Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 27

1. Điền eo hoặc oeo vào chỗ trống :

- nhà ngh ....                              - cười ngặt ngh....

- đường ngoằn ng....                   -  ng..... đầu

2. Tìm các từ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau :

-  Cùng nghĩa với chăm chỉ......................

-  Trái nghĩa với gần ..............................

-  (Nước) chảy rất mạnh và nhanh :......................

b) Chứa tiếng có vần ươn hoặc ương, có nghĩa như sau :

-  Cùng nghĩa với thuê :....................

-  Trái nghĩa với phạt:.......................

-  Làm chín bằng cách đặt trực tiếp trên than, lửa :............

TRẢ LỜI:

1. Điền eo hoặc oeo vào chỗ trống :

- nhà nghèo                                - cười ngặt nghẽo

- đường ngoằn ngoèo                 - ngoẹo đầu

2. Tìm các từ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc có nghĩa như sau :

-   Cùng nghĩa với chăm chỉ: siêng năng

-   Trái nghĩa với gần : xa

-   (Nước) chảy rất mạnh và nhanh : xiết

b) Chứa tiếng có vần ươn hoặc ương, có nghĩa như sau :

-  Cùng nghĩa với thuê : mướn

-  Trái nghĩa với phạt : thưởng

-  Làm chín bằng cách đặt trực tiếp trên than, lửa : nướng

Giaibaitap.me


Page 2


Page 3

1. Điền vào chỗ trống và ghi lời giải câu đố:

a) tr hoặc ch 

Mình .........òn, mũi nhọn

..........ẳng phải bò, .........âu

Uống nước ao sâu

Lên cày ruộng cạn    

Là cái .....

b) iên hoặc iêng

Trên trời có g......... nước trong

Con k..... chẳng lọt, con ong chẳng vào.

Là quả:.....

2. Viết những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau :

Số thứ tự

Chữ

Tên chữ

1

q

 ............... 

2

 ...............

 ............... 

3

  ...............

 ............... 

4

  ...............

 ............... 

5

th

 ............... 

6

 ............... 

tê e-rờ

7

u

 ............... 

8

  ...............

 ............... 

9

  ...............

 ............... 

10

x

 ............... 

11

  ...............

i dài

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống và ghi lời giải câu đố:

a) tr hoặc ch 

Mình tròn, mũi nhọn

Chẳng phải bò, trâu

Uống nước ao sâu

Lên cày ruộng cạn.

Là cái : bút mực

b) iên hoặc iêng

Trên trời có giếng nước trong                                                             

Con kiến chẳng lọt, con ong chẳng vào.

 Là quả : dừa

2. Viết những chữ cái và tên còn thiếu trong bảng sau :

Số thứ tự

 Chữ

Tên chữ

1

q

quy

2

r

e-rờ

3

s

ét-sì

4

t

5

th

tê hát

6

tr

tê e-rờ

7

u

u

8

ư

ư

9

v

10

x

ích-xì

11

y

i dài

Giaibaitap.me


Page 4

1. Gạch chân các hình ảnh so sánh trong những câu thơ sau. Viết kết quả vào bảng ở dưới.

a) M : Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh.

c) Cây pơ-mu đầu dốc

Im như người lính canh

Ngựa tuần tra biên giới

Dừng đỉnh đèo hí vang.

d)   Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng.

Sự vật A

 Từ so sánh

Sự vật B 

M: a) Trẻ em

như

búp trên cành

b) 

c) 

d) 

2. Đọc lại bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường (Tiếng Việt 3, tập một, trang 54). Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống.

a)   Chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ

M: bấm bóng,....

b)   Chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tỉnh gây ra tai nạn cho cụ già.

M : hoảng sợ,....

3. Tìm và viết lại một số từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em :

TRẢ LỜI:

1. Gạch chân các hình ảnh so sánh trong những câu thơ sau. Viết kết quả vào bảng ở dưới.

a) M: Trẻ em như búp trên cành

   Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

b)    Ngôi nhà như trẻ nhỏ

        Lớn lên với trời xanh

c)    Cây pơ-mu đầu dốc

       Im như người lính canh

       Ngựa tuần tra biên giới

       Dùng đỉnh đèo hí vang.

d)    Bà như quả ngọt chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

Sự vật A

 Tự so sánh

Sự vật B

M: a) Trẻ em

như

búp trên cành

b) Ngôi nhà

như

trẻ nhỏ

c) Cây pơ-mu

như

người lính canh

d) Bà

như

quả ngọt chín rồi

2. Đọc lại bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường (sách Tiếng Việt 3, tập một, trang 54). Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống.

a) Chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ.

M: bấm bóng, cướp bóng, chuyền bóng, dốc bóng, sút bóng.

b) Chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già.

M: hoảng sợ, bỏ chạy, mếu máo, xin lỗi.

3. Tìm và viết lại những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em :

Hoạt động : dậy sớm, chào mẹ, bước.

Trạng thái : náo nức, tự tin.

Giaibaitap.me


Page 5

1. Điền en hoặc oen vào chỗ trống

-   nhanh nh...........

-   sắt h.........gỉ

-   nh......... miệng cười

-    h.........nhát

2. Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép vào trước hoặc sau mỗi tiếng dưới đây :

a) 

trung ....................
chung ....................
trai ....................
chai ....................
trống  ....................
chống ....................

b)

kiên ....................
kiêng ....................
miến ....................
miếng ....................
tiến ....................
tiếng ....................

TRẢ LỜI:

1. Điền en hoặc oen vào chỗ trống

- nhanh nhẹn

- nhoẻn miệng cười

- sắt hoen gỉ

- hèn nhát

2. Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép vào trước hoặc sau mỗi tiếng dưới đây :

a) 

trung trung thu, tập trung, trung lập,...
chung chung sức, chung kết, chung quanh,....
trai ngọc trai, con trai, bạn trai,....
chai chai lì, chai lọ, chai mặt,....
trống  trống vắng, cái trống, chỗ trống,....
chống chống đối, chống gậy, chống trả

b)

kiên kiên nhẫn, kiên cường, kiên quyết,...
kiêng ăn kiêng, kiêng cữ, kiêng dè,...
miến sợi miến, miến gà, làm miến,...
miếng miếng bánh, miếng thịt, miếng trầu,...
tiến tiến lên, tiên tiến, tiến công,...
tiếng tiếng hát, tiếng nói, nổi tiếng,...

Giaibaitap.me


Page 6

1. Dựa theo truyện Không nỡ nhìn, trả lời câu hỏi :

a)  Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt ?

b)  Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?

c)   Anh trả lời thế nào ?

d)   Em có nhận xét gì về anh thanh niên ?

2. Để cùng các bạn tổ chức tốt một cuộc họp tổ, em hãy chọn nội dung thích hợp (bằng cách gạch dưới nội dung em chọn) :

a)   Tôn trọng luật đi đường.

b)   Bảo vệ của công.

c)   Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

3. Ghi vắn tắt những ý chính cần nói:

a)  Mục đích cuộc họp

b)  Tình hình                 

c)  Nguyên nhân

d)  Cách giải quyết

e)  Giao việc cho các bạn

TRẢ LỜI:

1. Dựa theo truyện Không nỡ nhìn, trả lời câu hỏi :

a) Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt ?

Anh thanh niên ngồi ôm mặt trên xe buýt.

b)  Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì ?

Bà cụ hỏi anh. Cháu nhức đầu à ? Có cần xoa dầu không ?’’

c)  Anh trả lời thế nào ?

Anh thanh niên trả lời là không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng trên xe.

d)  Em có nhận xét gì về anh thanh niên ?

Anh thanh niên là người ích kỉ, lại tỏ ra là người lịch sự.

2. Để cùng các bạn tổ chức tốt một cuộc họp tổ, em hãy chọn nội dung thích hợp (bằng cách gạch dưới nội dung em chọn)

a) Tôn trọng luật đi đường

b) Bảo vệ của công

c) Giúp đỡ người có hoàn cảnh khỏ khăn.

3. Ghi vắn tắt những ý chính cần nói :

a) Mục đích cuộc họp:

Bàn về việc giúp đỡ bạn Thảo để bạn ấy có thể tiếp tục đến trường.

b) Tình hình:

Bạn Thảo có ý định nghỉ học

c) Nguyên nhân:

Nhà bạn Thảo quá nghèo không đủ tiền để mua dụng cụ học tập cho Thảo, gia đình lại neo đơn.

d) Cách giải quyết:

Cả lớp đến thăm và động viên Thảo tiếp tục đến lớp, đóng góp để giúp đỡ bạn Thảo. Phân công các thành viên của lớp đến nhà giúp đỡ công việc nhà giúp bạn Thảo.

e) Giao việc cho các bạn:

Lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng đến nhà Thảo. Cả lớp cùng thực hiện chia sẻ công việc với bạn Thảo.

Giaibaitap.me


Page 7

1. Tìm và viết vào chỗ trống các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau:

-  Làm sạch quần áo, chăn màn,... bằng cách vò, chải, giũ,... trong nước :..........

-  Có cảm giác khó chịu ở da, như bị bỏng :..........

-  Trái nghĩa với ngang :..........

b) Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông, có nghĩa như sau :

-   Trái nghĩa với vui:..............

-  Phần nhà được ngăn bằng tường, vách kín đáo :..........

-  Vật bằng kim loại, phát ra tiếng kêu để báo hiệu:..........

2. Tìm và viết lại các tiếng trong bài chính tả Các em nhỏ và cụ già :

a) Bắt đầu bằng d :..............

Bắt đầu bằng gi :..............

Bắt đầu bằng r :..............

b) thanh hỏi: ..............

thanh ngã :..............

TRẢ LỜI:

1. Tìm và viết vào chỗ trống các từ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau :

- Làm sạch quần áo, chăn màn, ... bằng cách vò, chải, giũ, ... trong nước : giặt

- Có cảm giác khó chịu ở da, như bị bỏng : rát

- Trái nghĩa với ngang : dọc

b) Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông, có nghĩa như sau :

-  Trái nghĩa với vui: buồn

-  Phần nhà được ngăn bằng tường, vách kín đáo : buồng

-  Vật băng kim loại, phát ra tieng kêu đế báo hiệu : chuông

2. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Các em nhỏ và cụ già:

a) Bắt đầu bằng d: dẫu.

Bắt đầu bằng gi: giúp, gì.

Bắt đầu bằng r: rồi, rất.

b) Có thanh hỏi: khỏi, cảm (ơn), để, của.

thanh ngã : lão, dẫu, cũng.

Giaibaitap.me


Page 8

1. Hãy xếp những từ dưới đây vào ô thích hợp trong bảng :

- cộng đồng : những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau

- cộng tác: cùng làm chung một việc

- đồng bào : người cùng nòi giống.

- đồng đội: người cùng đội ngũ.

- đồng tâm : cùng một lòng.

- đồng hương: người cùng quê.

Những người trong cộng đồng

Thái độ, hoạt động trong cộng đồng

 .............................

 .............................

 .............................

 .............................

2. Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về thái độ ứng xử trong cộng đồng. Đánh dấu (+) vào □ trước thái độ ứng xử em tán thành, đánh dấu (-) vào □ trước thái độ em không tán thành.

□ Chung lưng đấu cật.

□ Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại

□ Ăn ở như bát nước đầy 

3. In đậm dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì) ?”. Gạch 1 gạch (-) dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Làm gì ?"

a)   Đàn sếu đang sải cánh trên cao.

b)   Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.

c)   Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.

4.  Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm :

Câu

Câu hỏi

a)

Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.

b)

Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.

c)

Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.

TRẢ LỜI:

1. Hãy xếp những từ dưới đây vào ô thích hợp trong bảng :

- Cộng đồng : Những người cùng sống trong một tập thể hoặc một khu vực, gắn bó với nhau.

- Cộng tác : cùng làm chung một việc.

- Đồng bào : người cùng nòi giống.

- Đồng đội : người cùng đội ngũ.

- Đồnq tâm : cùng một lòng.

- Đồng hương : người cùng quê.

Những người trong cộng đồng

Thái độ, hoạt động

cộng đồng

đồng bào

đồng đội

đồng hương

cộng tác

đồng tâm


2. 
Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về thái độ ứng xử trong cộng đồng. Đánh dấu (+) vào □ trước thái độ ứng xử em tán thành, đánh dấu (-) vào □ trước thái độ em không tán thành.

(+) Chung lưng đấu cật.

(-) Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại

(+) Ăn ở như bát nước đầy

3. In đậm dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì) ?”. Gạch 1 gạch (-) dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Làm gì ?"

a)   Đàn sếu đang sải cánh trên cao.

b)   Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.

c)   Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.

4.  Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm :

Câu

Câu hỏi

a)

Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.

 Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?

b)

Ông ngoại dần tôi đi mua vở, chọn bút.

 Ông ngoại làm gì?

c)

Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.

 Mẹ tôi làm gì?

Giaibaitap.me


Page 9

Tìm và viết vào chỗ trống các từ (chọn làm bài tập 1 hoặc 2):

1. Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau :

- Làm chín vàng thức ởn trong dâu, mỡ sôi: ...........

- Trái nghĩa với khó: ...........

- Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới: ...........

2. Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông, có nghĩa như sau :

- (Sóng nước) nổi lên rốt mạnh, tửng lớp nối tiếp nhau:...........

- Nơi nuôi nhốt các con vật: ...........

- Khoảng đất dài được vun cao lên để trồng trọt: ...........

TRẢ LỜI:

1. Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau:

- Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi : rán

- Trái nghĩa với khó: dễ

- Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới : giao thừa

2. Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông, có nghĩa như sau :

- (Sóng nước) nổi lên rất mạnh, từng lớp nối tiếp nhau : cuồn cuộn

- Nơi nuôi, nhốt các con vật : chuồng

- Khoảng đất dài được vun cao lên để trồng trọt : luống

Giaibaitap.me


Page 10

Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý mến.

Gợi ý:

a) Người đó tên là gì ?

b) Người đó làm nghề gỉ ?

c) Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào ?

d) Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào ?

TRẢ LỜI:

Em rất quý mến bác Bảy hàng xóm gần nhà em. Bác Bảy khoảng năm mươi tuổi, hiền lành và vui tính. Bác làm nghề sửa xe nên lúc nào áo quần cũng lem luốc dầu mỡ. Bác Bảy rất thương em, thường mua trái cây cho em ăn. Bác bảo không nên ăn kẹo vì dễ sâu răng. Buổi chiều, sau khi tắm rửa sạch sẽ, bác thường cõng em nhong nhong trên lưng. Gia đình em ai cũng quý bác. Mỗi khi có món gì ngon, mẹ lại sai em đem sang mời bác. Đối với em, bác Bảy thân thiết như một người bác ruột vậy.

Giaibaitap.me


Page 11

1. Viết lại tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Măng non

2. Viết tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau :

Câu có hình ảnh so sánh

Sự vật 1

Sự vật 2

a) Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.

b) Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

c) Người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước.

3. Chọn điền các từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để tạo hỉnh ảnh so sánh :

a) Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như .........

b) Tiếng gió rừng vi vu như........................

c) Sương sớm long lanh tựa.......................

(một cánh diều, những hạt ngọc, tiếng sáo)

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Măng non.

Cậu bé thông minh

Hai bàn tay em

Đơn xin vào Đội

Ai có lỗi ?

Khi mẹ vắng nhà

Cô giáo tí hon

2. Viết tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau :

Câu có hình ảnh so sánh

Sự vật 1

Sự vật 2

a) Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.

hồ

chiếc gương bầu dục khổng lồ

b) Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

cầu Thê Húc

con tôm

c) Người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước.

đầu con rùa

trái bưởi

3. Chọn điền các từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn vào mỗi chỗ trống để tạo hình ảnh so sánh :

a) Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều.

b) Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.

c) Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc.

Giaibaitap.me


Page 12

1. Viết tên các nhân vật trong những bài tập đọc thuộc chủ điểm Măng non.

2. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây :

a) Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.

b) Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.

3. Viết lại (khoảng 7 đến 10 câu), kể lại nội dung chính một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các nhân vật trong những bài tập đọc thuộc chủ điểm Măng non.

Cô- rét- ti, En-ri-cô, Bé, Anh, Hiển, Thanh, Lưu Tường Vân

2. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây :

a) Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường

    Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường ?

b) Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.

    Câu lạc bộ thiếu nhi là gì ?

3. Viết lại (khoảng 7 đến 10 câu), kể lại nội dung chính một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.

Ngày xưa, có một ông vua vì muốn tìm người tài giúp nước nên hạ lệnh mỗi làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng. Cậu bé thông minh của làng nọ xin được vào kinh gặp vua để cứu dân làng. Cậu gặp Đức Vua, khóc và nói với Đức Vua, cha cậu mới đẻ em bé, bắt cậu đi xin sữa cho em, cậu xin không được nên bị đuổi đi. Vua quát, đàn ông làm sao đẻ được. Cậu bé bèn đáp. Vậy tại sao làng con phải nộp gà trống đẻ trứng ? Vua khen cậu bé thông minh. Lần sau, vua sai sứ giả đưa đến một con chim sẻ, bắt cậu làm ba mâm cỗ. Cậu bé liền đưa sứ giả cây kim để nhờ vua rèn giúp một con dao mổ thịt chim. Vua phục tài và trọng thưởng cho cậu bé.

Giaibaitap.me


Page 13

1. Viết tên các nhân vật trong những bài tập đọc thuộc chủ điểm Mái ấm

2. Viết 3 câu theo mẫu Ai là gì ?

3. Điền vào chỗ trống để hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu sau :

CỘNG HOÀ XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.......... ngày........ tháng........ năm.........

ĐƠN XIN THAM GIA SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ

Kính gửi : Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiếu nhỉ phường (xà quận, huyện)     

Em tên là : .....................................

Ngày sinh : ............... Nam (nữ):................

Địa chỉ: .........................................

Học sinh lớp :.................. Trường :................

Em làm đơn này xin đề nghị Ban chủ nhiệm cho em được tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ Thiếu nhi phường (xã, quận, huyện).

Em xin hứa thực hiện đúng nội quy của Câu lạc bộ.

Em xin trân trọng cảm ơn.

Người làm đơn

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Mái ấm.

Chiếc áo len

Quạt cho bà ngủ

Chú Sẻ và bông hoa bằng lăng

Người mẹ

Mẹ vắng nhà ngày bão

Ông ngoại

2. Viết 3 câu theo mẫu Ai là gì ?

a) Bạn Hoa là lớp trưởng.

b) Mẹ là cô giáo.

c) Anh hai là sinh viên

3. Điền vào chỗ trống để hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu sau :

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thành phố. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2017

ĐƠN XIN THAM GIA SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ

Kính gửi : Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiếu nhi phường 3, quận 11, Tp. Hồ Chí Minh

Em tên là : Đỗ Minh Khang

Ngày sinh : 03/10/2009,                    Nam (nữ) : Nam

Địa chỉ : 351 Lạc Long Quân phường 5, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Học sinh lớp 3A5              Trường : Tiểu học Lê Văn Tám.

Em làm đơn này xin đề nghị Ban chủ nhiệm cho em được tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ Thiếu nhi phường.

Em xin hứa thực hiện đúng nội quy của Câu lạc bộ.

Em xin trân trọng cảm ơn.

Người làm đơn

Đỗ Minh Khang

Giaibaitap.me


Page 14

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Tới trường

2. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm :

a)   Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, dành cờ, học hát và múa.

b)   Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.

3.  Điền từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ in đậm :

Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp ............ (xinh xắn, lộng lẫy) nhiều tầng. Trên đầu mỗi bông hoa lại đính một hạt sương. Khó có thể tưởng tượng bàn tay ............ (tinh khôn, tinh xảo) nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ ........... (tinh tế, to lớn) đến vậy.

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Tới trường.

- Người lính dũng cảm.

- Mùa thu của em.

- Cuộc họp của chữ viết.

- Bài tập làm vãn

- Ngày khai trường.

- Nhớ lại buổi đẩu đi học.

2. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm :

a) Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.

    Ở câu lạc bộ, các em làm gì ?

b)  Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.

     Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ ?

3. Điền từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ in đậm :

Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn (xinh xắn, lộng lẫy) nhiều tầng. Trên đầu mỗi bông hoa lại đính một hạt sương. Khó có thể tưởng tượng bàn tay tinh xảo (tinh khôn, tinh xảo) nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ, tinh tế (tinh tế, to lớn) đến vậy.

Giaibaitap.me


Page 15

1. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điển vào chỗ trống để bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ in đậm :

Xuân về, cây cỏ trải một màu ............ Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ ........... chị hoa cúc ........., chị hoa hồng ........... bên cạnh cô em vi-ô-lét tím nhạt, mánh mai.

Tất cả đã tạo nên một vườn xuân ................

(đỏ thắm, trắng xinh, xanh non, vàng tươi, rực rỡ)

2. Viết 3 câu theo mẫu Ai làm gì ?

3. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :

a)  Hằng năm cứ vào đầu tháng 9 các trường lại khai giảng năm học mới.

b)  Sau ba tháng hè tạm xa trường chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy gặp bạn.

c)  Đúng 8 giờ trong tiếng Quốc ca hùng tráng lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.

TRẢ LỜI:

1. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ in đậm :

Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hoa hồng đỏ thắm bên cạnh cô em vi-ô-lét tím nhạt, mảnh mai.

Tất cả đã tạo nên một vườn xuân rực rỡ. 

(đỏ thắm, trắng tinh, xanh non, vàng tươi, rực rỡ)

2. Viết 3 câu theo mẫu Ai làm gì ?

a) Bé đang ngồi viết bài.

b) Chim họa mi đang hót líu lo ngoài vườn.

c) Cô giáo chấm bài cho cả lớp.

3. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sai

a) Hằng năm, cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới.

b) Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lạ náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.

c) Đúng 8 giờ, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.

Giaibaitap.me


Page 16

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Cộng đồng.

2.  a) Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống ở từng dòng dưới đây :

Gợi ý : Tất cả các từ ngữ đều bắt đầu bằng chữ T.

-       Dòng 1 : Cùng nghĩa với thiếu nhi

-       Dòng 2 : Đáp lại câu hỏi của người khác

-       Dòng 3 : Người làm việc trên tàu thuỷ.

-       Dòng 4 : Tên của một trong Hai Bà Trưng.

-       Dòng 5 : Thời gian sắp tới (trái nghĩa với quá khứ).

-       Dòng 6 : Trái nghĩa với khô héo (nối về cây cối).

-       Dòng 7 : Cùng nghĩa với cộng đồng (tập…).

-       Dòng 8 : Dùng màu làm cho tranh thêm đẹp.

b) Viết lại từ xuất hiện ở dãy ô chữ in đậm.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 27

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Cộng đồng.

Trận bóng dưới lòng đường

Lừa và ngựa

Bận

Các em nhỏ và cụ già Tiếng ru

Những chiếc chuông reo

2. a) Điền từ ngữ thích hợp vào các ồ trống ở từng dòng dưới đây :

Gợi ý ;Tất cả các từ ngữ đểu bắt đầu bằng chữ T.

-         Dòng 1 : Cùng nghĩa với thiếu nhi.

-         Dòng 2 : Đáp lại câu hỏi của người khác.

-         Dòng 3 : Người làm việc trên tàu thủy.

-         Dòng 4 : Tên của một trong Hai Bà Trưng.

-         Dòng 5 : Thời gian sắp tới (trái nghĩa với quá khứ).

-         Dòng 6 : Trái nghĩa với khô héo (nói về cây cối).

-         Dòng 7 : Cùng nghĩa với cộng đồng (tập ...).

-         Dòng 8 : Dùng màu làm cho tranh thêm đẹp.

b)         Viết từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in đậm : TRUNG THU

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 27

Giaibaitap.me


Page 17

A. Đọc thầm :

Mùa hoa sấu

Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi bay đi. Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy.

Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.

B. Dựa theo nội dung bài học, ghi dấu x vào □ trước ý trả lời đúng :

1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào ?

□ Cây sấu chỉ ra hoa.

□ Cây sấu chỉ thay lá.

□ Cây sấu thay lá và ra hoa.

2. Hình dạng hoa sấu như thế nào ?

□ Hoa sấu nhỏ li ti như vị nắng non của mùa hè.

□ Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.

□ Hoa sấu thơm nhẹ, vị hơi chua.

3. Mùi hoa sấu như thế nào ?

□ Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua,

□ Hoa sấu hăng hắc.

□ Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt.

4. Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh ? Viết rõ đó là hình ảnh nào. 

1 hình ảnh ..................

2 hình ảnh ..................

 3 hình ảnh ..................

5. Trong câu Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm, em có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào?

□ tinh nghịch         □ bướng bỉnh               □ dại dột

TRẢ LỜI:

1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào ?

 x Cây sấu thay lá và ra hoa.

2. Hình dạng hoa sấu như thế nào ?

x Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.

3. Mùi vị hoa sấu như thế nào ?

x Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua.

4.  Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh ? Viết rõ đó là hình ảnh nào ?

2 hình ảnh ⟶ Hoa sấu như những chiếc chuông nhỏ xỉu.

                       Vị hoa chua chua như vị nắng non mùa hè.

5. Trong câu Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm, em có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào ?

x Tinh nghịch

Giaibaitap.me


Page 18

Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.

Giải:

Em là con út, lại ốm yếu nhất nhà nên ba thương em lắm. Mỗi buổi sáng, ba tự đi mua những món em thích ăn về cho em. Ba không cho em đạp xe đi học vì sợ em té. Ba còn tự tay làm chiếc xích đu để em ngồi chơi. Mỗi buổi tối, ba lại ngồi kèm em học. Bài nào khó ba đều tận tình giảng cho em hiểu mới thôi. Em tự hào vì có được người cha tuyệt vời như vậy.

Giaibaitap.me


Page 19

1. Viết vào chỗ trống

3 từ chứa tiếng có vần oai

3 từ chứa tiếng có vần oay

1.

2.

3.

1.

2. 

3.         

2. Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống .

a) (lúc, lại, niên, lên)

......... Thuyên đứng ......... chợt có một thanh ......... bước ......... gần anh.

b) (buồn bã, lẳng lặng, trẻ)

Người ......... tuổi ......... cúi đầu, vẻ mặt ......... xót thương.

3. Tìm và viết lại các tiếng trong bài chính tả Quê hương ruột thịt:

a) Bắt đầu bằng l:........................

Bắt đầu bằng n :..........................

b)  Có thanh hỏi:..........................

thanh ngã:..............................

TRẢ LỜI:

1. Viết vào chỗ trống

3 từ chứa tiếng có vần oai

3 từ chứa tiếng có vần oay

1) ngoái đầu

1) viết ngoáy

2) quả xoài

2) loay hoay

3) phiền toái

3) vòng xoay

2. Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

a) (lúc, lại, niên, lên)

Lúc Thuyên đứng lên, chợt có một thanh niên bước lại gần anh.

b) (buồn bã, lẳng lặng, trẻ)

Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, vẻ mặt buồn bã xót thương.

3. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Quê hương ruột thịt:

a) Bắt đầu bằng l: lại, lúc, làm.

Bắt đầu bằng n : này, nơi này.

b) Có thanh hỏi : quả, (da) dẻ, ngủ.

thanh ngã : đã, những.

Giaibaitap.me


Page 20

1. Đọc đoạn thơ sau và viết tiếp câu trả lời ở dưới :

Đã có ai lắng nghe

Tiếng mưa trong rừng cọ ?

Như tiếng thác dội về

Như ào ào trận gió

a) Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh của .............

b) Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ............

2. Viết vào chỗ trống trong bảng dưới đây những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn sau :

a)  Côn Sơn suối chảy rì rầm

 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai,

b)  Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

     Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

c) Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá.

Âm thanh của....

Từ so sánh

Âm thanh của....

a) Tiếng suối chảy

b).................................

c).................................

3. Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả :

Trên nương, mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lom khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt lá mấy chú bé đi bác bếp thổi cơm,

Chọn từ ngữ thích hợp (tiếng mưa rơi, tiếng thác chảy tận đằng xa) điền vào chỗ trống để tạo câu văn có ý so sánh :

a) Tiếng vịt ăn ở mảnh ruộng mới gặt xong nghe rào rào như..............

b) Gió trước còn hiu hiu mát mẻ, sau bỗng ào ào kéo đến như   

TRẢ LỜI:

Viết vào chỗ trống trong bảng các từ ngữ chỉ những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:

Âm thanh của ...

Từ so sánh

Âm thanh của ...

a) Tiếng suối chảy

như

tiếng đàn cầm

b) Tiếng suối trong

như

tiếng hát xa

c) Tiếng chim kêu

như

tiếng xóc những rổ tiền đồng

2. Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và ghép lại cho đúng chính tả :

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.

3. Chọn các từ ngữ thích hợp (tiếng mưa rơi, tiếng thác chảy nghe tận đằng xa) điền vào chỗ trống để tạo câu văn có ý so sánh :

a) Tiếng vịt ăn ở mảnh ruộng mới gặt xong ngne rào rào như tiếng mưa rơi.

b) Gió trước còn hiu hiu mát mẻ, sau bỗng ào ào kéo đến như tiếng thác chảy nghe tận đằng xa.

Giaibaitap.me


Page 21

1. Điền et hoặc oet vào chỗ trống :                                      

em bé t... miệng cười,                         mùi kh... 

cưa xoèn x...,                                       xem x ...

2. Viết lời giải câu đố vào chỗ trống:

a)        Để nguyên, ai cũng lặc lè

Bỏ nặng, thêm sắc - ngày hè chói chang.

Là các chữ: ..............

         Có sắc - mọc ở xa gần

Có huyền - vuốt thẳng áo quần cho em.

Là các chữ: ..............

b)  Để nguyên - giữa đầu và mình

Đổi sang dấu ngã sẽ thành bữa ngon.

Là các chữ: ..............

      Không dấu - trời rét nằm cong

Thêm huyền - bay lả trên đồng quê ta,

      Có hỏi - xanh tươi mượt mà

Trâu bò vui gặm nhẩn nha từng đàn.

Là các chữ: .............. 

TRẢ LỜI:

1. Điền et hoặc oet vào chỗ trống :                                             

em bé toét miệng cười;                          mùi khét;

cưa xoèn xoẹt.                                        xem xét

2. Viết lời giải câu đố vào chỗ trống:

        Để nguyên, ai cũng lặc lè

Bỏ nặng, thêm sắc - ngày hè chói chang.

Là chữ: 1. nặng   ;        2. nắng

         Có sắc - mọc ở xa gần

Có huyền - vuốt thẳng áo quần cho em.

Là chữ: 1. lá    ;      2. là

b)  Để nguyên - giữa đầu và mình

Đổi sang dấu ngã sẽ thành bữa ngon.

Là chữ: 1. cổ    ;      2. cỗ

      Không dấu - trời rét nằm cong

Thêm huyền - bay lả trên đồng quê ta,

      Có hỏi - xanh tươi mượt mà

Trâu bò vui gặm nhẩn nha từng đàn.

Là chữ: 1. co        ;      2. cò    ;      3. cỏ

Giaibaitap.me


Page 22

1. Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà, em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân.

2. Tập ghi trên phong bì thư

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 27

TRẢ LỜI

1. Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà, em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân.

Bài làm

Nha Trang, ngày 10 tháng 3 năm 2017

Chị Mai yêu quý của em !

Đã ba tháng rồi chị chưa về nhà, cả nhà mình nhớ chị nhiều lắm.

Em nghe mẹ nói chị vừa đi học vừa đi làm thêm, chắc chị vất vả lắm ? Chị học sắp xong chưa hả chị ? Khi nào học xong chị lại về nhà chơi với em, chị nhé !

Nhà mình ai cũng khỏe. Em chăm học lắm. Em muốn cố gắng để sau này được làm sinh viên như chị. Hôm qua em lại được cô giáo khen vở sạch chữ đẹp. Chị có vui không ? Khi về, chị lại mua sách đọc thêm cho em, chị nhé !

Em nhớ chị nhiều lắm. Mong chị sẽ nhanh nhanh về thăm nhà.

Yêu chị !

Em trai

Nguyễn Văn Nam

2. Tập ghi trên phong bì thư

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 27

Giaibaitap.me


Page 23

1. Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

a) (cong, coong)

chuông xe đạp kêu kính ......... ,vẽ đường ..........

b) (xong, xoong)

làm ......... việc, cái .........

2. Điền từ ngữ theo yêu cầu ở cột A vào chỗ trống ở cột B :

A

B

a) Từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s.

M : sông...................

- Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x. M : xào nấu,................
b) Từ ngữ có tiếng mang vần ươn. M : vườn,....................

- Từ ngữ có tiếng mang vần ương.

M : đường:...................

TRẢ LỜI:

1. Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

a) (cong, coong)

chuông xe đạp kêu kính coong, vẽ đường cong

b) (xong, xoong)

làm xong việc, cái xoong

2. Điền từ ngữ theo yêu cầu ở cột A vào chỗ trống ở cột B :

A

B

a) Từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s.

M : M : sông, suối, sữa chua, su su, …

- Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x. M : xào nấu, xấu xí, xinh xắn, xanh tươi, ...
b) Từ ngữ có tiếng mang vần ươn. M : vườn, lươn, bươn chải, vươn, tàu lượn, ....

- Từ ngữ có tiếng mang vần ương.

M : đường, tường, hương thơm, lương thực, sương, vương,...

Giaibaitap.me


Page 24

1. Viết lại những từ ngữ sau vào hai nhóm trong bảng : cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào.

a) Chỉ sự vật ở quê hương

b) Chỉ tình cảm đối với quê hương

M : cây đa,...............

M : gắn bó,...................

2. Gạch dưới những từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn sau :

Tây Nguyên là quê hương của tôi. Nơi đây, tôi đây lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng.

(quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn)

3. a) Gạch dưới những câu được viết theo mẫu Ai làm gì ? trong đoạn dưới đây:

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

b) Viết lại các câu Ai làm gì? vừa tìm được vào bảng sau:

Ai

làm gì ?

M : chúng tôi

rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, vừa béo, vừa bùi.

4. Chọn 3 trong 4 từ ngữ dưới đây để đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì ?

- bác nông dân : ..............  

- em trai tôi: ..............  

- những chú gà con: ..............  

- đàn cá: ..............  

 TRẢ LỜI:

1. Viết lại những từ ngữ sau vào hai nhóm trong bảng : cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngủi, tự hào.

a) Chỉ sự vật ở quê hương

b) Chỉ tình cảm đối với quê hương

M : cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường

M : gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào.

2. Gạch dưới những từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn sau :

Tây Nguyên là quê hương của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng.

(quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn)

3. a) Gạch dưới những câu được viết theo mẫu Ai làm gì ? trong đoạn dưới đây :

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi co để quét nhà, quét sân. Me đựng hạt giống đầy móm lá co, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mảnh cọ và làn co xuất khẩu. Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơỉ đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

b) Viết lại các câu Ai làm gì ? vừa tìm được vào bảng sau :

Ai

làm gì ?

M : chúng tôi

rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, vừa béo, vừa bùi.

Cha

làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân

Mẹ

đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

Chị tôi 

đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

4. Chọn 3 trong 4 từ ngữ dưới đây để đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì ?

- bác nông dân: Bác nông dân đang nhổ cỏ dưới ruộng.

- em trai tôi: Em trai tôi vừa mới đi đá bóng về.

- những chú gà con: Những chú gà con líu ríu chạy theo chân gà mẹ.

- đàn cá: Đàn cá tung tăng bơi lội trong hồ.

Giaibaitap.me


Page 25

1.  Điền vào chỗ trống :

a) s hoặc x

Một nhà ...... àn đơn ....... ơ vách nứa

Bốn bên ...... uối chảy, cá bơi vui

Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa

Ánh đèn khuya còn ...... áng lưng đồi.

b) ươn hoặc ương

Mồ hôi mà đổ xuống v ....

Dâu xanh lá tốt vấn v .... tơ tằm

Cá không an muối cá ....

Con cãi cha mẹ trăm đ.... con hư.

2. Tìm và ghi lại các tiếng trong bài chính tả Vẽ quê hương :

a) Bắt đầu bằng s :...

Bắt đầu bằng x: ....

b)  Có vần ươn: ....

Có vần ương: ....

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống :

a) s hoặc x

Một nhà sàn đơn vách nứa

Bốn bên suối chảy, cá bơi vui

Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa

Ánh đèn khuya còn sáng lưng đồi.

b) ươn hoặc ương

- Mồ hôi mà đổ xuống vườn

Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

- Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

2. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Vẽ quê hương :

a) Bắt đầu bằng s : sông.

Bắt đầu bằng x : xanh, xóm.

b) Có vần ươn: lượn.

Có vần ương : trường.

Giaibaitap.me


Page 26

Ghi lại các ý trả lời cho từng câu hỏi để tập nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở.

a) Quê em ở đâu ?

M : Quê em ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

(Hoặc : Quê em ở tận Hà Giang nhưng nơi em sinh ra và lớn lên lại là Hà Nội. Em muốn kể về khu Mỹ Đình của em ở Thủ đô thân yêu... )

b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ?

c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?

d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào?

TRẢ LỜI:

Ghi lại các ý trả lời cho từng câu hỏi để tập nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở.

a) Quê em ở đâu ?

Quê em ở quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ?

Quê em là một thành phố năng động, có nhiều công trình hiện đại và cây cối xanh tươi. Em yêu nhất là hàng cây xanh hai bên đường của thành phố mang tên Bác.

c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?

Buổi sáng, đoàn người đông nghịt, xe cộ chen chúc nhau trên đường phố. Buổi tối, ánh đèn đường tỏa sáng khắp mọi nơi, bên cạnh những tòa nhà cao tầng hiện đại có những ánh đèn đa sắc màu làm nhộn nhịp cả một thành phố trẻ.

d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào ?

Em tự hào vì phong cảnh của quê hương. Đi đâu xa, em cũng luôn nhớ về miền quê của mình.

Giaibaitap.me