Acei là gì

Tổng quan

Phù mạch là tình trạng đột ngột sưng phồng da hoặc cơ quan dưới da do tăng tính thấm thành mạch nhất thời, khiến huyết tương thoát khỏi thành mạch vào khoảng gian bào.

Vildagliptin là thuốc ức chế dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4) chỉ định điều trị đái tháo đường typ 2. ACEI được chỉ định để điều trị bệnh thận do đái tháo đường, do vậy hai thuốc này thường được sử dụng đồng thời.

Phù mạch do ACEI

Phù mạch được báo cáo xuất hiện trong khoảng 0,2-0,5% bệnh nhân sử dụng ACEI. Triệu chứng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong quá trình điều trị.

Phù mạch do ACEI chủ yếu xuất hiện ở vùng đầu và cổ, đặc biệt là môi, lưỡi, mặt và đường hô hấp trên, do đó có thể đe dọa tính mạng. Phù mạch có thể có biểu hiện ít phổ biến hơn như đau bụng cấp tính liên quan đến tiêu chảy hoặc các triệu chứng trên đường tiêu hóa khác. Phù mạch không liên quan đến ngứa hoặc nổi mề đay.

Tăng nguy cơ phù mạch khi phối hợp vildagliptin với ACEI

Ít thấy triệu chứng phù mạch trên bệnh nhân sử dụng đơn độc vildagliptin, tuy nhiên nguy cơ tăng lên trên bệnh nhân dùng đồng thời ACEI.  Cân nhắc tương tác thuốc này nếu bệnh nhân sử dụng đồng thời hai thuốc trên có triệu chứng phù mạch. Bệnh nhân sử dụng đồng thời vildagliptin và ACEI cần được theo dõi triệu chứng phù mạch. Nhắc nhở bệnh nhân báo cáo cho bác sĩ khi bất kỳ triệu chứng phù mạch nào xuất hiện.

Cơ chế đề xuất

Cơ chất P và bradykinin là chất giãn mạch tham gia vào quá trình sinh lý gây phù mạch. ACE và DPP-4 tham gia vào quá trình phân hủy cơ chất P, và ACE là enzym phân hủy bradykinin.

So sánh với tác dụng ức chế của riêng ACE hoặc DPP-4, tác dụng ức chế khi sử dụng đồng thời ACEI và vildagliptin làm tăng nguy cơ tích lũy cơ chất P và bradykinin, dẫn đến hiện tượng phù mạch.

Nguồn: https://www.medsafe.govt.nz/profs/PUArticles/March2021/Vildagliptin-and-ACE-inhibitors-increased-risk-of-angioedema.html

Điểm tin: CTV. Tăng Quốc An; CTV. Nguyễn Hà Nhi, ThS.DS. Nguyễn Thị Tuyến

Nhóm ức chế men chuyển có nhiều ưu thế nhưng cũng có không ít tác dụng không mong muốn. Cần nắm được điều này để dùng thuốc hiệu quả, an toàn.

Cần nắm vững các tác dụng không mong muốn và có cách dùng thận trọng thì thuốc ức chế men chuyển mới phát huy được các ưu thế vốn có cho hiệu quả cao, tránh được các tương tác.

ACEI có một số ưu thế: trong ngăn ngừa nguy cơ động mạch vành, nhóm ACEI tốt hơn, không gây hạ HA tư thế đứng, rối loạn chức năng sinh dục, ngủ lịm như nhóm chẹn canxi. Trong ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, ACEI tốt hơn, không làm giảm K huyết, tăng đường huyết như nhóm lợi tiểu. Mặt khác, nhóm ACEI không gây bất lợi cho người đái tháo đường, hen suyễn như nhóm chẹn beta.

Tác dụng phụ, sự thận trọng

Gây ho khan: kích thích phế quản gây ho khan, có khi dai dẳng, không thuốc nào chữa khỏi. Với thuốc gây ho khan nhẹ, có thể chia liều trong ngày ra dùng nhiều lần sẽ đỡ hơn, song phần lớn phải thay bằng thuốc khác. Ví dụ: khi đang dùng ACEI để hạ HA chữa suy tim phì đại tim, có thể thay bằng chẹn thụ thể angiotensin II (như sartan).

Acei là gì

Một trong những tác dụng phụ của thuốc là kích thích phế quản gây ho khan có khi dai dẳng, không thuốc nào chữa khỏi

Gây phù thần kinh mạch: làm giảm sự phân hủy nên tăng nồng độ chất gây viêm bradykinin, gây phù thần kinh mạch cùng với ho khan. Phù mạch có thể xảy ra ở mặt, môi, lưỡi, thanh môn, thanh quản, bàn chân bàn tay, mắt cá. Mức độ tùy thuốc, nếu nhẹ sẽ tự khỏi khi ngừng dùng, nếu nặng cần ngừng dùng ngay có biện pháp điều trị hỗ trợ.

Làm hạ tăng K máu khi dùng với lợi niệu: ACEI đã có tính làm tăng K máu. Nếu phối hợp với một thuốc lợi tiểu làm mất K như thiazid thì sự mất K của thiazid được sự tăng K của ACEI bù lại nên trong một thời gian nhất định, K máu sẽ ở mức ổn định. Song nếu dùng thuốc lợi tiểu bài tiết K liều cao hay kéo dài thì K sẽ bị mất nhiều hơn, gây hạ K máu. Nếu phối hợp ACEI với thuốc lợi niệu tiết kiệm K như: spironolacton thì sẽ làm tăng K máu. Đôi khi phải phối hợp ACEI với cả hai loại này với liều thích hợp để có thể bù trừ việc tăng giảm K lẫn nhau, làm giảm bớt sự mất cân bằng K .Trong thực tế, có những biệt dược vừa chứa ACEI vừa chứa thuốc lợi niệu (như: zestoretic chứa lisinopril thiazid). Những biệt dược này chỉ dùng cho người bệnh khi cần song phải theo dõi. Đa phần còn lại là các thuốc đơn, khi cần sẽ chọn thuốc lợi niệu, thời điểm, liều lượng phối hợp thích hợp. Khuyên nên dùng lợi niệu trước, sau khi ngừng dùng lợi niệu vài ba ngày rồi mới dùng ACEI.

Gây tụt HA đột ngột: có thể gây hạ HA quá mức ngay lúc dùng liều khởi đầu. Sự hạ HA này có thể chỉ nhẹ, thoáng qua, cũng có thể mạnh, kéo dài với một số người, đặc biệt là ở người: suy tim, suy thận, dùng kèm thuốc lợi tiểu, đang dùng chế độ ăn giới hạn muối, đang thẩm tách, bị tiêu chảy, nôn mửa. Khi hạ HA quá mức có thể dẫn tới tai biến thì phải giảm liều hoặc hoặc ngừng thuốc lợi tiểu (nếu có dùng kèm) hoặc giảm liều ngừng dùng ACEI (nếu cần). Sau khi HA khôi phục, tiếp tục dùng thuốc lại, với sự kiểm soát chặt chẽ. Để tránh hiện tượng này thường cho liều khởi đầu thấp, sau đó tăng dần cho đạt mức hạ HA như mong muốn.

Với người có bệnh thận: trước hết, không dùng nhóm ACEI cho người CHA hẹp động mạch thận hai bên. Riêng người suy giảm chức năng thận: Phải giảm liều (khởi đầu và tối đa) căn cứ vào hệ số thanh thải creatinin.Trong một số trường hợp, cần làm protein niệu trước và hàng tháng (trong 9 - 12 tháng đầu) khi dùng thuốc. Nếu hệ số thanh thải creatinin hạ thấp hoặc protein niệu tăng cao quá ngưỡng cho phép (tùy theo loại), phải ngừng thuốc.

Với người suy tim: thường dùng với liều khởi đầu thấp (chẳng hạn với eanlapril là 2,5mg/ngày) dưới sự kiểm tra của thầy thuốc để xác định hiệu lực ban đầu trên HA, sau đó phải tăng liều dần, cho đến khi đạt mức hạ HA như mong muốn mà người bệnh chịu đựng được, rồi duy trì liều dùng này. Liều trong ngày thường dùng một lần hay chia ra làm hai lần ( chẳng hạn với enalapril thường là 20mg). Một cách dùng cẩn thận như thế sẽ làm giảm nguy cơ tử vong.

Trên thai và trẻ bú mẹ: phần lớn chưa nghiên cứu đầy đủ. ACEI đi qua nhau thai. Một số thuốc trong nhóm có các thông tin nghiên cứu không lợi.Chẳng hạn, enalapril gây bệnh tật, tử vong cho thai nhi trẻ sơ sinh (như hạ HA, suy thận, tăng K , giảm sản sọ trên trẻ mới sinh khi dùng trong quý giữa và cuối thai kỳ). Không dùng cho người có thai đặc biệt ở quý giữa và cuối thai kỳ. Nếu vì lý do đặc biệt, không có thuốc thay thế mới dùng ACEI cho người mang thai nhưng nếu thấy nước ối giảm sút (biểu hiện suy thận thai) thì phải ngừng thuốc, trừ trường hợp bất đắc dĩ cần cứu mạng sống của người mẹ. ACEI tiết vào sữa, không nên dùng khi cho con bú.

Gây tương tác với các thuốc khác: với kháng viêm không steroid (NSAIDs): AECI có cơ chế hạ HA khác là kích sự tổng hợp prostaglandin, chất gây giãn mạch. NSAIDs ức chế sự sản xuất prostaglandin làm giảm hiệu lực hạ HA của ACEI.

Với thuốc giãn mạch: bản thân ACEI có tính gây giãn mạch hạ HA (theo cơ chế trên. Khi dùng chung ACEI với các thuốc giãn mạch (alprostadil, nitroglycerin nitroprussiat nesiritid isosorbide dinitrat...) sẽ cộng hợp cùng chiều hiệu lực hạ HA, có thể gây tụt HA quá mức.


Thuốc ức chế men chuyển angiotensin là thuốc giãn mạch, do đó làm giảm sức cản mạch máu và giải phóng catecholamines tăng huyết áp norepinephrine và adrenaline, đặc biệt hữu ích trong điều trị Cao huyết áp. Chúng là chất ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin, về cơ bản chuyển đổi angiotensin-I không hoạt động thành angiotensin-II hoạt động, tác động lên Hệ renin-angiotensin để giảm huyết áp. Thành phần ức chế men chuyển angiotensin được tìm thấy đầu tiên trong nọc độc của rắn. Các hoạt chất chính trong thể loại này được sử dụng trong trị liệu là captopril, enalapril, lisinopril, perindopril và ramipril.

ACE inhibitor
(angiotensin-converting enzyme inhibitor)
Loại thuốc
Acei là gì

Captopril, chất ức chế ACE đầu tiên được tổng hợp

Class identifiers
Sử dụngCao huyết áp
Mã ATCC09
Mục tiêu sinh họcenzym chuyển angiotensin
Dữ liệu lâm sàng
AHFS/Drugs.comPhân hạng thuốc
Consumer ReportsBest Buy Drugs
WebMDMedicineNet RxList
Liên kết ngoài
MeSHD000806
Tại Wikidata

Mục lục

  • 1 Enzym chuyển Angiotensin
  • 2 Cơ chế tác dụng
  • 3 Tác dụng
  • 4 Xem thêm
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Enzym chuyển AngiotensinSửa đổi

Enzym chuyển Angiotensin (ECA) hay bradykinase II là một peptidase có tác dụng:

- Chuyển Angiotensin I (không có hoạt tính) thành Angiotensin (có hoạt tính), là chất có tác dụng co mạch và giảm thải Na+ qua thận.

- Làm mất hoạt tính bradykinin, là chất gây giãn mạch và tăng thải Na+ qua thận

Cơ chế tác dụngSửa đổi

Các thuốc trong nhóm ức chế ECA, làm Angiotensin I không chuyển thành Angiotensin II có hoạt tính và ngăn cản giáng hóa bradykinin, kết quả làm giãn mạch tăng thải Na+ và hạ huyết áp

Tác dụngSửa đổi

- Làm giảm sức cản ngoại biên, nhưng không làm tăng nhịp tim do ức chế trương lực giao cảm và tặng trương lực phó giao cảm.

- Không gây hạ huyết áp thế đứng, dùng được cho mọi lứa tuổi.

- Tác dụng hạ huyết áp từ từ, êm dịu và kéo dài.

- Làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương.

- Làm giảm thiếu máu cơ tim do tăng cung cấp máu cho mạch vành.

- Làm chậm dày thất trái, giảm hậu quả của tăng huyết áp.

- Trên thần kinh trung ương: không gây trầm cảm, không gây rối loạn giấc ngủ và không gây suy giảm tình dục.

Xem thêmSửa đổi

  • Thuốc đối kháng thụ thể Angiotensin II
    • Discovery and development of angiotensin receptor blockers
  • Thuốc lợi tiểu quai, cũng được dùng để điều trị Suy tim
  • Thuốc ức chế Renin

Tham khảoSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • ACE Inhibitors: Summary of Recommendations - Consumer Reports Best Buy Drugs - free public education project

Bản mẫu:Agents acting on the renin-angiotensin system