Xung quỹ nhà nước

Câu hỏi:Thưa luật sư, Tôi có thắc mắc trong vấn đề sau rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư! Tôi xin chân thành cám ơn!

Khoản tiền người phạm tội dùng để cho vay và khoản lãi ứng với mức lãi suất 20%/năm có xác định là phương tiện phạm tội để tịch thu sung quỹ nhà nước hay trả cho người phạm tội?

Trả lời tư vấn:Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đếnCông ty Luật Quốc tế DSP. Trường hợp này chúng tôi tư vấn như sau:

Đối với khoản tiền cho vay (tiền gốc) được xác định là phương tiện phạm tội, nên bị tịch thu sung quỹ Nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm như sau:

Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;

c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ,cấm lưu hành.

.

Ngoài ra, căn cứCông văn 212/TANDTC-PC 2019 có nội dung giải đáp vướng mắc như sau:

Đối với khoản tiền cho vay (tiền gốc) được xác định là phương tiện phạm tội, nên bị tịch thu sung quỹ Nhà nước.

Đối với khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm tuy không bị tính khi xác định trách nhiệm hình sự, nhưng đây cũng là khoản tiền phát sinh từ tội phạm, đồng thời hoạt động cho vay lãi nặng thường gắn với các băng nhóm tội phạm. Do đó, để bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm thì Tòa án phải tuyên tịch thu sung công quỹ nhà nước khoản tiền này.

Trên đây là phần tư vấn củaCông ty Luật Quốc tế DSP. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn qua Hotline: 089.661.6767 hoặc gửi qua Email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từCông tyLuật Quốc tế DSP.

Rất mong nhận được sự hợp tác!