đã phân chia.

- Sách vở, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Ổn định tổ chức:
  2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà

3. Nội dung bài học

Hoạt động: Khởi động

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

- Mục tiêu, ý tưởng:

+ Nhận biết ban đầu về người lính chống Pháp.

+ Tạo tâm thế học tập, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

- Nội dung hoạt động: Xem hình và phát biểu những hiểu biết liên quan

- Cách thức thực hiện:

GV: Chiếu một số hình ảnh về người lính thời kì kháng chiến chống Mỹ và đặt câu hỏi: Qua hình ảnh trên em hiểu gì về cuộc sống của những người lính chống Mỹ?

HS: Lắng nghe, trả lời câu hỏi theo hiểu biết cá nhân.

GV Dẫn dắt: Nói đến nhà thơ Phạm Tiến Duật là người ta nhắc đến chùm thơ đặc sắc của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, những cô thanh niên xung phong hồi kháng chiến chống Mĩ, trong đó Bài thơ về tiểu đội xe không kính có một vẻ đẹp riêng.

- Phương tiên: Máy chiếu

- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.

- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.

- Có thái độ tích cực, hứng thú.

Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

- Mục tiêu, ý tưởng: Hs biết phân tích các giá trị của tác phẩm.

- Nội dung hoạt động: Hs tìm hiểu những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, cảm nhận những chi tiết hình ảnh đẹp và ấn tượng, giàu ý nghĩa.

- Phương tiện: máy chiếu

- Cách thức thực hiện: Học sinh hoạt động nhóm. Giáo viên dùng máy chiếu giới thiệu nội dung cụ thể.

Nhóm 1: Tư thế, thái độ, cảm giác của người lính khi ngồi trên những chiếc xe không kích được miêu tả như thế nào trong đoạn thơ: “Ung dung….buồng lái”?

Nhóm 2: Những khó khăn nào người lính gặp phải khi lái xe không kính? Qua đây thể hiện được tinh thần gì của họ?

Nhóm 3: Trong đoạn thơ: “Những chiếc xe….xanh thêm”tình đồng chí đồng đội của người lính được thể hiện như thế nào? Em suy nghĩ gì về tình cảm ấy?

Nhóm 4: ở khổ thơ cuối, tác giả đã đối lập giữa cái vật chất và tinh thần của người lính bằng hình ảnh nào? Qua đây ý chí chiến đấu của người lính được bộc lộ như thế nào? (Mục đích chiến đấu của họ, quyết tâm của họ, con đường của họ?...)

3. Phân tích:

  1. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn:

* Tư thế

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

NT: Từ láy (tính từ), điệp từ (nhìn), nhịp thơ mạnh → tư thế chủ động, đàng hoàng, bình tĩnh của người lính. Đó là vẻ đẹp kiêu hãnh của người làm chủ hoàn cảnh, coi thường khó khăn nguy hiểm, nhìn thẳng vào gian khổ, không né tránh, run sợ.

* Cảm giác: Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng

...Như sa như ùa vào buồng lái.

→ H/a cụ thể, chân thực, điệp từ; nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ và so sánh đã góp phần làm cho hình ảnh thơ thêm sinh động.

→ Làm nổi bật khó khăn trên đường lái xe: xe lao nhanh, người lính phải chịu những cơn gió lùa vào mắt.

- Diễn tả chính xác cảm giác khi lái những chiếc xe không kính lao nhanh trên đường:

+ Hình ảnh “gió vào xoa mắt đắng”, “con đường chạy thẳng vào tim” tạo ra ấn tượng độc đáo. Chiếc xe như đang trôi bồng bềnh trong thiên nhiên hoang dã của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ.

+ Cảm giác được tự do giao cảm với thế giới bên ngoài, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp khác thường của thiên nhiên với cảm giác mạnh mẽ, đột ngột và rất đỗi thân thương: thiên nhiên: gió, sao, cánh chin như ùa vào buồng lái, quấn lấy người lái xe.

+ Chính trong hoàn cảnh đó, vẻ đẹp của người lính được nâng lên ngang tầm vũ trụ. Chất thơ và vẻ đẹp lãng mạn cũng toát lên từ đó

- Gián tiếp thể hiện thái độ ngạo nghễ, thách thức của người lính trước hiện thực ác liệt của chiến tranh và thiên nhiên núi rừng T.Sơn.

* Những khó khăn gian khổ: ”Không có kính ừ thì.....khô mau thôi”

- NT: mang đậm tính chất văn xuôi, ngôn từ mộc mạc, hình ảnh thơ chân thực, giản dị; giọng thơ tếu táo, ngang tàng, điệp ngữ ”không có”, “ừ thì”, “chưa cần” vang lên như một lời thách thức.

- T/d:

+ Khắc họa đạm nét những nỗi vất vả mà người lính lái xe phải trải qua: gió, bụi, mưa rừng TS - thời tiết khắc nghiệt .

+ Thái độ coi thường gian khó, tinh thần lạc quan phơi phới của người lính. Họ chấp nhận tất cả với sự vui vẻ, thoải mái, phớt đời, pha chút ngang tàng rất lính.

*Tình đồng chí:

”Những chiếc xe từ trong bom rơi.

.... Lại đi, lại đi rời xanh thêm”

- NT: điệp từ, hình ảnh ẩn dụ.

- T/d: Làm nổi bật tình đồng đội. Những người chiến sĩ lái xe là những chàng trai trẻ trung, sôi nổi, lạc quan; họ dễ gần nhau và coi nhau như anh em ruột thịt. Họ chia sẻ hơi ấm, động viên nhau qua những cái bắt tay vội qua ô kính vỡ, cùng ăn chung bữa cơm giữa trời đất bao la, cùng nghỉ trên những chiếc võng chông chênh bên đường, cùng hướng về một nhiệm vụ, trên một con đường đến với miền Nam thân yêu, với niềm tin bất diệt: ”lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Đó là tình cảm chia sẻ, gắn bó.

GV liên hệ:

Như chính tác giả cũng đã nói về tác phẩm của mình: “Thực ra tôi chỉ lấy cái ô tô làm cớ. Con người cũng như cái xe ấy, có thiếu mọi thứ (…) nhưng cái không thể thiếu được là trái tim anh chiến sỹ dũng cảm…” Lý tưởng của anh, trái tim của anh cũng là lí tưởng và trái tim của cả dân tộc Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vĩ đại

Trình bày một phút

? Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

* Ý chí giải phóng miền Nam: ”Không có kính..... không có đèn... Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

- Điệp từ, sự đối lập, nghệ thuật hoán dụ → Sự đối lập giữa vật chất và tinh thần: Vật chất: không – Tinh thần: một trái tim. Trái tim: một trái tim yêu nước, lòng nhiệt tình cách mạng của tuổi trẻ, quyết tâm chiến đấu, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Trái tim nâng tầm vóc những người chiến sĩ lái xe anh hùng. Lý tưởng của anh, trái tim của anh cũng là lí tưởng và trái tim của cả dân tộc Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vĩ đại.

4. Tổng kết:

  1. Nội dung: Bài thơ thông qua hình ảnh độc đáo “Những chiếc xe không kính” để khắc hoạ, ca ngợi các chiễn sĩ lái xe Trường Sơn hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ; có ý thức trách nhiệm sâu sắc trước vận mệnh của dân tộc, trong gian khổ, hy sinh vẫn phơi phới lạc quan, dũng cảm, tin tưởng.
  1. Nghệ thuật:

- Hình ảnh, chi tiết thơ chân thực, sinh động mô tả hiện thực chiến tranh.

- Giọng thơ độc đáo, ngang tàng, nghịch ngợm gắn với văn xuôi, lời nói thường vẫn thú vị, lãng mạn, bay bổng say sưa ® tăng cường chất liệu cụ thể và sinh động trong thơ ca thời chống Mĩ.

Hoạt động: Luyện tập

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tái hiện kiến thức

- Mục tiêu, ý tưởng: Khắc sâu ý nghĩa tư tưởng của văn bản, củng cố phương pháp đọc hiểu văn bản thơ

- Nội dung hoạt động: Cảm nhận của em về hình ảnh những người lính chống Mỹ trong bài thơ?

- Cách thức thực hiện: GV cho thời gian 5 phút để tất cả HS chuẩn bị. Gọi 3 em ngẫu nhiên lên trình bày.

Học sinh viết cảm nhận về hình ảnh người lính chống Mỹ.

Hoạt động 2: Trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm

Mục tiêu, ý tưởng: Khắc sâu kiến thức đã học.

- Cách thức thực hiện:

+ GV phát đề trắc nghiệm.

+ HS trả lời bằng cách khoanh vào đáp án đúng

HS chọn đáp án đúng

ĐỀ KIỂM TRA NHANH

Họ và tên học sinh:……………………………………..Lớp:…………………

Khoanh tròn vào chữ cái câu em cho là đúng.

Câu 1. Hình tượng người lính lái xe trên tuyến đường Trương Sơn thời chống Mỹ được tác giả khắc hoạ qua những phương diện nào ?

  1. Hoàn cảnh xuất thân; hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.
  1. Đời sống tâm hồn; hoàn cảnh sống và chiến đấu;phẩm chất của người lính nơi chiến trường.
  1. Nỗi lòng riêng tư; hoàn cảnh sống và chiến đấu;phẩm chất của người lính nơi chiến trường.
  1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu; phẩm chất của người lính nơi chiến trường.

Câu 2. Dòng nào nói đúng nhất đặc điểm của những người lính lái xe của Phạm Tiến Duật ?

  1. Có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.
  1. Có tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội.
  1. Sống giản dị, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.
  1. Lái xe giỏi, tinh thần dũng cảm coi thường hiểm nguy, sống sôi nổi trẻ trung chan hoà trong tình đồng đội, có ý chí chiến đấu vì miền Nam.