Nguyễn thế Anh Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang sinh năm bao nhiêu

Cuối chiều 12/7, Tòa án quân sự Trung ương xét hỏi bị cáo Nguyễn Thế Anh (cựu đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang) trong vụ án “Buôn lậu”, “Nhận hối lộ”, “Tổ chức người đi nước ngoài trái phép” và “Không tố giác tội phạm”.

Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thế Anh phủ nhận cáo buộc, cho rằng mình không quen biết Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) và chưa bao giờ nhận tiền từ người này.

Bị cáo khai, việc trước đây viết tâm thư, thừa nhận tội đều do cơ quan điều tra bắt làm. “Họ buộc tôi phải nhận những gì tôi không làm", bị cáo Nguyễn Thế Anh phản cung.

Sau lời khai của bị cáo Thế Anh, HĐXX liền gọi hỏi nhân chứng là ông trùm Phan Thanh Hữu. Được đối chất tại tòa, ông Phan Thanh Hữu khẳng định, từng đưa tiền cho ông Nguyễn Thế Anh thông qua bị cáo Nguyễn Văn An (em họ ông Thế Anh). Đồng thời, ông Hữu cũng khai có hai lần hẹn gặp mặt ông Thế Anh ở khách sạn REX, ở quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Bị cáo Nguyễn Thế Anh tại tòa.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Quân sự Trung ương, bị cáo Nguyễn Thế Anh bị truy tố hành vi "Nhận hối lộ" và "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép", quy định tại các Điều 349, 354 Bộ luật Hình sự.

Cáo trạng cho rằng, từ tháng 9/2019, Phan Thanh Hữu cấu kết với một số đối tượng vận chuyển xăng lậu sang Campuchia bán kiếm lời đã nhờ Nguyễn Thế Anh giúp đỡ. Lúc này, ông Nguyễn Thế Anh đang là Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, biệt phái sang giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng, thuộc Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Theo thỏa thuận, mỗi tháng ông Hữu sẽ chi cho ông Thế Anh số tiền 30.000 USD và 100 triệu đồng. Tổng số tiền từ tháng 10/2019 - 2/2020, ông Hữu chi cho Thế Anh tổng cộng 150.000 USD và 500 triệu đồng.

Được đối chất tại tòa, ông trùm Phan Thanh Hữu khẳng định đưa tiền cho ông Nguyễn Thế Anh thông qua bị cáo Nguyễn Văn An (em họ ông Thế Anh).

Đầu năm 2020, ông Hữu và đồng phạm có ý định vận chuyển xăng nhập lậu vào tiêu thụ trong nội địa nên Hữu hẹn gặp ông Nguyễn Thế Anh tại khách sạn REX (ở đường Nguyễn Huệ, Quận 1) tiếp tục “nhờ vả”.

Tại cuộc gặp, ông Nguyễn Thế Anh yêu cầu Hữu phải chi cho cấp trên và một số lực lượng khác với tổng số tiền hằng tháng 60.000 USD và 950 triệu đồng. Phan Thanh Hữu chấp nhận chi hối lộ cho ông Nguyễn Thế Anh từ tháng 3/2020 - 8/2020, tổng cộng 360.000 USD và 5,7 tỷ đồng.

Tuy nhiên, từ tháng 8/2020, Hữu biết ông Thế Anh chuyển về làm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, nên từ tháng 9/2020 - 1/2021, mỗi tháng ông ta chỉ chi cho vị đại tá này số tiền 10.000 USD.

Cơ quan truy tố kết luận, tổng số tiền Phan Thanh Hữu chi để hối lộ cho ông Nguyễn Thế Anh trong thời gian từ tháng 10/2019 - 1/2021 là 560.000 USD và 6,2 tỷ đồng.

Kết quả điều tra của cơ quan tố tụng xác định, ông Nguyễn Thế Anh không trực tiếp nhận tiền từ Hữu, mà giao cho Nguyễn Văn An (SN 1989, là em họ) đi nhận. Theo chỉ đạo, cứ ngày 15 hàng tháng, An chủ động điện thoại cho Hữu và trực tiếp đến nơi ở của Hữu nhận tiền đem về.

Ngoài ra, An còn nhờ Cao Phước Hoài (SN 1996, nhân viên bán hàng tại cây xăng do An quản lý) và Nguyễn Văn Quân (SN 2002, quê ở tỉnh Thanh Hóa) đi nhận hộ. Khi nhờ, An chỉ nói cho Hoài và Quân biết là đi nhận tiền giúp, không nói nhận tiền gì, nhận cho ai.

Nguyễn thế Anh Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang sinh năm bao nhiêu

Bị cáo Nguyễn Thế Anh tự bào chữa trước tòa - Ảnh: THƯỜNG XUÂN

Sáng 15-7, phiên tòa xét xử 2 cựu thiếu tướng cảnh sát biển Lê Văn Minh, Lê Xuân Thanh và nhiều cựu sĩ quan trong vụ án "buôn lậu", "nhận hối lộ", "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép" liên quan đường dây buôn lậu hơn 198 triệu lít xăng tiếp tục phần tranh luận.

Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thế Anh (cựu đại tá, cựu phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, cựu chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang), luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng đại diện Viện kiểm sát quân sự Bộ đội biên phòng cáo buộc thân chủ của ông phạm tội nhận hối lộ là chưa thuyết phục.

Theo luật sư, với chức vụ cựu phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, ông Anh không có chức năng bắt giữ các tàu buôn lậu của Phan Thanh Hữu (giám đốc Công ty TNHH thương mại Phan Lê Hoàng Anh).

Trong vụ án này, chưa có tài liệu chứng minh chức vụ của Nguyễn Thế Anh liên quan trực tiếp đến hoạt động buôn lậu của ông Hữu; chưa có tài liệu chứng minh ông Anh trong quá trình công tác, trực tiếp hoặc chỉ đạo cấp dưới buông lỏng, bao che cho hoạt động buôn lậu của ông Hữu.

Theo luật sư, nếu ông Anh có nhận tiền từ ông Hữu thì chỉ có thể cáo buộc bị cáo này lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ hoặc nhận quà trái quy định chứ không phải hối lộ.

Tự bào chữa, ông Anh cho rằng ban đầu bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, sau đó bị thay đổi tội danh sang tội nhận hối lộ.

"Cơ quan tố tụng ban đầu cho rằng bị cáo nhận hối lộ trực tiếp, không qua trung gian liệu có chính xác không?", bị cáo nói.

Ông Anh cho hay quá trình điều tra bị mớm cung, ép cung dẫn đến lời khai tại cơ quan điều tra không thể hiện cho ý chí của bị cáo. Ông tiếp tục nói không quen biết Phan Thanh Hữu, không nhận tiền hối lộ.

Đối đáp lại quan điểm bào chữa của luật sư và bị cáo, đại diện Viện kiểm sát quân sự Bộ đội biên phòng khẳng định trong vụ án này việc khởi tố, điều tra, thu thập chứng cứ là hoàn toàn khách quan.

"Không có cán bộ tiến hành tố tụng nào có thể mớm cung, ép buộc những người thân thiết, những người đồng chí khai báo về nhau. Không có cán bộ tố tụng nào muốn làm xấu đi hình ảnh của đồng chí, đồng đội của mình, nhất là trong vụ án này có những sĩ quan cao cấp trong quân đội", viện kiểm sát nêu quan điểm.

Đại diện viện kiểm sát nhấn mạnh các bản hỏi cung của bị cáo Nguyễn Thế Anh do Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai chủ trì, có sự tham gia của đại diện cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, khi thực hiện xong có cho bị cáo xem và ký xác nhận, điều này hoàn toàn khách quan.

"Bị cáo Nguyễn Thế Anh trải qua thời gian dài trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và đã có nhiều thành tích, thử hỏi ai có thể mớm cung, ép cung bị cáo?", kiểm sát viên nhấn mạnh.

Về vấn đề các luật sư cho rằng không có chứng cứ vật chất chứng minh cho hành vi nhận hối lộ của các bị cáo, đại diện viện kiểm sát khẳng định, ngoài lời khai của các bị cáo, người làm chứng... còn có nhiều tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.

Trong đó, cơ quan tố tụng đã tiến hành thu thập dữ liệu viễn thông thể hiện lịch sử cuộc gọi, địa điểm cuộc gọi, hoàn toàn trùng khớp với hành vi phạm tội của bị cáo.

Trước đó, viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Nguyễn Thế Anh mức án chung thân về tội nhận hối lộ và 1-2 năm tù về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép. Tổng hợp hình phạt đề nghị là tù chung thân.

DANH TRỌNG

Liên quan đường dây này, nguyên chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Kiên Giang Nguyễn Thế Anh cũng đã có hành vi tiếp tay cho người thân của mình tham gia đường dây buôn lậu xăng quy mô lớn. Ông Thế Anh đã bị Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng bắt tạm giam về tội nhận hối lộ.

Đội trưởng chống buôn lậu “ăn tiền” bảo kê

Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, bị can Ngô Văn Thụy là đội trưởng Đội 3, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan.

Thụy được giao nhiệm vụ tham gia phòng chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh từ Bình Thuận trở vào phía Nam.

Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, Thụy phát hiện việc các tàu Nhật Minh vận chuyển xăng nhập lậu về xã Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh, Vĩnh Long) nên đã đến Cần Thơ để tổ chức bắt giữ.

Ngày 25/1/2021, trong quá trình triển khai thì một cán bộ Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan điện thoại cho Thụy giới thiệu có người tên Nguyễn Hữu Tứ xin gặp. Khi đó, Thụy biết việc tổ chức bắt giữ đã bị lộ nên lệnh cho toàn đội quay về TP.HCM.

Sau đó, Tứ cùng đàn em là Trần Ngọc Thanh mang theo phong bì 10.000 USD đến nhà hàng TP Cần Thơ để gặp Thụy và đưa tiền. Tứ đề nghị Thụy “tạo điều kiện” cho các tàu Nhật Minh chở xăng về Mỹ Hòa bán cho mình. Tuy nhiên, Thụy từ chối “giúp”.

Mấy ngày sau, Tứ và Thanh tiếp tục bỏ thêm một thẻ ATM có 100 triệu trong tài khoản vào phong bì cùng với 10.000 USD tìm đến nhà Thụy ở TP.HCM để đề nghị không bắt tàu Nhật Minh.

Trước khi ra về, Tứ nói mật khẩu thẻ ATM rồi để phong bì tiền và thẻ ATM vào hộc tủ phòng khách nhà Thụy. Tuy nhiên, Thụy vẫn không đồng ý “bỏ qua” cho tàu Nhật Minh.

Thấy vậy, đích thân Phan Thanh Hữu xin gặp Thụy tại nhà riêng và được đồng ý. Đến nhà, Hữu lấy cọc tiền 500 triệu đồng từ cốp xe vào để ở ghế phòng khách, nói “gửi quà để chú ra Bắc” rồi xin phép ra về. Kể từ đó, Thụy làm ngơ cho đường dây buôn lậu hàng triệu lít xăng của Hữu.

Làm việc với cơ quan công an, Ngô Văn Thụy thừa nhận đã nhận của Tứ một phong bì đựng 10.000 USD và một thẻ ATM mang tên Nguyễn Hữu Tứ, trong tài khoản thẻ có số dư 100 triệu đồng. Ngoài ra, Thụy cũng thừa nhận đã nhận của Phan Thanh Hữu số tiền 500 triệu đồng. Thụy đã tiêu xài cá nhân toàn bộ số tiền 10.000 USD và 500 triệu đồng này.

Tuy nhiên, Thụy không thừa nhận việc nhận tiền để không bắt giữ các tàu Nhật Minh của Hữu khi vận chuyển xăng nhập lậu về xã Mỹ Hòa để bán cho Tứ như lời khai của Tứ và Hữu.

Cơ quan điều tra đã thực hiện đối chất giữa Hữu, Tứ với Ngô Văn Thụy. Kết quả, Thụy chỉ thừa nhận Hữu, Tứ đến nhà riêng đặt vấn đề biếu quà chứ không thỏa thuận đồng ý cho tiếp tục buôn xăng nhập lậu.

Công an tỉnh Đồng Nai đã chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp để đề nghị truy tố đối với bị can Ngô Văn Thụy về tội nhận hối lộ.

Vợ bé, anh rể chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Kiên Giang đều buôn lậu

Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định bị can Phạm Thị Hương có liên quan đến đường dây buôn lậu. Hương là vợ bé của Nguyễn Thế Anh, nguyên chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Kiên Giang, đã bị Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng bắt tạm giam về tội nhận hối lộ.

Do từng công tác tại Ban chỉ đạo 389 Quốc gia có chức năng kiểm tra, bắt giữ các hành vi buôn lậu - hàng giả nên Thế Anh đã yêu cầu Phan Thanh Hữu phải bán xăng lậu cho Hương.

Sau khi được “sếp” Thế Anh yêu cầu, Hữu liền nói Tứ liên lạc để bán xăng lậu cho Hương. Hương sau đó dùng xe bồn đến kho Nam Phong nhận xăng lậu với số lượng hơn 5,7 triệu lít.

Tuy nhiên, Hương chỉ bán hơn 1,7 triệu lít xăng, số còn lại gần 4 triệu lít xăng lậu Hương đặt hàng giúp cho Lê Tất Thắng (nhân viên bán hàng của Công ty Xăng dầu Quân đội Mipec) để Thắng bán lại rồi hưởng lợi số tiền 100 đồng/lít thông qua việc đặt hàng hộ cho Thắng.

Theo điều tra, từ ngày 1/3/2020 đến 28/9/2020, Hương đã chuyển khoản và giao tiền mặt tổng số tiền hơn 46 tỉ đồng cho Tứ và người của Tứ. Việc thanh toán tiền mua xăng lậu thì Hương chuyển khoản thanh toán hoặc trả tiền mặt.

Ngoài Hương, anh rể của Thế Anh là Lê Hùng Phong cũng tham gia đường dây buôn lậu xăng do Hữu và Tứ cầm đầu. Sau khi nhận được yêu cầu từ Thế Anh, Hữu cũng nói Tứ bán xăng lậu cho Phong.

Giữa năm 2020, các đối tượng gặp nhau tại nhà hàng ở quận 1 (TP.HCM) để thỏa thuận về việc mua bán xăng nhập lậu ở kho Nam Phong. Phong sau đó đã cho xe đến nhận 600.000 lít xăng lậu tại kho Nam Phong.

Loạt sĩ quan Biên phòng Kiên Giang bị kỷ luật vụ Đại tá Nguyễn Thế Anh

Như Sputnik thông tin, tại kỳ họp thứ 12 từ ngày 2 - 4/3 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và ông Nguyễn Thế Anh, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhấn mạnh, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã vi phạm nguyên tắc của Đảng và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có lãnh đạo chủ chốt và chỉ huy các đơn vị trực thuộc suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong công tác cán bộ; trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đất quốc phòng, đầu tư xây dựng; trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

“Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và lực lượng Bộ đội Biên phòng”, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm. Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật:

1.

Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với Đại tá Hồ Tú Điền, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.

2.

Cách chức Phó Bí thư Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với Đại tá Phạm Văn Sáng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang.

3.

Cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Đại tá Nguyễn Văn Phương, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh; Đại tá Phạm Chánh Kính, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.

4.

Khiển trách Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Đại tá Bùi Minh Trí, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.

UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Đại tá Nguyễn Thế Anh, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang.

UBKT Trung ương cũng yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang kiểm điểm nghiêm túc và chỉ đạo, xem xét, xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các vi phạm nêu nghiêm trọng này.