5 công ty phân bón hàng đầu tại ấn độ năm 2023

Góc Nhìn Thị Trường Phân Bón

Thứ hai, 25 Tháng bảy 2022

Phân bón cuối tuần 21/7 - đấu thầu Ấn Độ thay đổi cục diện thị trường urea, Drama King làng urea đã làm những gì để đẩy giá urea xuống 200 USD/t so với hồi giữa tháng 5? DAP liệu có xuống khi giá nguyên liệu lưu huỳnh rơi tự do? Kali đi đâu về đâu?

Nga cung cấp phân bón cho Ấn Độ thấp hơn giá của Trung Quốc, Saudi Arabia, Morocco và Jordan.

5 công ty phân bón hàng đầu tại ấn độ năm 2023
Nga trở thành nhà cung cấp phân bón lớn nhất cho Ấn Độ. Ảnh: Getty

Nga đã trở thành nhà cung cấp phân bón lớn nhất của Ấn Độ với mức giá chiết khấu lớn trong bối cảnh Mátxcơva đang bị phương Tây trừng phạt vì chiến dịch quân sự ở Ukraina - tờ The Indian Express đưa tin.

Theo tờ báo, trong ba tháng qua, Ấn Độ đã nhập khẩu 350.000 tấn diammonium phosphate, hay DAP, loại phân bón cung cấp dinh dưỡng phốt pho cho cây nông nghiệp trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.

“Nhập khẩu đến vào đúng thời điểm bắt đầu gieo trồng cho mùa mưa, dự kiến sẽ đạt cao điểm vào tháng 7” - The Indian Express cho biết.

Nhà sản xuất phân bón Nga PhosAgro đã cung cấp phân bón cho các công ty Ấn Độ với mức chiết khấu lớn, đồng thời chi trả hoa hồng ngân hàng cho việc chuyển khoản thanh toán. Giá phân bón của Nga bán cho Ấn Độ vào khoảng 920-925 USD/tấn, thấp hơn giá chào hàng của các nhà cung cấp quốc tế khác, bao gồm Trung Quốc, Saudi Arabia, Morocco và Jordan.

Mức giá mà Nga đưa ra trùng với mức giá trần mà Ấn Độ áp dụng cho các nhà nhập khẩu phân bón gần đây. Tờ The Indian Express cũng lưu ý rằng tình hình có thể buộc các nhà cung cấp phân bón khác phải giảm giá nếu họ muốn giữ lại thị phần của mình tại thị trường Ấn Độ.

5 công ty phân bón hàng đầu tại ấn độ năm 2023
Nga là một trong những nhà cung cấp phân bón hàng đầu thế giới. Ảnh: Getty 

Vấn đề duy nhất liên quan đến hàng nhập khẩu của Nga là thanh toán, đây là một quá trình phức tạp mà hiện Nga buộc phải thực hiện vì bị trừng phạt. Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết Nga đã đưa ra "phương pháp sáng tạo" để giải quyết vấn đề.

Các nguồn tin giải thích, rủi ro trong trường hợp này do người bán (PhosAgro) chịu, vì các ngân hàng không sẵn sàng mở thư tín dụng (để đảm bảo thanh toán) thay mặt cho nhà nhập khẩu.

Các khoản thanh toán sau đó được thực hiện bằng cách chuyển khoản bằng điện tín vào tài khoản của người bán, khi người bán xuất trình thực tế các chứng từ cần thiết (bản sao hóa đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, vận đơn, hợp đồng bảo hiểm…) từ 7-10 ngày sau khi hàng hóa được chuyển đi.

Nga là một trong những nhà cung cấp phân bón hàng đầu thế giới. Trong năm 2021, Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu phân ure, NPK, amoni nitrat, xuất khẩu kali đứng thứ 3 và phosphat đứng thứ 4 trên thế giới.

Trước đó, hồi đầu tháng 6 Reuters cho hay, Nga tiếp tục áp đặt hạn ngạch xuất khẩu phân bón của nước này từ tháng 7 đến tháng 12 năm nay nhằm đảm bảo nguồn cung trên thị trường nội địa. 

Việc Nga tiếp tục siết nguồn cung phân bón được cho là sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung mặt hàng chiến lược trong nông nghiệp trên toàn cầu hiện nay trở nên trầm trọng hơn, đẩy giá phân bón tiếp tục tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp.

Với nguồn cung dồi dào từ Trung Quốc và chính sách xuất khẩu phân bón của Nga sang một số thị trường mục tiêu, giá phân bón ure thế giới đang hạ nhiệt. Tuy nhiên, xu hướng giá giảm liệu có kéo dài?

Giá phân bón thế giới hạ nhiệt

Theo bà Nguyễn Thi Hiền, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC), giá chào thầu phân ure hạt đục trên thế giới (giá FOB- giá đã bao gồm chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu) vào ngày 16/6 vừa qua (lấy theo bình quân 4 thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Đông, Đông Nam Á và Trung Quốc) là 547 USD/tấn. Đặc biệt, giá phân ure hạt đục của Sơn Đông, Trung Quốc chào thầu ngày 16/6 chỉ còn 448 USD/tấn. Nếu so với mức 1.060 USD/tấn thời điểm tháng tháng 1/2022 thì giá phân bón đã giảm mạnh.

Bà Hiền cho biết, giá phân ure thế giới giảm mạnh là do Trung Quốc thay đổi chính sách cho phép xuất khẩu phân bón trở lại khi cao điểm mùa vụ tại Trung Quốc đã qua. Với nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước thấp điểm trong khi công suất sản xuất phân bón của nước này lên tới 200 triệu tấn/năm nên doanh nghiệp sản xuất phân bón đẩy mạnh xuất khẩu, khiến giá phân bón giảm nhanh.

Bên cạnh đó, Nga đẩy mạnh xuất khẩu phân bón sang thị trường Ấn Độ, thị trường tiêu thụ phân bón lớn nhất nhì thế giới và sang thị trường Nam Mỹ với giá bán thấp hơn 30% mặt bằng giá thế giới.

Tại thị trường trong nước, giá phân ure trong nước tại thị trường Tân Quy, TP Hồ Chí Minh hiện dao động trong khoảng 16 triệu đồng/tấn tùy loại, giảm khoảng 2 triệu đồng/tấn so với đầu năm.

Theo PVCFC, đến hết ngày 15/5, công ty mới bán được khoảng 50% sản lượng phân bón theo kế hoạch. Ba đơn vị khác sản xuất phân đạm ure là đạm Phú Mỹ, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc cũng chung tình trạng này, bà Hiền cho biết. Khảo sát của PVCFC cho thấy, nông dân tại khu vực miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên bỏ ruộng nhiều; nông dân miền Tây Nam Bộ bỏ vụ ba do sản xuất nông nghiệp không hiệu quả khi giá vật tư nông nghiệp đầu vào cao trong khi giá nông sản lại thấp. Với nhu cầu tiêu thụ trong nước thấp như vậy, cộng với áp lực giá thế giới giảm, giá phân bón trong nước cũng có xu hướng giảm giá, bà Hiền cho biết.

Giá phân bón trong nước phải điều chỉnh

Theo thông lệ trên thị trường thế giới, giá phân ure thế giới phụ thuộc chủ yếu vào giá dầu thế giới. Trong khi đó, giá dầu thế giới vẫn được nhiều tổ chức phân tích thị trường dự báo vẫn khó giảm do nguồn cung thắt chặt.

Trong phiên giao dịch ngày 17/6, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 7/2022 đã tăng 2,27 USD (2%) lên 117,58 USD/thùng tại thị trường New York. Giá dầu Brent giao tháng 8/2022 tăng 1,3 USD (1,1%) lên 119,81 USD/thùng tại London.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo nguồn cung dầu mỏ toàn cầu khó có thể đáp ứng được nhu cầu trong năm tới khi các biện pháp trừng phạt siết chặt hơn buộc Nga phải đóng cửa nhiều giếng dầu và số lượng các nhà sản xuất hạn chế sản lượng ngày càng tăng.

Trong bản báo cáo hàng tháng được công bố hôm 14/6, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết thị trường dầu mỏ sẽ được cung cấp thấp hơn đáng kể trong nửa cuối năm nay.

Với giá dầu thế giới vẫn ở mức cao và dự báo khó giảm trong những tháng cuối năm, giá phân bón hạ nhiệt hiện nay chỉ mang tính ngắn hạn, đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam dự báo.

Thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng cho thấy, từ đầu năm 2022, giá ure trên toàn thế giới có dấu hiệu giảm dần trong tháng 3, tăng nhẹ trở lại vào tháng 4 và tháng 5. Cụ thể giá ure bình quân tháng 1/2022 là 18,7 triệu đồng/tấn, tháng 2 là 16,25 triệu đồng/tấn, tháng 3 là 14,16 triệu đồng/tấn, tháng 4 là 16,7 triệu đồng/tấn, tháng 5 là 16,45 triệu đồng/tấn.

Bà Nguyễn Thị Tiêu, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Hà Anh, đơn vị nhập khẩu và phân phối phân bón lớn ở miền Bắc cho biết, hiện giá phân ure Indonesia công ty nhập về đến Việt Nam là 14,2 triệu đồng/tấn, giảm nhiều so với hồi đầu năm. Với việc giá ure nhập khẩu chỉ ở mức như vậy, các nhà sản xuất trong nước đã buộc phải điều chỉnh giá bán giảm 2 triệu đồng tấn. Theo đó, giá ure Phú Mỹ và ure Cà Mau bán cho Hà Anh đã giảm từ mức 17 triệu đồng/tấn xuống còn 15 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, đạm ure Hà Bắc và ure Ninh Bình vãn chưa giảm giá.

Nhìn nhận về thị trường phân bón trong nước, bà Tiêu cho rằng, chắc chắn các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ phải sớm hạ giá bán nếu không muốn tồn kho cao. 

Bình ổn giá phân bón cần giải pháp đồng bộ

Theo ông Phùng Hà, Tổng thư ký hiệp hội phân bón Việt Nam (FAV), các doanh nghiệp cần phát huy tối đa công suất và tìm mọi cách giảm chi phí, hạ giá thành. Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng khác là tìm cách giảm các đầu mối trung gian phân phối phân bón, nhanh chóng đưa phân bón đến nông dân.

Vào các cao điểm mùa vụ ở trong nước, doanh nghiệp Việt Nam cần phát huy trách nhiệm xã hội, ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp trong nước trước khi nghĩ tới xuất khẩu cho dù phân bón không thuộc mặt hàng cấm xuất khẩu. FAV cũng đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nông dân áp dụng năm đúng  (số lượng, chủng loại, thời tiết, mùa vụ, phương pháp) và tăng cường sản xuất phân hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp để thay thế một phần phân vô cơ.

Đặc biệt, khi giá phân bón tăng cao thì hiện tượng phân bón giả, phân bón kém chất lượng sẽ xuất hiện càng ngày càng nhiều. Vì vậy, FAV đề nghị các cơ quan quản lý tăng cường các chế tài xử phạt để lành mạnh thị trường và bảo vệ lợi ích của người nông dân.

Về phía doanh nghiệp, PVCFC tiếp tục tối đa hóa công suất để giảm chi phí định biên trên 1 tấn sản phẩm; giảm chi phí quản lý và quảng cáo sản phẩm. Hiện chi phí quản lý sau bán hàng của PVCFC chỉ là 150 đồng/1 đơn vị sản phẩm, bằng 1/3 so với mức chung 450 đồng/1 đơn vị sản phẩm của nhiều doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, PVCFC cũng áp dụng triệt để các giải pháp công nghệ trong rút ngắn khoảng cách kênh bán hàng; trong tạo ra các sản phẩm phân bón chất lượng cao, phân bón chứa vi sinh vật có ích… giúp tiết kiệm lên đến 30% lượng phân bón cho nông dân.   

Tuy nhiên, việc bình ổn giá phân bón không chỉ phụ thuộc vào doanh nghiệp mà phụ thuộc rất nhiều vào chính sách điều hành của nhà nước.

Thực tế là các doanh nghiệp sản xuất ure đi từ khí như PVCFC đang phải mua khí Nam Côn Sơn theo giá thị trường điều chỉnh theo tháng và chốt theo giá dầu FO (giá miệng giếng, cộng các thuế khác, chi phí phí vận chuyển các kiểu để về bờ) nên lên tới 12 USD/1 triệu BTU. Với giá khí theo thị trường như vậy, bình quân giá thành sản xuất phân đạm của Việt nam hiện nay cao nhất thế giới

Trong khi đó, giá khí ở các nước trên thế giới bán tại thị trường trong nước là giá khi nội địa, thấp hơn giá xuất khẩu. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp sản xuất phân bón ở nước ngoài được hỗ trợ chi phí nguyên liệu đầu vào nên giá thành sản xuất cạnh tranh, bà Hiền, Phó Tổng giám đốc PVCFC cho biết.

Thêm vào đó, nhiều chính sách thuế như thuế xuất khẩu phân bón (dự kiến áp mức 5%) hay thuế VAT với phân bón đang khiến doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước bị giảm sức cạnh tranh trước các doanh nghiệp nước ngoài.

Thực tế là phân bón ure nhập khẩu về Việt Nam không bị đánh thuế nhập khẩu nhưng phân bón ure xuất khẩu đi Indonesia sẽ bị áp 5%, đây là sự bất hợp lý làm “khó” doanh nghiệp, bà Hiền chỉ rõ.

Trong điều kiện bình thường, nhu cầu phân bón ure của cả nước dự kiến khoảng 1,8 triệu tấn/năm. Năng lực sản xuất của 4 doanh nghiệp đạm ure lớn nhất là đạm Cà mau, đạm Phú Mỹ, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc lên tới 2,6 triệu tấn nên dư cung khoảng 800 nghìn tấn/năm. Đấy là chưa kể năm nay giá phân bón phân bón tăng cao, nông dân bỏ ruộng hoặc giảm bón phân nên nhu cầu giảm 30-40% so với bình thường.  Để giảm giá thành sản xuất, thông thường các doanh nghiệp phải tối đa hóa công suất. Vì vậy, việc áp thuế xuất khẩu để giữ lại lượng phân bón ure trong bối cảnh thị trường trong nước dư cung thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp và làm cho giá thành sản xuất hàng hóa không thể tốt được, bà Hiền khẳng định.

Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Nguyễn Phú Cường cũng cho rằng, việc áp 5% thuế xuất khẩu với mặt hàng phân bón cần phải được tính toán cẩn trọng hơn nữa. Đối với ngành sản xuất phân bón trong nước hiện không có một ưu đãi gì từ giá than, giá điện, các chính sách về thuế phí. Nếu lập luận việc áp thuế xuất khẩu 5% với mặt hàng phân bón thì sẽ hạ nhiệt được giá bán trong nước thì không hợp lý. Yếu tố hạ giá hay không là do giá đầu vào của nguồn nguyên liệu, chi phí sản xuất chứ không nằm ở chỗ hạn chế xuất khẩu, ông Cường nhấn mạnh.

Nguồn: Báo Tin tức

Coromandel International Limited là công ty phân bón hàng đầu ở Ấn Độ dựa trên doanh thu ròng trị giá hơn 190 tỷ rupee Ấn Độ vào tháng 6 năm 2022. Điều này được theo sau bởi phân bón Chambal và Chemicals Limited, được xếp hạng ở vị trí thứ hai với doanh thu ròng hơn 160 tỷ rupee Ấn Độ.Phân bón quốc gia Limited, một trong những doanh nghiệp khu vực công cộng lớn nhất của Ấn Độ, là công ty thứ ba trong bảng xếp hạng với doanh thu ròng khoảng 158,5 tỷ rupee Ấn Độ.

Sản xuất và tiêu thụ phân bón nông nghiệp

Với vô sinh đất ngày càng tăng, nhu cầu về phân bón hóa học đã tăng lên và được coi là một đầu vào nông nghiệp quan trọng.Ấn Độ sử dụng nhiều loại phân bón, và hầu hết các nhu cầu đều có khả năng sản xuất trong nước.Khối lượng sản xuất của phân bón phức tạp đã tăng dần trong những năm qua.

Nhập khẩu phân bón

Do nhu cầu tiêu thụ cao hơn của một số loại phân bón nhất định, Ấn Độ nhập khẩu phân bón.Nhập khẩu urê được phân loại thêm thành cấp công nghiệp, phi nông nghiệp và kỹ thuật.Do sự giảm sản xuất diammonium phosphate trong nước (DAP), một tỷ lệ lớn các yêu cầu DAP được cung cấp từ Trung Quốc.Phân bón đặc biệt này được sử dụng để tăng sản lượng trên gạo, lúa mì, mía và bông.

Hóa chất và phân bón cải thiện lĩnh vực nông nghiệp của đất nước, các công ty này sản xuất phân bón, phân bón hữu cơ và hóa chất công nghiệp.Dưới đây là danh sách 12 nhà sản xuất phân bón lớn nhất ở Ấn Độ.

Hợp tác xã phân bón Ấn Độ (IFFCO)

Hợp tác xã phân bón của nông dân Ấn Độ là hoạt động kinh doanh sản xuất và tiếp thị phân bón, IFFCO là nhà sản xuất phân bón lớn nhất Ấn Độ.Các cộng sự và công ty con của IFFCO bao gồm Ấn Độ Potash Limited, Kisan Sanchar Limited và Iffco Kisan Sez.

Phân bón quốc gia (NFL)

5 công ty phân bón hàng đầu tại ấn độ năm 2023

Phân bón quốc gia là nhà sản xuất phân bón quan trọng thứ hai ở Ấn Độ, cũng sản xuất phân bón, phân bón hữu cơ và hóa chất công nghiệp.Tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước Ấn Độ là một trong những doanh nghiệp khu vực công cộng lớn nhất dưới sự kiểm soát của Bộ Hóa chất và Phân bón.

Hợp tác xã Krishak Bharati (Kribhco)

Hợp tác xã Krishak Bharati hoặc Kribhco sản xuất các sản phẩm sinh học tại Hazira, hạt lai và thị trường phân bón khác như DAP và chủ yếu là urê.Khu phức hợp phân bón dựa trên khí Kribhco tại Shahjahanpur là nhà máy urê Greenfield mới nhất ở Ấn Độ.

Rashtriya Hóa chất & Phân bón (RCF)

Rashtriya Hóa chất & Phân bón là nhà sản xuất phân bón lớn thứ tư ở Ấn Độ, một khu vực công thuộc chính phủ Ấn Độ.Công ty sản xuất urê, phân bón và nhiều loại hóa chất công nghiệp.

Coromandel quốc tế

Coromandel International trước đó được gọi là phân bón Coromandel, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu và chất dinh dưỡng đặc biệt.Công ty này là một phần của Tập đoàn Murugappa và trong hoạt động kinh doanh của phạm vi phân bón phốt phát, thuốc trừ sâu, thuốc trừ sâu và malathion.

Phân bón Chambal (CFC)

Phân bón Chambal và hóa chất được liệt kê là một trong những nhà sản xuất phân bón lớn nhất ở Ấn Độ, được Zuari Industries Limited quảng bá.Các sản phẩm của công ty như urê và các loại thuốc trừ sâu và hạt giống khác được bán dưới tên thương hiệu Uttam.

Hóa chất Tata

5 công ty phân bón hàng đầu tại ấn độ năm 2023

Tata Chemicals là một trong những nhà sản xuất hóa chất lớn nhất ở Ấn Độ, một công ty con của Tập đoàn Tata.Công ty có công suất sản xuất tro soda lớn nhất và sản xuất các bộ pin Li-ion, Tata NQ, Xi măng Tata Shudh, Silica đặc sản, Hạt lai và Urea từ phân bón Yara.

Phân bón và hóa chất Travancore (thực tế)

Phân bón và hóa chất Travancore là công ty đảm nhận khu vực công cộng lớn nhất của Kerala, để sản xuất phân bón và hóa chất.Các sản phẩm chính của công ty bao gồm amoniac, axit sunfuric, ammonium phosphate.

Phân bón và hóa chất nhà nước Gujarat (GSFC)

Phân bón nhà nước Gujarat và các nhà sản xuất hóa chất nhựa, nylon, sợi và hóa chất như axit sunfuric, phốt phát, amoniac và urê.Nhà sản xuất phân bón Ấn Độ có liên doanh với Chính phủ Gujarat và Gujarat Narmada Valley Phân bón & Hóa chất.

Phân bón Deepak và hóa dầu (DFPCL)

Phân bón Deepak và hóa dầu là một trong những nhà sản xuất phân bón và hóa chất công nghiệp hàng đầu ở Ấn Độ.DFPCL sản xuất amoniac, hóa chất công nghiệp, amoni nitrat kỹ thuật, NPK và phân bón đặc sản.

Hóa chất & Phân bón Mangalore (MCF)

Mangalore Hóa chất & Phân bón Limited là nhà sản xuất phân bón hóa học lớn nhất ở Karnataka, đặt tại Panambur.Công ty sản xuất phân bón như urê, diammonium phosphate và các hóa chất công nghiệp như axit sunfuric và phân bón hạt sunfon hóa.

Tập đoàn phân bón Ấn Độ

5 công ty phân bón hàng đầu tại ấn độ năm 2023

Tập đoàn phân bón Ấn Độ nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Hóa chất và Phân bón, sản xuất amoniac, urê, axit nitric, ammonium bicarbonate, thạch cao và amoni nitrat.Có danh sách nhiều nhà sản xuất phân bón và hóa chất ở Ấn Độ như Tập đoàn phân bón Hindustan, Tập đoàn phân bón Brahmaputra Valley, Phân bón Madras, Công ty Ấn Độ SPIC, hóa chất nông nghiệp Zuari và phân bón Nagarjuna.

Công ty phân bón số 1 ở Ấn Độ là gì?

#1 Phân bón & Hóa chất Chambal Phân bón Chambal và hóa chất là nhà sản xuất urê và di-ammonium phosphate (DAP).Đây là nhà sản xuất urê lớn nhất trong khu vực tư nhân với công suất lắp đặt 1,5 m tấn mỗi năm (MTPA).Chambal Fertilisers & Chemicals Chambal Fertilisers and Chemicals is a manufacturer of urea and di-ammonium phosphate (DAP). It's the largest manufacturer of urea in the private sector with an installed capacity of 1.5 m tonnes per annum (MTPA).

Ai là nhà sản xuất phân bón lớn nhất ở Ấn Độ?

Công nghiệp phân bón ở Ấn Độ Nông dân Ấn Độ Limited Fertilizer Limited (IFFCO) là một xã hội hợp tác đa quốc gia nằm ở thủ đô của quốc gia.Tính đến năm 2022, đây là nhà sản xuất phân bón và công ty tiếp thị lớn nhất trên thị trường Ấn Độ.

Ai là công ty phân bón lớn nhất?

CF Industries: Nhà sản xuất phân bón nitơ lớn nhất cho đến nay là công ty có công suất amoniac lớn nhất ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.Doanh thu của CF Industries đã dao động trong thập kỷ qua, đăng ký các giá trị thấp hơn trong những năm gần đây.

NPK công ty nào là tốt nhất?

CIL xếp hạng không.1 công ty hàng đầu ở Ấn Độ với sản lượng NPK cao nhất là 2,65 triệu tấn.