Mỹ thuật thời Lê phát triển như thế nào

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn soạn Bài 2: TTMT Sơ lược về mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVII) trong sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 8. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu cần đạt được của Bài 2

- Hiểu khái quát về mỹ thuật thời Lê – thời kì hưng thịnh của mỹ thuật Việt Nam.

- Phân biệt được sự hưng thịnh và đặc điểm mĩ thuật thời Lê.

- Biết yêu quí giá trị nghệ thuật dân tộc và có ý thức bảo vệ di tích lịch sử của quê hương.

Tóm tắt lý thuyết Mĩ thuật lớp 8 Bài 2

I. Sơ lược về bối cảnh lịch sử.

+ Sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh, trong giai đoạn đầu, nhà Lê xây dựng nhà nước ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ, tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp, đắp đê, xây dựng công trình thủy lợi, với nhiều chính sách, kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao,văn hóa tích cực tiến bộ, tạo nên xã hội thái bình, thịnh trị.

+ Cuối triều Lê, các thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn cát cứ, tranh giành quyền lực và nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra.

II. Sơ lược về mỹ thuật thời Lê

1. Kiến trúc:

- Kiến trúc cung đình:

  + Kiến trúc Thăng Long: vẫn giữ nguyên lối sắp xếp như thành Thăng Long thời Lý-Trần.  Khu vực trong và ngoài Hoàng thành đã xây dựng và sửa chữa nhiều công trình kiến trúc to lớn và khá đẹp như :điện Kính thiên, Cần chánh, Vạn thọ, đình Quảng văn, cầu Ngoạn thiền.

   + Kiến trúc Lam Kinh: được xây dựng năm 1433, xung quanh là khu lăng tẩm của vua và hoàng hậu nhà Lê.

- Kiến trúc tôn giáo: thời kỳ đầu nhà Lê đề cao Nho giáo nên cho xây dựng nhiều miếu thờ Khổng Tử và trường dạy nho học. Từ năm 1593 đến 1788 nhà Lê đã cho tu sửa và xây dựng mới nhiều ngôi chùa như: chùa Keo, chùa Mía, Chùa Bút Tháp, chùa Chúc Khánh .

2. Điêu khắc:

- Điêu khắc: Các pho tượng bằng đá tạc người, lân, ngựa, tê giác.ở khu lăng miếu Lam kinh đều nhỏ và được tạc rất gần với nghệ thuật dân gian. Tượng phật bằng gỗ như Phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay, Phật nhập Nát Bàn.

- Chạm khắc trang trí: chủ yếu là để phục vụ các công trình kiến trúc, làm cho các công trình đẹp hơn, lộng lẫy hơn. Thời Lê, chạm khắc trang trí còn được sử dụng trên các tấm bia đá.

-Nghệ thuật Gốm:

+Kế thừa truyền thống thời Lý-Trần, nhà Lê chế tạo ra được nhiều loại gốm như: gốm men ngọc tinh tế, gốm hoa nâu chắc khỏe, giản dị

+Đề tài trang trí là hoa văn, mây, sóng nước, hoa sen, cúc, chanh.

+ Gốm thời Lê có nét trau chuốt, khỏe khoắn, tạo dáng và bố cục hình thể theo một tỷ lệ cân đối và chính xác.

Mỹ thuật thời Lê phát triển như thế nào

III. Đặc điểm mĩ thuật thời Lê.

- Mỹ thuật thời Lê có nhiều kiến trúc to đẹp, nhiều bức tượng phật và phù điêu trang trí được xếp vào loại đẹp của mỹ thuật cổ Việt Nam.

- Nghệ thuật tạc tượng và chạm khắc trang trí đạt tới đỉnh cao cả về nội dung lẫn hình thức.

- Nghệ thuật gốm vừa kế thừa được tính tinh hoa của thời Lý - Trần, vừa tạo được nét riêng và mang đậm tính chất dân gian.

Hướng dẫn Soạn Mĩ thuật lớp 8 Bài 2

Câu 1

Hãy kể 1 vài công trình kiến trúc tiêu biểu của thời Lê.

Trả lời:

- Xây dựng tiếp nhiều cung điện lớn như điện Kính Thiên, Cần Chánh, Vạn Thọ...

- khu Lam Kinh xây dựng từ năm 1433 sau khi Lê Thái Tổ qua đời, bao gồm khu quần thể kiến trúc các cung điện (điện Quang Đức, điện Sùng Hiếu, điện Diễn Khánh...) và miếu, lăng mộ các vua Lê

- kiến trúc tôn giáo như chùa Keo, chùa Thầy, chùa Bút tháp,...các đình làng như đình Chu Quyến, đình Bảng, đình Tây Đằng...

Câu 2

Hãy kể thên 1 số tác phẩm điêu khắc và chạm khắc trang trí tiêu biểu thời Lê.

Trả lời: 

- Cảnh sinh hoạt của nhân dân như các cảnh đấu vật, đánh cờ, trai gái vui đùa...chạm khắc trên gỗ đình làng.

- 11 con rùa đội bia trong Văn Miếu.

- Đôi rồng đá thềm điện Kính Thiên.

Câu 3

Gốm thời Lê có những đặc điểm gì khác với gốm thời Lý – Trần?

Trả lời:

- Gốm sứ thời Lê mang đậm tính dân gian, nét trau chuốt khỏe khoắn qua cách tạo dáng, vừa có các họa tiết được thể hiện theo phong cách hiện thực.

- 1 số gốm trang trí rồng 5 móng, lòng ghi chữ Quan hay chữ Kính.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 2: TTMT Sơ lược về mĩ thuật thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVII) trong SGK Mĩ thuật lớp 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn và thêm yêu bộ môn Mĩ thuật. Chúc các bạn học giỏi!

  • Mỹ thuật thời Lê phát triển như thế nào
  • Mỹ thuật thời Lê phát triển như thế nào
  • Mỹ thuật thời Lê phát triển như thế nào
  • Mỹ thuật thời Lê phát triển như thế nào
  • Mỹ thuật thời Lê phát triển như thế nào

Thường thức mỹ thuậtSơ lược về mỹ thuật thời lê(Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVIII)Bài 6:Em hãy nhắc lại các thời kỳ mỹ thuật Việt Nam đã được học ở chương trình lớp 6 và lớp 7? Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại (lớp 6). Mỹ thuật thời Lý (lớp 6). Mỹ thuật thời Trần (lớp 7). Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 (lớp 7).Câu hỏi bài cũ:Giới thiệu bàiĐất nước Việt Nam đã có hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trải qua thời gian các triều đại phong kiến và nhân dân ta đã để lại một di văn hóa nghệ thuật phong phú, đa dạng và vô cùng độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu về mỹ thuật của một thời kỳ lịch sử với nhiều biến động, đó là:Sơ lược về mỹ thuật thời Lê. * Về xã hội:Nối tiếp triều đại nhà Trần, sau khi đánh tan giặc Minh, năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ, lập nên triều đại nhà Lê (1385-1433). Đặt tên nước là Đại Việt, đóng đô tại Đông Đô (Hà Nội).Nhà Lê xây dựng một chính quyền phong kiến trung ương tập quyền ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ, tập trung khôi phục sản xuất nông nghiệp, đắp đê và xây dựng những công trình thuỷ lợi lớn.Nhà Nhà Lê là triều đại phong kiến tồn tại lâu nhất và có nhiều biến động nhất trong lịch sử xã hội Việt Nam (t?ng bị nhà Mạc chiếm quyền 11 năm). Cuối triều Lê, các thế lực Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực và nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra. * Về tư tưởng:- Nhà Lê đề cao Nho giáo và văn hóa Trung Hoa, thời kỳ đầu Phật giáo không được còn coi trọng như thời Tr?n, về sau mới hưng thịnh.I/ Vài nét về bối cảnh lịch sử:Bài 6: Sơ lược về mỹ thuật thời lê ? Em hãy nêu hiểu biết của mình về bối cảnh lịch sử thời Lê?? Trong bài Thường thức mỹ thuật, chúng ta thường được học các loại hình nghệ thuật nào? Kiến trúc. Điêu khắc. Hội họa. Gốm.Trong bài học này chúng ta cùng tìm hiểu các loại hình nghệ thuật sau đây: Kiến trúc. Điêu khắc và chạm khắc trang trí. Gốm.Bài 6: Sơ lược về mỹ thuật thời lê* Kinh thành Thăng Long:- Cơ bản vẫn giữ nguyên lối sắp xếp như thời Lý - Trần. Xây dựng thêm nhiều cung điện lớn như: điện Cần Chánh, Kính Thiên, Vạn Thọ,. Ngoài ra còn xây dựng khu Lam Kinh (Thọ Xuân - Thanh Hoá - 1433). 1/ Nghệ thuật kiến trúc:a/ Kiến trúc cung đình:II/ sơ lược về mỹ thuật thời lê:? Ngoài ra nhà Lê còn có công trình nào đặc biệt?? Quan sát hình ảnh bên, em có nhận xét gì về kiến trúc cung đình nhà Lê?Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Thái Tổ vẫn đóng đô ở Thăng Long nhưng đổi tên là Đông Kinh. Về cơ bản Đông Kinh thời Lê không khác nhiều Thăng Long đời Lý Trần Hồ, Lê Thái Tổ sửa chữa lại hoàng thành do cuộc chiến tranh chống quân Minh để lại.Từ năm 1490 cho đến thế kỷ XVI kinh thành mới có nhiều thay đổi. Trong thời gian này tường hoàng thành cũng như Đại La thành luôn được xây đắp mở rộng thêm ra. Năm 1490, để đề phòng những nạn loạn đảng như Lê Nghi Dân đang đêm trèo tường vào giết Lê Nhân Tông ở trong cung, Lê Thánh Tông cho xây lại Hoàng Thành mở rộng thêm 8 dặm nữa. Công việc xây dựng trong 8 tháng mới xong. Trong Hoàng Thành Lê Thánh Tông cũng cho xây thêm cung điện và lập vườn Thượng lâm để nuôi bách thú. Năm 1512, Lê Tương Dực giao Vũ Như Tô đứng ra trông nom việc dựng hơn 100 nóc cung điện nguy nga, lại khởi công làm Cửu Trùng Đài mà như sử cũ miêu tả là tuy chưa hoàn thành mà bóng rợp nửa hồ Tây. Năm 1514, Lê Tương Dực mở rộng Hoàng Thành thêm mấy nghìn trượng (mỗi trượng là 3m60) bao bọc cả điện Tường Quang, Quán Trấn Vũ và chùa Kim Cổ Thiên Hoa.Từ năm 1516 đến năm 1527 là năm nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, kinh thành Đông Kinh chìm trong loạn lạc. Hầu hết các cung điện kho tàng đền chùa cũng như phường phố bị thiêu đốt tàn phá nhiều lần. Trong nửa cuối thế kỷ XVI, cục diện Nam Bắc triều với một bên là nhà Mạc và một bên là Lê-Trịnh diễn ra quyết liệt với ưu thế ngày càng thuộc về phe Nam triều. Họ Trịnh lần lượt chiếm được nhiều tỉnh phía bắc như Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh... và đánh đến tận Thăng Long. Nhà Mạc phải rời bỏ kinh thành chạy lánh nạn nơi này nơi khác. Đông Kinh ngày một điêu tàn.Đến năm 1585, không chịu nổi kiếp sống lưu vong trường kỳ như vậy, Mạc Mậu Hợp quyết định trở lại Đông Kinh. Một đợt xây dựng đại quy mô được khởi động.Năm 1599, Trịnh Tùng đuổi được nhà Mạc lên Cao Bằng tiến về tiếp quản Thăng Long. Hoàng Thành được tu sửa trong một tháng để đón vua Lê ra. Rồi từ ấy trở đi những cung điện mới xây ở đều nằm trong phủ Chúa Trịnh. Nho giáo. Phật giáo. Kiến trúc dân gian, đó là các đình làng. 1/ Nghệ thuật kiến trúc:II/ sơ lược về mỹ thuật thời lê:b/ Kiến trúc tôn giáo:? Nhà Lê phát triển các loại hình nghệ thuật kiến trúc tôn giáo nào? Nho giáo: nhà Lê đã cho xây dựng nhiều miếu thờ Khổng Tử và trường dạy Nho học, xây dựng lại Văn Miếu, Quốc Tử Giám, xây dựng đền thờ những người có công với đất nước như: Phùng Hưng; Ngô Quyền; Lê Lai,. 1/ Nghệ thuật kiến trúc:II/ sơ lược về mỹ thuật thời lê:b/ Kiến trúc tôn giáo:? Theo em, kiến trúc tôn giáo thời Lê có điểm gì nổi bật đáng chú ý? Phật giáo: Thời Lê trung hưng đã cho tu sửa và xây dựng một số chùa tháp theo kiến trúc Phật giáo như: Chùa Keo (Thái Bình); chùa Thái Lạc (Hưng Yên); chùa Bút Tháp (Bắc Ninh); chùa Thầy (Hà Tây); chùa Thiên Mụ (Huế); chùa Thanh Long Bảo Khánh (Hội An),. 1/ Nghệ thuật kiến trúc:b/ Kiến trúc tôn giáo:II/ sơ lược về mỹ thuật thời lê: Ngoài ra còn có nhiều ngôi đình làng nổi tiếng với kiến trúc to lớn như: đình Chu Quyến (Hà Tây); đình Đình Bảng (Bắc Ninh), đình Tây Đằng (Hà Nội) . Ngày nay đã được nhà nước xếp vào di sản văn hóa cấp quốc gia đặc biệt. 1/ Nghệ thuật kiến trúc:b/ Kiến trúc tôn giáo:II/ sơ lược về mỹ thuật thời lê:? Các em hãy cho biết điêu khắc và chạm khắc trang trí thường gắn bó với loại hình nghệ thuật nào? 2/ Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí:II/ sơ lược về mỹ thuật thời lê:Điêu khắc và chạm khắc trang trí thường gắn bó với loại hình nghệ thuật kiến trúc, bổ sung và làm cho các công trình kiến trúc trở nên hoành tráng và lộng lẫy hơn.Nói đến điêu khắc là nói đến các pho tượng lớn nhỏ, độc lập và được đặt trong hoặc ngoài các công trình kiến trúc.Nói đến chạm khắc là nói đến các bức phù điêu, được gắn với các công trình kiến trúc.? Các em hãy cho biết điêu khắc và chạm khắc trang trí thời Lê chủ yếu sử dụng chất liệu nào? 2/ Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí:a/ Điêu khắc:II/ sơ lược về mỹ thuật thời lê:Chất liệu đá và gỗ, ngoài ra còn có gốm và đất nung nhưng số lượng rất ít.Một số tác phẩm điêu khắc trên đá thời Lê Các pho tượng đá tạc người và các con vật ở kinh đô Thăng Long, khu lăng miếu ở Lam Kinh, các bệ rồng ở điện kính thiên, thành bậc đàn Nam Giao, thành bậc ở Văn Miếu, vv.Một số tác phẩm điêu khắc trên gỗ thời Lê Một số pho tượng gỗ đẹp còn lại cho đến ngày nay như: tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp); tượng Quan Âm Thiên Phủ (chùa Kim Liên); tượng Hoàng hậu vua Lê Thần Tông (chùa Mật-T.Hoá); Phật nhập Niết bàn (chùa Phổ Minh - Nam Định).- Các pho tương bằng đá đều nhỏ và được tạc rất gần với nghệ thuật dân gian. 2/ Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí:a/ Điêu khắc:II/ sơ lược về mỹ thuật thời lê:? Các em hãy cho biết chạm khắc trang trí thường gắn liền với loại hình nghệ thuật nào? 2/ Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí:a/ Điêu khắc:II/ sơ lược về mỹ thuật thời lê:Điêu khắc và chạm khắc trang trí thường gắn bó với loại hình nghệ thuật kiến trúc, bổ sung và làm cho các công trình kiến trúc trở nên hoành tráng và lộng lẫy hơn.b/ Chạm khắc trang trí:Hình khối nổi bật, sinh động, miêu tả cảnh sinh hoạt của ngu?i dân.Ngoài điêu khắc và chạm khắc trang trí ra thời Lê còn có các dòng tranh khắc gỗ Đông Hồ, Hàng Trống ra đời trong thời Lê đã tạo ra những bức tranh dân gian đặc sắc, góp phần làm giàu thêm cho tài sản quý giá trong kho tàng nghệ thuật dân tộc Việt Nam.ở Việt Nam có những dòng tranh dân gian nổi tiếng nào? Đông Hồ (Bắc Ninh). Hàng Trống (Hà Nội). Làng Sình (Huế). Kim Hoàng (Hà Tây).Đánh ghenGà "Đại Cát"Đám cưới ChuộtĐấu vậtTranh Đông Hồ (Thuận Thành - Bắc Ninh)Lý Ngư vọng nguyệtPhật bà Quan âmBịt mắt bắt dêNgũ HổChợ quêTranh Hàng Trống (Hoàn Kiếm - Hà Nội)2/ Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí:a/ Điêu khắc:II/ sơ lược về mỹ thuật thời lê:- Chạm khắc trang trí thời Lê đẹp, tinh xảo, trau chuốt; đề tài chủ yếu là con người, hình rồng, sóng nước và hoa lá.b/ Chạm khắc trang trí:3/ Nghệ thuật gốm:Các tiêu chí đánh giá một sản phẩm gốm là: Tạo dáng. Trang trí. Màu men.Một số sản phẩm gốm thời LêMột số sản phẩm gốm thời LêMột số sản phẩm gốm thời Lê2/ Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí:II/ sơ lược về mỹ thuật thời lê:3/ Nghệ thuật gốm:- Kế thừa tinh hoa của nghệ thuật gốm thời Lý - Trần nhưng có nét độc đáo và mang đậm chất dân gian, màu men ngọc tinh tế, gốm hoa nâu chắc khỏe, giản dị.- Gốm thời Lê vừa có nét trau chuốt, khoẻ khoắn, tạo dáng và bố cục hình thể theo một tỷ lệ cân đối và chính xác, vừa có các hoạ tiết được thể hiện theo phong cách hiện thực.- Nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật gốm và tranh dân gian đạt tới mức điêu luyện, giàu tính hiện thực.Câu hỏi củng cố1. Hãy kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lê?4/ Đặc điểm của mỹ thuật thời Lê:II/ sơ lược về mỹ thuật thời lê: Điện Kính Thiên, Cần Chánh, Vạn Thọ. Cố đô Lam Kinh. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.2*. Em hãy nhắc lại một vài đặc điểm n?i b?t nh?t của rồng thời Lý và rồng thời Trần?- Rồng thời Lý hiền hòa, mềm mại.- Rồng thời Trần mạnh mẽ, khỏe khoắn.- Rồng thời Lê kết hợp rồng thời Lý - Trần và có ảnh hưởng Trung Hoa.? Em hãy nhắc lại một vài đặc điểm n?i b?t nh?t của rồng thời Lý và rồng thời Trần?Rồng thời Lê: Thời đầu còn phảng phất rồng Lý: còn mào lửa, cặp sừng ngắn, lưỡi thè ra đỡ viên ngọc, chân có ba đến bốn móng, có nhiều đao lửa bay từ chân lên. Ảnh hưởng cả rồng yên ngựa thời Trần. Nhưng vài chục năm sau thì dần dần ảnh hưởng rồng Trung Quốc: không còn mào lửa, mặt nét dữ dằn. Mũi cao bè, tròn to, hai cánh mũi nở như mũi sư tử. Xuất hiện hai viền lông mày và có đao lửa bốc rất dữ dội. Cặp sừng phát triển và chia làm hai nhánh. Bờm chia làm hai nhánh chạy ngang sang hai bên. Mắt lồi, miệng rộng, tai trâu dẹt ở phía dưới của sừng, vẩy rõ, chân năm móng xòe rộng. Toàn thân rồng nhìn nghiêng, riêng mặt nhìn chính diện.Rồng Lê Trung Hưng tương tự rồng Lê sơ nhưng trông hiền hơn, dáng dấp tự do thoải mái hơn - mắt và tai lớn, tai giống cánh chim - đuôi phần cuối múp, thẳng. Đã có con có thêm bờm và hơi xoắn lại. Hình tượng con rồng thời kì này mang nhiều khát vọng của người dân: mong mưa thuận, gió hòa, khát vọng công bằng xã hội.Rồng thời Lý: Đầu nhỏ, mình thon mềm mại, uốn khúc nhịp hình sin tắt dần, chân chỉ có ba móng, trong miệng có một viên ngọc, xung quanh đầu cũng có những viên ngọc biểu tượng sự sang trọng, quý phái của triều đại Lý. Tai rất nhỏ. Bờm tóc bay ngược như cờ đuôi nheo gặp gió. Không có sừng.Rồng thời Trần: Chủ yếu vẫn là dáng dấp rồng Lý nhưng mình uốn khúc dãn hơn, uốn lượn tự do hơn, đầu có con có sừng có con không, sừng chỉ nhú lên một chút như sừng hươu, nó chính là hình chữ S ngược biến thành, mình vẩy rõ hơn, thân to, mập, khỏe khoắn, chân thay đổi có khi có bốn móng. Bờm, râu, móng chân rồng Trần ngắn hơn rồng Lý. Giữa thời Trần xuất hiện rồng uốn hình yên ngựa, dáng dấp dũng mạnh, rồng bò. Có thể do cuộc sống chinh chiến nhiều nên cũng ảnh hưởng đến phong cách rồng trong nghệ thuật.http://toandungmedia.vn/san-pham-tdm/tuong-phat-ba-chua-but-thap/Xem trước bài 5 (SGK cũ): Một số công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lê. Chuẩn bị bài sau:

nguon VI OLET