Bài 2 trang 15 sgk văn 9 tập 1

Tài liệu soạn văn 9 bài 2 (nằm trong chuyên mục soạn văn 9 tập 1 của Đọc tài liệu) với những hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK Ngữ văn 9 và tổng kết các kiến thức quan trọng của từng bài học dưới đây sẽ giúp bạn:

  • Hiểu được nguy cơ chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả : chứng cứ cụ thể xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
  • Nắm được các phương châm hội thoại quan hệ, cách thức, lịch sự để vận dụng trong giao tiếp.
  • Hiểu và có kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

Cùng tham khảo để soạn văn 9 tốt nhất.

Bài 2 trang 15 sgk văn 9 tập 1

Bài luyện tập trang 21 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 21 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1: Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G Mác-két.

Bài 2 trang 15 sgk văn 9 tập 1

Bài 5 trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 20 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1: Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên Đấu tranh cho một thế giới hòa bình?

Bài 2 trang 15 sgk văn 9 tập 1

Bài 4 trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 20 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1: Vì sao có thể nói: Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa

Bài 2 trang 15 sgk văn 9 tập 1

Bài 3 trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 20 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1: Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?

Bài 2 trang 15 sgk văn 9 tập 1

Bài 2 trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 20 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1: Trong đoạn đầu văn bản, nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể bằng cách lập luận như thế nào?

Bài 2 trang 15 sgk văn 9 tập 1

Bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 20 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1: Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản phần hướng dẫn soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Bài 2 trang 15 sgk văn 9 tập 1

Bài 1 trang 29 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 29 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Bài 2 trang 15 sgk văn 9 tập 1

Bài 2 trang 29 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 29 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Bài 2 trang 15 sgk văn 9 tập 1

Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình gồm các kiến thức cơ bản và hướng dẫn trả lời câu hỏi sách giáo khoa giúp bạn học tốt bài học này

Bài 2 trang 15 sgk văn 9 tập 1

Soạn bài Các phương châm hội thoại tiếp theo trang 21 gồm phần kiến thức quan trọng và hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK trang 21 đến trang 25. Hướng dẫn Soạn Bài 1 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập một. Nội dung bài Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh sgk Ngữ văn 9 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận … đầy đủ các bài văn mẫu lớp 9 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10.


1. Câu 1 trang 12 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Ôn tập văn bản thuyết minh

Văn bản thuyết minh có những tính chất gì? Nó được viết ra nhằm mục đích gì? Cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng.

Trả lời:

– Tính chất của văn bản thuyết minh: khách quan, xác thực, hữu ích.

– Mục đích: cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội.

– Phương pháp thuyết minh thường dùng: nêu định nghĩa, giải thích; liệt kê; nêu ví dụ; so sánh, …


2. Câu 2 trang 12 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số văn bản nghệ thuật

Đọc văn bản sau và cho biết: Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không? Văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu? Đồng thời, để cho sinh động, tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Bài 2 trang 15 sgk văn 9 tập 1
Bài 2 trang 15 sgk văn 9 tập 1

Trả lời:

– Đối tượng thuyết minh: Sự kì lạ của Đá và Nước ở Hạ Long.

– Văn bản đã cung cấp những tri thức khách quan về đối tượng.

– Phương pháp thuyết minh được sử dụng: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê.

– Để cho sinh động, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật: tưởng tượng, liên tưởng; nhân hóa.


II – LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 13 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

NGỌC HOÀNG XỬ TỘI RUỒI XANH

Do loài người phát đơn kiện, Ngọc Hoàng Thượng đế mở phiên toà công khai xử tội loài ruồi. Ngọc Hoàng truyền cho vệ sĩ Nhện điệu Ruồi xanh lên điện, đập bàn thị uy:

– Ruồi kia, loài người kiện mi làm hại chúng sinh, mau mau khai ra tên họ, chủng loại và nơi ở !

Ruồi sợ hãi quỳ thưa trước vành móng ngựa :

– Con là Ruồi xanh, thuộc họ côn trùng hai cánh mắt lưới. Họ hàng con rất đông, gồm Ruồi trâu, Ruồi mắt đỏ, Ruồi nhà… Nơi ở là nhà xí, chuồng lợn, chuồng trâu, nhà ăn, quán vỉa hè.. bất kì chỗ nào có thức ăn mà không đậy điệm con đều lấy làm nơi sinh sống.

Ngọc Hoàng yêu cầu Thiên Tào tra sổ xác nhận rồi cho đọc cáo trạng : “Bị cáo Ruồi bị cáo buộc hai tội. Một là sống nơi dơ bẩn, mang nhiều vi trùng gieo rắc bệnh tật. Các nhà khoa học cho biết bề ngoài con ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn. Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lị, thương hàn, viêm gan B. Tội thứ hai là sinh đẻ nhanh quá mức, vô kế hoạch. Mỗi đôi ruồi, trong một mùa từ tháng 4 đến tháng 8, nếu đều mẹ tròn con vuông sẽ đẻ ra 19 triệu tỉ con ruồi, ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái”.

Một luật sư biện hộ nói: “Ruồi tuy tội nhiều nhưng nó cũng có nét đặc biệt ví như mắt lưới, một mắt chứa hàng triệu mắt nhỏ; chân ruồi có thể tiết ra chất dính làm cho nó đậu được trên mặt kính mà không trượt chân. Nếu con người biết bắt chước mắt ruồi mà làm máy chụp ảnh, mô phỏng chân ruồi mà làm giày leo núi thì cũng hay. Đó đều là tình tiết giảm nhẹ tội cho ruồi”.

Ngọc Hoàng cân nhắc, tuyên phạt Ruồi khổ sai chung thân ; truyền cho chim chóc, cóc, nhái, thằn lằn, kiến, nhện ra sức giết bớt ruồi, không cho đẻ nhiều. Ngọc Hoàng lại nói với Người: “Ruồi có tội mà con người cũng có lỗi. Con người phải thường xuyên làm vệ sinh, đậy điệm thức ăn, nhà xí, chuồng trại phải xây dựng theo lối mới thì mới ngăn chặn ruồi sinh sôi và hạn chế tác hại của ruồi được”.

Lời tuyên án của Ngọc Hoàng làm cho các loài vật phấn khởi, còn con người thì trầm ngâm nghĩ ngợi.

(Tường Lan)

Câu hỏi :

  1. Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?
  1. Văn bản thuyết minh này có nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
  1. Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không?

Trả lời:

  1. Văn bản trên có tính thuyết minh.

– Tính chất thuyết minh được thể hiện ở việc giới thiệu về loài ruồi rất có hệ thống: tính chất chung về họ, giống, loài; tập tính sinh sống; cung cấp những kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi.

– Những phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản: định nghĩa, phân loại, nêu số liệu, liệt kê.

  1. – Nét đặc biệt:

+ Hình thức: giống như văn bản tường thuật một phiên toà.

+ Nội dung: giống như câu chuyện kể về loài ruồi.

– Những biện pháp nghệ thuật: nhân hoá, liệt kê.

  1. Tác dụng: gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui vừa học thêm tri thức.

2. Câu 2 trang 15 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Đọc đoạn văn sau và nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.

Bà thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao bà giải thích: “Thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao?”. Sau này học môn Sinh học tôi mới biết là không phải như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha ma là vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang, bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú , tôi chẳng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động.

Trả lời:

– Biện pháp nghệ thuật được sử dụng là: kể chuyện ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối cho câu chuyện.

– Nhận xét: Mở đầu đoạn văn là tập tính của chim cú dưới dạng ngộ nhận gắn với hồi ức tuổi thơ, với nhận thức mê tín từ thuở bé. Sau này lớn lên tri thức khoa học đã đẩy lùi sự ngộ nhận ngây thơ ấy.

– Tác dụng: người đọc nắm được thông tin, đồng thời cảm thấy hứng thú hơn khi tiếp nhận thông tin này vì biện pháp kể chuyện xen kẽ.


Bài trước:

  • Soạn bài Các phương châm hội thoại sgk Ngữ văn 9 tập 1

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh sgk Ngữ văn 9 tập 1

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 9 khác:
  • Để học tốt môn Toán lớp 9
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 9
  • Để học tốt môn Hóa học lớp 9
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 9
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 9
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 9
  • Để học tốt môn GDCD lớp 9

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh sgk Ngữ văn 9 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!