Xe không chính chủ phạt bao nhiêu tiền

Trao đổi với Thanh Niên, một số lãnh đạo đội CSGT tại TP.HCM cho biết, nhiều người dân cho rằng mua xe sang tên đổi chủ qua nhiều đời hoặc chạy xe không đứng tên mình trên cà vẹt, xe của người nhà... sẽ bị CSGT phạt lỗi "chạy xe không chính chủ" là không chính xác.

Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) cho biết, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe chỉ bị xử phạt nếu bị phát hiện trong 2 trường hợp:

  1. Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
  2. Qua công tác đăng ký xe.

Do đó, trong trường hợp thông thường, điều khiển xe đứng tên người khác tham gia giao thông mà xuất trình được đầy đủ giấy tờ theo quy định, gồm: Giấy đăng ký xe; Giấy phép lái xe; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ô tô) thì sẽ không bị xử phạt.

Xe không chính chủ phạt bao nhiêu tiền

CSGT chỉ phạt hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe nếu bị phát hiện trong 2 trường hợp

PC08 cho biết, theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA ngày 16.6.2020 của Bộ Công an: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số”. Nếu không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) trong thời hạn 30 ngày, thì chủ xe sẽ bị phạt như sau:

Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô: “Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức” (điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Xe không chính chủ phạt bao nhiêu tiền
Trong trường hợp thông thường, điều khiển xe đứng tên người khác tham gia giao thông mà xuất trình được đầy đủ giấy tờ theo quy định thì không bị xử phạt

Đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô: “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với tổ chức” (điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM khuyến cáo: "Không nên vì lý do trên mà người dân xem nhẹ việc sang tên xe. Vì trên thực tế, khi có tai nạn giao thông xảy ra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan tới chiếc xe thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào người đứng tên sở hữu phương tiện để tiến hành xác minh. Do vậy, để tránh những rắc rối không đáng có, khi chuyển quyền sở hữu xe thì người dân cần đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số theo quy định".

Tin liên quan

Xe không chính chủ phạt bao nhiêu tiền

Thông tin từ 1/1/2022, CSGT bắt đầu phạt lỗi đi xe không chính chủ khiến nhiều người dân hoang mang, lo sẽ bị phạt nếu đi xe mượn (Ảnh: Tiến Nguyên).

Đi xe đứng tên người khác có bị phạt không?

Trước tiên, cần xác định đúng khái niệm "đi xe không chính chủ". Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chỉ những trường hợp mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là các loại xe ô tô, xe mô-tô, xe gắn máy... mà không làm thủ tục sang tên mới bị xử phạt.

Như vậy, người dân có thể tham gia giao thông bằng xe mượn hợp pháp từ bạn bè, người thân mà không bị phạt về lỗi xe không chính chủ.

Khi nào cần làm thủ tục sang tên chính chủ?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.

Nếu không thực hiện sang tên trong thời hạn 30 ngày, người sử dụng xe sẽ bị phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. 

Cụ thể, xe máy sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với chủ sở hữu là cá nhân, từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng đối với chủ sở hữu là tổ chức. Xe ô tô bị phạt tiền 2-4 triệu đồng với cá nhân, và 4-8 triệu đồng với tổ chức.

Ngoài ra, Nghị định số 123/2021 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 100/2019/NĐ-CP còn bổ sung hành vi vi phạm đối với lỗi không làm thủ tục đổi lại giấy đăng ký xe theo quy định khi thay đổi địa chỉ của chủ xe. Mức phạt tương tự như trên.

Khi nào CSGT xử phạt lỗi xe không chính chủ?

Theo Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe sau khi chuyển quyền sở hữu chỉ được thực hiện qua 2 cách sau:

- Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

- Công tác đăng ký xe.

Như vậy, nếu trong quá trình giải quyết vụ tai nạn giao thông mà phát hiện chủ xe đã chuyển quyền sở hữu nhưng chưa sang tên hoặc đi sang tên sau thời hạn 30 ngày, CSGT mới được phép phạt chủ xe lỗi không chính chủ.

Trường hợp khi tham gia giao thông mà bị CSGT gọi vào kiểm tra hành chính, người điều khiển chỉ cần xuất trình đầy đủ giấy tờ gồm:

- Giấy đăng ký xe.

- Bằng lái xe.

- Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

- Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Trong trường hợp này, dù thấy tên trên giấy đăng ký xe không phải là người điều khiển phương tiện, CSGT cũng không được phép xử phạt vi phạm lỗi không chính chủ.

Nếu cố tình xử phạt, CSGT sẽ bị coi là thực hiện trái quy định. Khi đó, người bị xử phạt có thể gọi điện trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng Bộ Công an: 06923.42593 hoặc khiếu nại đến đơn vị mà chiến sĩ CSGT đang làm việc để đòi lại quyền lợi.

Tuy nhiên, không nên vì những lý do trên mà chủ sở hữu xe xem nhẹ việc thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu xe, đặc biệt là xe máy. Trên thực tế, việc chủ sở hữu xe không làm thủ tục sang tên chính chủ sẽ dễ gặp rủi ro khi xảy ra tai nạn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan tới chiếc xe.

Cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào người đứng tên sở hữu phương tiện để tiến hành xác minh về trách nhiệm, nên trong nhiều trường hợp, người đứng tên chủ sở hữu phương tiện sẽ gặp phải rắc rối không đáng có.

Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an, từ ngày 1/1/2022, việc sang tên chính chủ cho các xe (gồm cả mô tô, xe máy và ô tô) qua nhiều đời chủ mà không đầy đủ giấy tờ, không tìm được chủ gốc sẽ không được thực hiện, đồng thời lái xe sẽ bị xử phạt lỗi "xe không chính chủ". Quy định trên đã khiến nhiều người dân lo lắng sẽ bị phạt trong trường hợp đi xe không do mình sở hữu. Lực lượng Cảnh sát giao thông Ninh Bình khuyến cáo người dân cần hiểu rõ quy định này, để tránh những hiểu sai, gây hoang mang dư luận.

Anh Lê Hoàng Long (phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình) cho biết: Tôi rất băn khoăn khi quy định xử phạt "xe không chính chủ" được thực hiện. Vì nhà tôi chỉ có 1 ô tô, vợ chồng, con cái trong nhà thay nhau đi. 

Còn anh Lê Văn Hồng (xã Ninh An, huyện Hoa Lư) chia sẻ: Vì điều kiện còn khó khăn nên thỉnh thoảng tôi thường mượn xe máy của bạn bè để đi lại hoặc về quê, quy định xử phạt lỗi đi xe không chính chủ được thực hiện khiến tôi đang rất lo lắng cho việc đi lại của mình.

Đem những băn khoăn, lo lắng của người dân trao đổi với lực lượng chức năng, Trung tá Phạm Việt Hùng, Đội trưởng đội tuyên truyền điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh lý giải: Việc người dân cho rằng "đi xe chính chủ" nghĩa là cá nhân, tổ chức chỉ được điều khiển phương tiện giao thông đăng ký dưới tên của mình, nếu không sẽ bị phạt là chưa chính xác. Không phải trường hợp nào đi xe không chính chủ cũng bị xử phạt vi phạm hành chính, mà chỉ những trường hợp cá nhân mua, được tặng cho, thừa kế... xe mà không làm thủ tục sang tên mới bị xử phạt. 

Theo quy định tại Thông tư 58, lực lượng chức năng sẽ không dừng xe đang di chuyển trên đường để xử phạt lỗi "không chính chủ" trong trường hợp mượn xe; kể cả khi tham gia giao thông khi cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra hành chính mà giấy đăng ký xe không phải là người điều khiển phương tiện, cảnh sát giao thông cũng không xử phạt vi phạm lỗi không sang tên đổi chủ. 

Người điều khiển phương tiện chỉ cần xuất trình đầy đủ giấy tờ gồm giấy đăng ký xe, bằng lái xe, bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô, giấy đăng kiểm xe (áp dụng đối với ô tô) là có thể được lưu thông bình thường. 

Trung tá Phạm Việt Hùng thông tin thêm:  Việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên được thực hiện qua 2 cách là khi xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao thông, cần phải có chính chủ xe đến giải quyết và khi đi đăng ký xe, cơ quan chức năng phát hiện xe đã quá thời hạn làm thủ tục (Thông tư 58 quy định thời hạn làm thủ tục là 30 ngày). 

Theo Nghị định 100/NĐ-CP, lỗi không sang tên đổi chủ với xe máy bị phạt tiền 400.000-600.000 đồng với xe cá nhân, 800.000-1,2 triệu đồng với tổ chức. Với ô tô, mức phạt tương ứng là 2 - 4 triệu đồng với cá nhân và  từ 4 - 8 triệu đồng đối với tổ chức. Từ ngày 1/1/2022 đến 11/1/2022, lực lượng Cảnh sát giao thông chưa phát hiện và xử lý trường hợp nào vi phạm về lỗi "xe không chính chủ". 

Tuy nhiên, không nên vì những lý do trên mà người dân xem nhẹ việc thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu xe. Thực tế, xe không sang tên đổi chủ, khiến cả người chủ mới và chủ cũ đều gặp rắc rối và lực lượng chức năng cũng gặp khó khăn trong công tác điều tra, giải quyết. Cho nên, quy định bắt buộc xe phải chính chủ là cần thiết và đúng đắn. 

Để việc thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật, Phòng Cảnh sát giao thông đã tổ chức quán triệt cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và hướng dẫn lực lượng. Đồng thời, tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định về xử lý lỗi xe không chính chủ để người dân hiểu đúng, không hoang mang, lo lắng. 

Bên cạnh đó, yêu cầu bộ phận tiếp nhận hồ sơ tích cực thực hiện cải cách hành chính, hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho người dân đến làm thủ tục. Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh khuyến cáo người dân nên thực hiện đúng quy định pháp luật về sang tên đổi chủ xe để tránh các rắc rối về pháp lý phát sinh, nhất là trong các trường hợp xe gây tai nạn hoặc xe liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật...

Theo ghi nhận của phóng viên, bước đầu việc áp dụng quy định xử phạt lỗi xe không chính chủ trên địa bàn tỉnh đã tạo được những hiệu ứng tích cực. Những ngày đầu năm 2022, nhiều người dân trên địa bàn đã chủ động đến cơ quan chức năng thực hiện sang tên đổi chủ sau khi giao dịch mua bán, cho, tặng… trong thời hạn. 

Từ 1/1/2022 đến nay, lượng người đến sang tên đổi chủ cho phương tiện cao hơn so với trước đây khoảng 30%. Điều đó giúp cho cơ quan chức năng thuận lợi hơn rất nhiều trong công tác quản lý phương tiện.

Bài, ảnh: Kiều Ân