21 tuần bé nặng bao nhiêu gam

Thai nhi 21 tuần lông mày và mí mắt của em bé đã bắt đầu xuất hiện. Phần xương tai trong của em bé đã hoàn thiện, giúp thai nhi nghe được gần như hầu hết mọi âm thanh bên ngoài tử cung. Bé con trở nên ‘thấu hiểu’ hơn khi biết phân biệt những âm thanh vui, buồn hay tức giận của mẹ. Ba mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con hay cho con nghe nhạc để kích thích sự phát triển tư duy cho bé.

Và nếu mẹ đang mang bầu một bé gái, vùng âm đạo của bé cũng sẽ được hình thành trong khoảng thời gian bé chạm mốc 21 tuần tuổi. Những chuyển động có vẻ yếu ớt ở những tuần trước đó sẽ phát triển thành những cú đạp hay thúc với lực đủ mạnh để mẹ cảm nhận được.

Trong thai kỳ, nếu cân nặng của mẹ bầu không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, bà bầu cần có những hiểu biết về vấn đề này.

1. Mức tăng cân hợp lý khi mẹ bầu mang thai 21 tuần

- Thông thường, trong 3 tháng đầu, nhiều mẹ bầu do bị nghén nên xảy ra tình trạng tăng cân ít hoặc thậm chí không tăng cân. Tuy nhiên, khi đến tuần thứ 21, nghĩa là đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ thì bà bầu nên duy trì tăng 0,4kg một tuần.

- Như vậy, vào thời điểm này, mẹ nên tăng từ 1,6 - 2,2 kg là hợp lý. Mặc dù vậy, vì còn phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người nên không có mẹ bầu nào có mức tăng cân giống hệt nhau.

- Mẹ phải theo dõi và kiểm soát mức tăng cân nặng của mình theo từng tháng. Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu nên tăng từ 1,6-2,2kg khi mang thai 21 tuần.

2. Một số nguy cơ xảy ra khi mẹ bầu tăng cân quá ít hoặc quá nhiều

Phụ nữ khi mang thai cần phải tăng cân đều đặn. Khi tăng cân quá ít hoặc quá nhiều đều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ cùng thai nhi.

Nếu mẹ tăng cân quá ít

Khi rơi vào trường hợp này, em bé có thể bị chậm tăng trưởng từ trong bụng mẹ. Thai có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cũng như tăng khả năng sinh non.

Nếu mẹ tăng cân quá nhiều

Khi bị thừa cân, mẹ bầu sẽ dễ gặp phải những nguy cơ sau:

- Sảy thai, sinh non: nguy cơ bị sảy thai, sinh non sẽ tỉ lệ thuận với số cân tăng lên của mẹ bầu.

- Thai chết lưu: trong thai kỳ, nếu bị thừa cân, người mẹ có thể bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường….Từ đó gia tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, thai chết lưu...

- Nguy cơ sinh mổ cao: nếu mẹ có cân nặng vượt chuẩn đồng nghĩa với việc em bé trong bụng cũng to hơn so với những trẻ khác. Vì vậy mà sẽ khó khăn nếu sinh thường, dễ gây tổn thương ở tử cung, âm đạo và mất nhiều máu. Ngoài ra, do dưới da có lớp mỡ dày sẽ khó để gây tê và truyền tĩnh mạch.

- Khó lấy lại vóc dáng sau khi sinh: hậu quả của việc tăng cân quá nhiều là tình trạng béo phì, da bị trùng và không săn chắc, dưới da có lớp mỡ dày...Tất cả điều đó sẽ làm cho mẹ bầu mất nhiều thời gian để lấy lại vóc dáng sau khi sinh bé.

- Thai nhi có thể bị ngạt và chấn thương khi sinh: khi chuyển dạ, nếu thai nhi quá to sẽ khó lọt xuống hố chậu, làm rối loạn cơn gò chuyển dạ. Cũng có thể đầu em bé xuống thấp được nhưng lại bị chèn ép vào khung xương chậu. Phải kịp thời xử lý nếu không thai nhi sẽ bị ngạt và tử vong.

3. Mẹ bầu mang thai 21 tuần nên ăn gì để giúp tăng cân đều đặn?

Một trong những cách để mẹ bầu duy trì mức tăng cân đều đặn cho đến cuối thai kỳ là phải có chế độ dinh dưỡng khoa học. Dưới đây là những thực phẩm mẹ nên ăn để có thai kỳ khỏe mạnh:

Thực phẩm chứa nhiều sắt

Để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu dẫn đến thiếu sắt, sinh non và mệt mỏi khi mang thai, mẹ bầu phải được bổ sung đầy đủ chất sắt. Những loại đồ ăn giàu sắt có thể kể đến như: bí đỏ, chuối, súp lơ xanh, thịt bò, cải bó xôi, lòng đỏ trứng gà…

Cháo lươn

Quan điểm dân gian cho rằng nếu phụ nữ mang thai ăn cháo lươn sẽ giúp kích thích vị giác, tránh bị chảy máu cam. Ngoài ra, trong lươn có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Khi cảm thấy ngán các món thịt cá thì đây là một món ăn hợp lý cho mẹ bầu.

21 tuần bé nặng bao nhiêu gam

Cháo lươn rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Sữa chua

Đây là loại thực phẩm không thể thiếu đối với bà bầu vì nó chứa nhiều protein và canxi. Với nhiều sự lựa chọn đa dạng, mẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh để ăn dần.

Cá diếc hầm

Loại cá này chứa nhiều DHA và các loại axit béo. Đây là các chất giúp kích thích não bộ và thị giác của bé phát triển tốt hơn. Ngoài ra, các loại protein và vitamin D có trong cá diếc đều tốt cho mẹ và bé.

Chân giò hầm nấm hương

Với các mẹ bầu, chân giò là món ăn tương đối quen thuộc. Trong thực phẩm này có nhiều protein, sắt, vitamin giúp hỗ trợ tuyến sữa. Để giúp ngon miệng hơn, mẹ có thể hầm chân giò với nấm hương hoặc nhiều loại nấm thơm ngon, giàu dinh dưỡng khác.

Trứng

Để đảm bảo các chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai nhi, bà bầu nên ăn từ 3-4 quả trứng một tuần. Trứng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: photpho, canxi, sắt, chất khoáng, vitamin…

21 tuần bé nặng bao nhiêu gam

Trứng là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Quả việt quất

Loại quả này chứa nhiều chất chống oxy hóa. Điều này sẽ giúp cho não bé phát triển được tốt hơn. Người mẹ nên tăng cường ăn quả việt quất trong thai kỳ.

21 tuần bé nặng bao nhiêu gam

9 tháng thai kỳ, mẹ phải lựa chọn, tìm hiểu kỹ về những món ăn tốt cho bà bầu. Ăn gì để an thai, con tăng cân, không ảnh hưởng gì đến thai nhi các mẹ...

Thai 21 tuần cân nặng bao nhiêu là đủ?

Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi Lúc này, bé đã có kích thước cỡ quả chuối với chiều dài khoảng 26,7cm tính từ đầu đến gót chân và cân nặng thai nhi 21 tuần khoảng 345 – 458 gram.

Mang thai 20 tuần em bé nặng bao nhiêu?

2. Sự phát triển của thai nhi 20 tuần. Thai nhi 20 tuần nặng bao nhiêu gam? Lúc này thai nhi đã dài khoảng 25.7 cm và nặng khoảng 330 g.

Mang thai 15 tuần em bé nặng bao nhiêu?

Dựa trên một số nghiên cứu cho thấy, ở tuần tuổi thứ 15, thai nhi có khối lượng trung bình khoảng 118gram và chiều dài trung bình khoảng 167mm. Tuy nhiên, về phần cấu trúc xương ở thời điểm này vẫn chưa thể nhìn thấy rõ bằng hình ảnh siêu âm. Bên cạnh đó, da đầu và tóc của em bé cũng đã dần hình thành.

Mang thai 17 tuần em bé nặng bao nhiêu?

Mẹ có thể dựa vào bảng cân nặng thai nhi để theo dõi sự phát triển của bé, ở tuần thai thứ 17, thai nhi có cân nặng rơi vào khoảng 140g. Chiều dài đầu mông của thai nhi khoảng 13cm. Thời điểm này, bé có thể co duỗi chân nên mẹ có thể cảm nhận được cử động thai ngày càng nhiều.