3 tháng cuối làm sao để bứt phá môn toán

Đa số chúng ta thường chỉ luyện đề theo cách làm đề, so đáp án và tính điểm. Vậy liệu điều đó có thực sự tối ưu hay không?

Giải đề thi mà cứ lao đầu vào làm và so đáp án để chấm điểm thì mãi mãi bạn sẽ chẳng khá lên được. Thử nghĩ lại xem, điều bạn cần có phải là sự đánh giá xem mình được bao nhiêu điểm khi giải 1 đề thi hay không? Ồ, nếu bạn nói là có phải thì tôi cho bạn sự so sánh này nhé: Giữa một đề thi khó và một đề thi dễ sự đánh giá xem “mình được bao nhiêu điểm”có phải là phản ánh đúng hay không?? Đương nhiên nó sẽ không phản ánh được rồi. Mức độ giữa hai đề hoàn toàn chênh lệch nhau vậy thì đánh giá ở trên sẽ hoàn toàn trở lên vô nghĩa với bạn. Và đương nhiên cái bạn cần nhận sẽ không phải là “điểm số mình đạt được đối với đề đó”.

Vậy thì điều ta cần nhận được khi giải một đề thi là gì? Đó chính là câu trả lời cho những câu hỏi sau:

  • Tại sao ta không làm được bài này?
  • Tại sao họ lại có thể làm được thế này?
  • Đối với bài này hướng tiếp cận là gì?
  • Suy nghĩ cần đặt ra khi bắt đầu tiếp cận kiểu bài này là gì?
  • Mình thực sự hay vướng mắc điều gì khi giải đề?
  • Và sau khi giải đề ta nhận được điều gì?

Hãy trả lời những câu hỏi đó, có như vậy bạn mới kết thúc thực sự một chu trình của giải đề. Nếu bạn chưa trả lời được hết những câu hỏi đó thì có nghĩa bạn đang bỏ sót một lỗ hổng nào đó trên con tàu của mình đó. Và biết đâu một lúc nào đó, chính cái lỗ hổng nhỏ đó sẽ là thảm họa cho con tàu thì sao?

  • Vậy tôi phải làm thế nào để có thể hoàn thành tốt một chu trình giải đề đây?

Nào bạn ơi, tôi cần bạn lấy ra 3 loại tờ giấy khác nhau :

- Loại tờ giấy đầu tiên: bạn dùng để giải đề đó. Đây là nơi bạn sẽ dùng để giải quyết đề thi đó như cách bạn luyện thi thông thường. Sau khi xong tờ giấy này, hãy bước tiếp công việc với tờ giấy thứ 2.

- Loại tờ giấy thứ hai: bạn ghi lại những vướng mắc bạn gặp phải trong quá trình giải đề đó. Đây là nơi bạn sẽ trả lời những câu hỏi được đề cập ở phần trên. Ví dụ bạn bị vướng mắc về giải phương trình: Ồ, vậy tại sao bạn lại vướng mắc bài đó? ( Biểu thức phức tạp, không nhẩm được nghiệm, công thức cồng kềnh hay bạn không có hướng đi cho bài toán??? ). Hay vì một lý do đơn giản: “Nhìn qua thấy khó nên không dám nghĩ???”. Hãy ghi ra toàn bộ lý do đó, có vậy bạn mới biết được mình đang gặp phải khó khăn và vướng mắc gì khi làm bài.

- Và tờ giấy cuối cùng: Hãy ghi lại những việc bạn cần làm để có thể khắc phục những lỗi đó? Và tổng kết lại những điều bạn nhận được sau khi giải đề? (Mình hay bị mắc lỗi này khi giải đề, mảng kiến thức này mình hay bị quên hoặc không biết cách giải, đối với kiểu bài này hướng suy nghĩ đầu tiên để tiếp cận là theo hướng này).

  • Vậy tôi cần làm gì để có thể hoàn thành được 3 loại tờ giấy đó?

+) Hãy cố gắng có được một hoặc một số những người bạn học cùng mình và cùng trợ giúp cho bạn trả lời những câu hỏi đó. Đó có thể sẽ là người giúp bạn khắc phục được những lỗ hổng đó giúp bạn đó.

+) Công cụ google thực sự sẽ là đồng đội lúc này cho bạn. Chỉ với từ khóa về vấn đề bạn đang gặp phải, bạn sẽ có thể tìm ra được vô số kết quả cho câu trả lời về vướng mắc của mình.

Để giúp các bạn học tập và ôn luyện môn Toán đạt hiệu quả cao nhất trong 2 tháng cuối, thầy Lê Anh Tuấn – Giáo viên luyện thi THPT quốc gia môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã có bài phân tích và hướng dẫn các bạn cách ôn luyện như sau:

3 tháng cuối làm sao để bứt phá môn toán
Thầy Lê Anh Tuấn – GV luyện thi THPT quốc gia Toán tại Hệ thống Giaó dục HOCMAI

Vấn đề của học sinh 2 tháng cuối là

Đến thời điểm này chỉ còn hơn 2 tháng nữa là sẽ diễn ra kì thi THPTQG. Vậy nên các em cần có kế hoạch học tập cụ thể theo từng ngày, từng tuần thì mới có thể mong ước đạt được điểm số cao. Đối với môn Toán, khi thời gian ôn tập không còn nhiều, rất nhiều em đang đặt mục tiêu điểm 8,9,10 môn Toán vẫn còn đang loay hoay với môn Toán với các lí do như sau:

3 tháng cuối làm sao để bứt phá môn toán
Thấy mình đã có kiến thức cơ bản, đã luyện đề nhưng thường chỉ làm được khoảng 2/3 đề vì: thiếu thời gian, sai những chỗ không ngờ đến, mỗi lần làm đề đều mắc những lỗi giống nhau nhưng không sửa được.

3 tháng cuối làm sao để bứt phá môn toán
Không biết phân bổ thời gian học làm sao cho hợp lý giữa 3 môn: Toán – Lí – Hóa/ Toán – Lí – Anh/ Toán – Anh – Văn.

3 tháng cuối làm sao để bứt phá môn toán
Nên học bao nhiêu tiếng một ngày cho môn Toán?

3 tháng cuối làm sao để bứt phá môn toán
Phần kiến thức khó học trong Toán thì làm thế nào mà làm được, bởi vì gặp quá nhiều dạng bài.

Tại sao lại như vậy? Câu trả lời gói gọn trong một câu, với các bạn “kiến thức nền tảng, cốt lõi vẫn còn non”. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Với tình trạng hiện tại, em chỉ có thể đạt điểm 6, điểm 7 trong đề trắc nghiệm môn Toán (cũng như các môn khác) thì liệu có cách nào giúp em có cơ hội lên 8, 9 điểm được không??”

Các em đang thực sự ở cấp độ nhận thức nào?

Để trả lời được câu hỏi tưởng chừng rất học búa nhưng thực ra lại rất đơn giản này, ta hãy tìm hiểu cấu trúc đề thi môn toán

Đề thi môn Toán gói gọn trong 7 chương của lớp 12. Câu hỏi được ra theo 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng – Vận dụng cao. Trong đó tỷ lệ câu hỏi dễ chiếm 60%, những câu hỏi được đánh giá là dễ là những câu hỏi chủ yếu thuộc phần nhận biết và thông hiểu, một số ít thuộc phần vận dụng thấp, ta hiểu về 4 cấp độ trên qua sơ đồ sau

3 tháng cuối làm sao để bứt phá môn toán
Sơ đồ 4 cấp độ nhận thức (Save ảnh để xem ảnh cỡ lớn)

Như vậy nhìn vào sơ đồ này ta thấy rằng, nếu hiện tại các em mới chỉ làm được 6 điểm, tức là các em đang rơi vào một trong hai trường hợp

3 tháng cuối làm sao để bứt phá môn toán
Kiến thức cơ bản của em khá chắc nhưng mới chỉ ở mức nhận biết, thông hiểu, chứ kiến thức chưa thật sự sâu sắc để có thể thành kỹ năng suy luận làm những bài toán tư duy cao hơn.

3 tháng cuối làm sao để bứt phá môn toán
Kiến thức cơ bản có những phần nắm rất chắc, thậm chí làm rất tốt những câu vận dụng thấp và vận dụng cao ứng với một vài dạng toán nào đó, nhưng lại có những phần chưa nắm chắc mà lại ngộ nhận mình đã nắm rất vững.

Cả 2 trường hợp trên đều chứng tỏ kiến thức các em đang có vấn để, và vấn đề đó chứng tỏ là “kiến thức nền tảng của mình vẫn còn chưa tường tận chân tơ kẽ tóc” và “phương pháp học chưa hiệu quả”.

Chốt lại vấn đề là:

Để có phương pháp và chiến thuật ôn thi hiệu quả nhất, các sĩ tử 2017 chúng mình cần phải:Biết rõ bản thân mình đang ở cấp độ nhận thức nào trong 4 cấp độ nhận thức.

Trong phần tiếp theo, Thầy Lê Anh Tuấn sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn về cách học và ôn tập môn Toán trong 2 tháng cuối cùng trước khi các bạn sĩ tử 2017 bước vào kỳ thi THPT quốc gia.