Awb la gi

*Nguồn: Nội dung trong bài viết được tổng hợp và dịch từ tài liệu của IATA và một số tài liệu của Việt Nam

Khái niệm và chức năng của vận đơn hàng không

Theo Khoản 1 Điều 129, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/206/QH11 ngày 29/06/2006: “Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa và các điều kiện của hợp đồng”

             Vận đơn hàng không bao gồm một số chức năng như sau:

  •           Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng.
  •           Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không  đã nhận hàng.
  •           Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không.
  •           Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hóa.
  •           Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hóa.
  •           Là hóa đơn thanh toán cước phí.

Vì những chức năng quan trọng kể trên, việc chuẩn bị AWB cần hết sức thận trọng và thực hiện theo đúng hướng dẫn và quy định

Vận đơn hàng không không  phải là chứng từ sở hữu hàng  hóa như vận đơn đường biển thông thường.

Awb la gi

Video: Hướng dẫn đọc hiểu vận đơn hàng không (AWB)

Phân loại vận đơn hàng không

Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại

  •  Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill): Là vận đơn này do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn  có ghi biểu tượng  và mã nhận dạng  của người chuyên chở (Issuing carrier identification).
  •  Vận đơn trung lập (Neutral airway bill): Là vận đơn do người khác chứ không phải do người chuyên chở phát hành. Trên vận đơn không có biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này thường do đại lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát hành.

Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại

  •  Vận đơn chủ (Master  Airway bill – MAWB): Là vận đơn do người chuyên chở hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng ở sân bay đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng  giữa người chuyên chở và người gom hàng.
  •  Vận đơn của người gom hàng (House airway bill – HAWB): Là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng  ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ, dùng để nhận hàng hóa giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ.

Lập và Phân phối vận đơn hàng không

Vận đơn hàng không là chứng từ không chuyển nhượng (non-negotiable)

Lập AWB

Theo Điều 6, Công ước Vacsava 1929 và Điều 5, Nghị định thư Hague 1955, trách nhiệm lập AWB thuộc về người gửi hàng (Shipper). Người lập AWB ký vào ô xác nhận (Shipper’s Certification Box).

Cũng theo Điều 10, Công ước Vacsava 1929 và Điều 8, Nghị định thư Hague 1955 quy định: Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các chi tiết và tuyên bố liên quan đến hàng hóa mà anh ta điền vào vận đơn hàng không. Người gửi hàng phải bồi thường cho người chuyên chở hay bất cứ người nào khác mà người chuyên chở có trách nhiệm, tất cả những thiệt hại mà họ phải gánh chịu do sự không chính xác, không đúng hay không đầy đủ của các chi tiết mà người gửi hàng cung cấp.

Quy định về Lập vận đơn hàng không theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/206/QH11 ngày 29/06/2006: Điều 131. Lập vận đơn hàng không

  1. Vận đơn hàng không do người gửi hàng lập thành ba bản chính. Bản thứ nhất do người gửi hàng ký, được giao cho người vận chuyển. Bản thứ hai do người gửi hàng và người vận chuyển ký, được giao cho người nhận hàng. Bản thứ ba do người vận chuyển ký, được giao cho người gửi hàng sau khi nhận hàng.
  2. Chữ ký của người vận chuyển và người gửi hàng có thể được in hoặc đóng dấu.
  3. Người vận chuyển lập vận đơn hàng không theo yêu cầu của người gửi hàng được coi là hành động thay mặt người gửi hàng nếu không có sự chứng minh ngược lại.
  4. Phân phối vận đơn hàng không

Phân phối AWB

Theo hướng dẫn của IATA, một vận đơn của hãng hàng không “Airline AWB” là một bộ gồm tối thiểu 08 bản, trong đó có 03 bản gốc. Không có quy định bắt buộc về mầu sắc vận đơn.

Một vận đơn trung lập (Neutral airway bill) có thể là một bộ tối thiểu gồm 08 bản hoặc hai bộ, mỗi bộ tối thiểu 4 bản, trong đó 03 bản gốc. Không có quy định bắt buộc về mầu sắc vận đơn.

3 bản gốc (Original) được đánh số 1, 2, 3; còn lại là các bản phụ (Copy), được đánh số từ 4 đến 12, Vận đơn được phân phối như sau:

Bản gốc 1 (Original 1): Xanh lá cây (green) dành cho người vận chuyển (carrier): do người vận chuyển giữ cho mục đích thanh toán và bằng chứng bằng văn bản có chữ ký của người vận chuyển và người gửi hàng về hợp đồng vận chuyển. Bản này có chữ ký của người gửi hàng.

Bản gốc 2 (Original 2): Hồng: dành cho người nhận hàng (consignee): đi theo hàng đến điểm đích và để người nhận hàng nhận hàng Bản này có chữ ký của người gửi hàng và người vận chuyển.

Bản gốc 3 (Original 3): Xanh da trời (Blue) dành cho người gửi hàng (for shipper) là:

  1. Bằng chứng của việc nhận hàng
  2. Bằng chứng bằng văn bản có chữ ký của người vận chuyển và người gửi hàng về hợp đồng vận chuyển

Bản này có chữ ký của người chuyên chở.

Hầu hết AWB hiện nay là AWB điện tử và được in chữ đen trên nền trắng. Khi lấy hàng, AWB sẽ được tra trên hệ thống chứ không cần xuất trình bản hard copy như trước đây.

Các bản khác là bản copy

  • Bản số 4, là biên lai giao hàng, có sẵn ở nơi đến cuối cùng. Bản này có chữ ký của người nhận hàng và được người chuyên chở cuối cùng giữ lại để làm biên lai giao hàng và làm bằng chứng là người chuyên chở đã hoàn thành hợp đồng chuyên chở.
  • Bản số 5, dành cho sân bay đến, có sẵn ở sân bay đến.
  •  Bản số 6, dành cho người chuyên chở thứ 3, dùng khi hàng được chuyên chở từ sân bay thứ 3.
  •  Bản số 7, dành cho người chuyên chở thứ 2, dùng khi hàng được chuyển tải từ sân bay thứ 2.
  •  Bản số 8, dành cho người chuyên chở thứ 1, được bộ phận chuyển hàng hóa của người chuyên chở đầu tiên giữ lại khi làm hàng.
  • Bản số 9, dành đại lý, bản này được người đại lý hay người chuyên chở phát hành giữ lại.
  • Bản số 10 đến 12, là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần thiết. 

Một số nội dung diễn giải của vận đơn hàng không

Hiệu lực và thời hạn của hợp đồng vận chuyển

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có hiệu lực khi vận đơn được lập, nghĩa là:

  • AWB đã được ký bởi shipper (hoặc người đại diện hợp pháp)
  • AWB đã được ký bởi người vận chuyển hoặc đại lý được ủy quyền
  • AWB mà trên có có tẩy xóa, thay đổi thì không được chấp nhận bởi người vận chuyển

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa hết hiệu lực khi hàng hóa được giao cho người nhận hàng (consignee) trên vận đơn

Ý nghĩa của từ Không chuyển nhượng được “Not Negotiable”

Từ Không chuyển nhượng được “Not Negotiable” được in trên đầu vận đơn hàng không AWB, nghĩa là vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa như vận đơn đường biển thông thường, không một thành viên IATA nào phát hành AWB “to order” hay negotiable

Nội dung của vận đơn hàng không

Vận đơn hàng không  được in theo mẫu tiêu chuẩn của HIệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (IATA standard form). Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó bao gồm ba bản gốc (các bản chính) và các bản phụ.

Mỗi bản vận đơn bao gồm hai mặt, nội dung mặt trước của các vận đơn giống hệt nhau, nếu không  kể đến màu sắc và những  ghi chú ở phía dưới khác nhau. Ví dụ: Bản gốc số  1 thì ghi chú ở phía dưới là: “Bản gốc số 1 dành cho người  chuyên chở phát hành vận đơn”, còn bản số 4 thì lại ghi là: “Bản số 4, dùng làm biên lai giao hàng”.

Mặt sau của bản vận đơn khác nhau. Ở những bản phụ, mặt sau để trống, ở các bản gốc là các quy định có liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Các tiêu chí Nội dung mặt trước vận đơn

Hướng dẫn lập vận đơn hàng không AWB

Mặt trước của vận đơn bao gồm các cột mục để trống để người lập vận đơn điền những thông tin cần thiết khi lập vận đơn. Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA, những  cột mục đó là:

Awb la gi

Một ví dụ về MAWB (một vận đơn xuất khẩu của Vietnam Airline xuất HP Toàn Cầu để có cái nhìn trực quan:

Awb la gi

  1.  Air Waybill Number (Số vận đơn)

AWB number là một bộ phận không tách rời của AWB. Nó bao gồm 02 phần, phần đầu tiên xác định hãng hàng không và phần thứ hai xác định lô hàng cụ thể

a: Airline Code Number [1A]:

 3 số là IATA airline code number

Ở ví dụ trên 738 là IATA code của Việt Nam Airline

b. Separating Hyphen (Dấu cách)

c. Serial Number [1B]: Dãy số xác định lô hàng, bao gồm 8 chữ số trong đó chữ số cuối cùng là số kiểm tra (Check digit)

Số cuối cùng là số dư sau khi chia 7 của số bao gồm 7 số đầu tiên

Ví dụ 7 số ban đầu là 1234567 chia 7 dư 5 thì số cuối cùng là 5

Awb la gi

Ở vận đơn kể trên 738-52459761

thì 1 là số kiểm tra, 5245976 chia 7 dư 1

d. Thời gian tối thiểu để tái sử dụng số vận đơn

Một hãng hàng không không được sử dụng lại một số vận đơn trong vòng 12 tháng

2.  Airport of departure – Sân bay xuất phát [1]

IATA code 3 chữ cái của sân bay xuất phát (hoặc của thành phố), và cần phù hợp với nội dung tại 9.1.a

vd: sân bay Nội Bài là HAN; sân bay Tân Sơn Nhất là SGN

3. Issuing carrier‘s name and address – Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn [1C]

4. Reference  to originals (Tham chiếu tới các bản gốc ) [1D]

Không điền thêm nội dung ở ô này

5. Reference to conditions of contract (Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng) [1E]

Không điền thêm nội dung ở ô này trừ khi người chuyên chở phát hành vận đơn muốn thay đổi

6. Shipper – Người gửi hàng

a. Shipper’s Name and Address – Tên và địa chỉ shipper [2]

Điền tên, địa chỉ, quốc gia (hoặc code 2 chữ của quốc gia của người gửi hàng)

Một hoặc nhiều hơn thông tin liên lạc: điện thoại, telex, telefax..

b. Shipper’s Account Number  [3]

Ô này do người vận chuyển quyết định điền hay không

7. Consignee – Người nhận hàng

a. Consignee’s Name and Address – Tên và địa chỉ consignee [4]

Điền tên, địa chỉ, quốc gia (hoặc code 2 chữ của quốc gia của người gửi hàng)

Một hoặc nhiều hơn thông tin liên lạc: điện thoại, telex, telefax..

b. Consignee’s Account Number  [5]

Ô này do người vận chuyển cuối cùng quyết định điền hay không

8. Issuing Carrier‘s Agent – Đại lý của người chuyên chở

8.1. Issuing Carrier‘s Agent Name and City [6]

8.2. Agent’s Iata Code [7]

8.3. Account No. [8]

Ô này do người vận chuyển phát hành quyết định điền hay không

9. Routing – Tuyến đường

9.1. Airport of Departure – Sân bay xuất phát

(Address of First Carrier) and requested routing [9]

Điền tên của sân bay xuất phát

9.2. Routing and Destination – Tuyến đường và điểm đến

a. To (by First Carrier) [11A]

IATA code 3 của sân bay đích hoặc điểm chuyển tải đầu tiên (hoặc thành phố nếu chưa xác định tên sân bay do thành phố có nhiều hơn 1 sân bay)

b. By First Carrier [11B]

Tên của hãng chuyên chở đầu tiên (mã IATA hoặc tên đầy đủ)

c. To (by Second Carrier) [11C]

IATA code 3 của sân bay đích hoặc điểm chuyển tải thứ hai (hoặc thành phố nếu chưa xác định tên sân bay do thành phố có nhiều hơn 1 sân bay)

d. By (Second Carrier) [11D]

IATA Code của hãng chuyên chở thứ hai

e. To (by Third Carrier) [11E]

IATA code 3 của sân bay đích hoặc điểm chuyển tải thứ ba (hoặc thành phố nếu chưa xác định tên sân bay do thành phố có nhiều hơn 1 sân bay)

f. By (Second Carrier) [11F]

IATA Code của hãng chuyên chở thứ ba

9.3. Airport of Destination – Sân bay đích [18]

Sân bay đích đến cuối cùng (hoặc thành phố nếu chưa xác định tên sân bay do thành phố có nhiều hơn 1 sân bay)

9.4. Requested Flight/Date [19A] và [19B]

Ký hiệu máy bay và ngày bay

10. Accounting Information – Thông tin thanh toán [10]

Thông tin thanh toán này do người vận chuyển thực hiện

11. Currency – Tiền tệ [12]

Mã tiền tệ của nước xuất phát hoặc do nước xuất phát lựa chọn được điền vào đây

Awb la gi
12. Charges Codes – For Carrier Use Only [13]

13. Charges – Cước phí

13.1. Weight/Valuable Charges [14A] và [14B]

Người gửi hàng hoặc Đại lý đành X hoặc thể hiện nội dung thích hợp trong ô 14A hoặc 14B

Cước phí thể hiện tại các ô 24A, 25A hoặc 24B, 25B sẽ là trả trước toàn bộ hoặc trả sau toàn bộ tương ứng

13.2. Other charges at Origin  [15A] và [15B]

14. Declared Value for Carriage – Giá trị khai báo đối với người vận chuyển [16]

Nếu khai báo giá với nhà vận chuyển thì ghi vào đây. Trong trường hợp này thì giá cước sẽ theo bảng giá khác chứ không theo bảng giá thông thường. Với hàng thông thường và không khai giá thì thể hiện “NVD”

15. Declared Value for Customs – Giá trị khai báo hải quan [17]

Người gửi hàng hoặc Đại lý có thể khai báo giá trị hải quan hoặc ghi “NCV”

16. Amount of Insurance [20]

Điền XXX hoặc cột này chỉ điền nếu nhà vận chuyển phát hành cung cấp dịch vụ này

17. Handling Information – Thông tin xử lý hàng hóa [21]

18. Consignment Rating Details – Chi tiết liên quan hàng hóa và giá của lô hàng [22A] đến [22Z]

18.1. Number of Pieces/RCP – Số kiện [22A]

18.2 Gross weight [22B]

18.3. Kg./Lb. [22C]

18.4. Service Code [22Z]

18.5. Rate Class [22D]

18.6. Commodity Item Number [22E]

18.7. Chargeable Weight – Trọng lượng tính cước [22F]

18.8. Rate/Charge [22G]

18.9. Total [22H]

18.10. Natural and Quantity of Goods (incl. Dimensions or Volume [22I]

18.11. Total Number of Pieces [22J]

18.12. Total Gross Weight [22K]

18.13. Total [22L]

19. Other Charges [23]

20. Prepaid

20.1. Prepaid Weight Charge [24A]

20.2. Prepaid Valuable Charge [25A]

20.3. Prepaid Tax [26A]

20.4. Total Other Prepaid Charges

  1. Due Agent [27A]
  2. Due Carrier [28A]

20.5. Untitled Box [29A]

20.6. Total Prepaid [30A]

21. Collect

21.1. Collect Weight Charge [24B]

21.2. Collect Valuable Charge [25B]

21.3. Collect Tax [26B]

21.4. Total Other Collect Charges

  1. Due Agent [27B]
  2. Due Carrier [28B]

21.5. Untitled Box [29B]

21.6. Total Collect [30B]

22. Shipper’s Certification Box [31]

23. Carrier’s Execution Box

23.1. Executed On (Date) [32A]

23.2. At (Place) [32B]

23.3. Signature of the Issuing Carrier or its Agent [32C]

24. For Carrier’s Use Only at Destination [33]

25. Collect Charges in Destination Currency – For Carrier Use Only  [33A] to [33D]

25.1. Currency Conversion Rate [33A]

25.2. Collect Charges in Destination Currency [33B]

25.3. Charges at Destination [33C]

25.4. Total Collect Charges [33D]

26. Optional Shipping Information  [34A] to [34C]

26.1. Reference Number [34A]

26.2. Untitled Box [34B]

26.3. Untitled Box [34C]

27. Bar Coded Air Waybill Number [99]

28. Neutral Air Waybill

Bất cứ sự thay đổi nào đối với số code airline, số AWB, tên airline và địa chỉ trụ sở cũng sẽ tự động làm vận đơn trung lập trở thành không có giá trị

Nội dung mặt sau vận đơn

Awb la gi

            Trong bộ vận đơn gồm nhiều bản, chỉ có ba bản gốc và một số bản copy có những quy định về vận chuyển ở mặt sau.

             Mặt sau của vận đơn hàng không bao gồm hai nội dung chính:

  • Thông báo liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở.

Tại mục này,  người chuyên chở thông báo số tiền lớn nhất mà họ phải bồi thường trong  trường hợp hàng hóa bị tổn thất trong quá trình chuyên chở, tức là thông báo giới hạn trách nhiệm của mình. Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở được quy định ở đây là giới hạn được quy định trong các công ước, quy tắc quốc tế hoặc luật quốc gia về hàng không dân dụng.

  • Các điều kiện hợp đồng

             Nội dung này bao gồm nhiều điều khoản khác nhau liên quan đến vận chuyển lô hàng được ghi ở mặt trước. Các nội dung này thường là:

  •  Các định nghĩa, như  định nghĩa về người chuyên chở, định nghĩa về công ước Vacsava 1929, định nghĩa về vận chuyển, điểm dừng thỏa thuận…
  •  Thời hạn trách nhiệm chuyên chở của người chuyên chở hàng không.
  •  Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không.
  •  Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng  không.
  •  Cước phí của hàng hóa chuyên chở.
  •  Trọng lượng tính cước của hàng hóa chuyên chở.
  •  Thời hạn thông báo tổn thất.
  •  Thời hạn khiếu nại người chuyên chở.
  •   Luật áp dụng.

Yêu cầu về lưu trữ AWB của một số nước trên thế giới

Theo ấn phẩm của IATA, quy định về thời hạn lưu trữ hồ sơ của một số nước trên thế giới như sau:

Awb la gi

Tra cứu vận đơn hàng không

Để tra cứu hành trình của lô hàng có thể vào website của hãng hàng không tra cứu trực tiếp hoặc vào các website như: 

http://aircargotracking.utopiax.org/

https://www.track-trace.com/aircargo


Công ty TNHH HP Toàn Cầu

Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép nhập khẩu

Địa chỉ: Số 13, LK3, NO03, Dọc bún 1, Khu đô thị Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Website : hptoancau.com

Email: [email protected]

Điện thoại: 024 3 73008608/ Hotline:08 8611 5726

Lưu ý:

– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)

– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại

– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.