Việt Nam tham gia Giờ Trái đất vào năm nào

Ý nghĩa và nguồn gốc sự kiện “Giờ Trái Đất”

Giờ Trái Đất ra đời khi nào?
Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney (Australia), số người tham gia chỉ có 2 triệu người. Giờ Trái Đất là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF - World Wildlife Fund), kêu gọi các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 20h30 đến 21h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm.
 

Biểu trưng chính thức của Giờ Trái Đất là gì?
Logo của chương trình Giờ Trái Đất được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện. Hiện nay logo của Giờ Trái Đất được thêm dấu "+" sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái Đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.
 

Mục đích của Giờ Trái Đất?
Giờ Trái đất nhằm khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau để chia sẻ những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững. Chiến dịch Giờ Trái Đất góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng, giảm thiểu khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu.

Đã có bao nhiêu quốc gia tham gia sự kiện Giờ Trái đất?


Giờ Trái Đất là sự kiện duy nhất, lớn nhất và có nhiều người tham gia nhất trên Trái Đất. Đến nay, chiến dịch Giờ Trái Đất đã nhận được sự hưởng ứng của hơn 7.000 thành phố thuộc 172 quốc gia trên thế giới với 2,2 tỷ người hưởng ứng trong đêm tắt đèn thông qua các mạng truyền thông xã hội. Việt Nam bắt đầu tham gia hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất từ năm 2008. 

Thông điệp của Giờ Trái Đất năm 2019 là gì? Khẩu hiệu của Chiến dịch Giờ Trái Đất 2019 là “Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ trái đất”.

Giờ Trái Đất có bắt buộc phải tắt hết các thiết bị điện?


Giờ Trái Đất chỉ yêu cầu mọi người tắt đèn không cần thiết trong một giờ, không tắt các đèn có ảnh hưởng đến an toàn công cộng. Giờ Trái Đất nhắc nhở mọi người tiết kiệm điện không chỉ trong 1 giờ đồng hồ của ngày này mà mọi người hãy tiết kiệm điện bất cứ lúc nào có thể để bảo vệ Trái Đất.

Tắt điện 1 giờ/ngày đáp ứng được nhu cầu điện trong bao nhiêu ngày?

Nếu bạn tắt đèn 1 giờ/ngày và dùng số tiền đó để xây đập thủy điện ta có thể đáp ứng nhu cầu điện toàn cầu trong khoảng thời gian là  8 tháng và 10 ngày (250 ngày).

Tại sao sự kiện Giờ Trái đất được tổ chức vào cuối tháng 3?
Vì đây là khoảng thời gian của Mùa Xuân và Mùa Thu, điểm phân trong bán cầu bắc và phía nam tương ứng, cho phép thời gian mặt trời lặn gần trùng hợp ngẫu nhiên trong cả hai bán cầu, qua đó đảm bảo tác động trực quan nhất cho sự kiện toàn cầu 'tắt đèn'.

Giờ trái đất 2019 sẽ được tổ chức vào ngày thứ Bảy 30 tháng 3, từ lúc 20:30 đến 9:30 theo múi giờ của địa phương.

Việt Nam tham gia Giờ Trái đất vào năm nào
In bài viết
Việt Nam tham gia Giờ Trái đất vào năm nào
Gửi mail
Việt Nam tham gia Giờ Trái đất vào năm nào
Lưu nội dung

10 năm chiến dịch Giờ trái đất tại Việt Nam và vai trò của EVN

Cách đây 10 năm (năm 2009), chiến dịch Giờ trái đất được phát động lần đầu tiên tại Việt Nam, với thông điệp “Tắt đèn, Bật tương lai” cùng sự tham gia của 6 thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Hội An, Huế và Nha Trang. Từ đó đến nay, mỗi năm chiến dịch đều được tổ chức nhằm lan tỏa, kết nối người dân khắp cả nước cùng chung tay giảm tác động của biến đổi khí hậu, với nhà tài trợ đồng hành chính là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Bảo vệ “ngôi nhà chung"

Thứ bảy, ngày 31/03/2007 - Sydney, một trong những thành phố náo nhiệt nhất nước Úc, đã khiến cả thế giới ngạc nhiên khi tắt đèn toàn thành phố và khởi đầu phong trào Giờ trái đất lần đầu tiên trên thế giới. Hơn 2,2 triệu cá nhân, công ty và tổ chức đã cùng tắt đèn trong một giờ đồng hồ để gửi thông điệp đến chính phủ Úc về mối quan tâm của họ đối với vấn đề biến đổi khí hậu.

Trong hơn một thập kỉ qua, khi chiến dịch Giờ trái đất do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) khởi xướng lan rộng đến các quốc gia và vùng lãnh thổ mới, thêm nhiều cộng đồng trên toàn thế giới đã cùng tham gia phong trào và nâng cao nhận thức về tầm ảnh hưởng rộng lớn của biến đổi khí hậu đến với người dân trên các châu lục.

Việt Nam tham gia Giờ Trái đất vào năm nào

Tại Việt Nam, chiến dịch Giờ trái đất đã truyền cảm hứng và khuyến khích hàng triệu người ủng hộ và tham gia - Ảnh: Thành Trung.

Tại Việt Nam, chiến dịch Giờ trái đất đã truyền cảm hứng và khuyến khích hàng triệu người ủng hộ và tham gia, thúc đẩy các bước tiến trong chính sách về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng. Từ 6 thành phố ban đầu: Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Hội An, Huế, và Nha Trang tham gia chiến dịch Giờ trái đất năm 2009, đến nay sự kiện này đã nhận được sự hưởng ứng của 63 tỉnh, thành phố, với sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là người dân cùng các phương tiện truyền thông.

Năm 2016, thành phố Huế đã được WWF công nhận là Thủ đô Giờ trái đất của Việt Nam. Đây là kết quả từ những nỗ lực của chính quyền thành phố và toàn thể người dân trong việc thực hiện các chính sách thân thiện môi trường, đẩy mạnh triển khai các sáng kiến tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường...

Trong số các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đồng hành cùng chiến dịch Giờ trái đất, không thể không nhắc đến vai trò của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhà tài trợ đồng hành chính của chiến dịch 10 năm liên tiếp.

EVN cam kết trách nhiệm bảo tồn tài nguyên quốc gia, bảo vệ môi trường

Cùng với nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế và sinh hoạt của nhân dân, EVN luôn ý thức rất rõ trách nhiệm của mình đối với xã hội và đang đi đầu trong việc thực hiện các giải pháp và tuyên truyền khai thác, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Từ năm 2009 đến nay, EVN đã có nhiều chương trình cụ thể đóng góp vào những hoạt động của chiến dịch như: Cam kết hỗ trợ thắp sáng hiệu quả và tiết kiệm cho 250 phòng học tại 5 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang và Lào Cai năm 2012, với tổng kinh phí trên 2,5 tỷ đồng. Cũng trong năm 2012, EVN đã hỗ trợ chi phí lắp đặt trên 39.200 bình nước nóng năng lượng mặt trời cho các hộ dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhằm thay thế các bình nước nóng dùng điện.

Việt Nam tham gia Giờ Trái đất vào năm nào

Trong 10 năm chiến dịch Giờ trái đất tại Việt Nam, EVN đã phát độngnhiều chương trình hưởng ứng chiến dịch - Ảnh: Thành Trung.

Tại các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An, từ năm 2014, EVN đã triển khai chương trình hỗ trợ nông dân trồng thanh long thay đèn tròn sợi đốt bằng đèn tiết kiệm điện. Dự kiến tháng 12/2018, EVN sẽ tổ chức thống kê số lượng đèn tiết kiệm điện đã đổi được của các hộ nông dân 3 tỉnh này. Đây là một trong những hoạt động nhằm tuyên truyền quảng bá về chủ trương của Chính phủ trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ngoài việc vận động bà con nông dân trồng thanh long hưởng ứng tham gia thực hiện thay đèn tròn sợi đốt bằng đèn tiết kiệm điện tại đất canh tác của mình, chương trình đồng thời mong muốn bà con thực hành việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, EVN cũng đã triển khai hàng loạt chương trình nhằm đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện và các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả trên phạm vi cả nước như: Chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện”; “Ấp, khu phố tiết kiệm điện”; “Giải pháp hỗ trợ Dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo mô hình ESCO”… Tất cả những chương trình này đều thể hiện rõ cam kết của EVN gắn việc phát triển bền vững doanh nghiệp với trách nhiệm bảo tồn tài nguyên quốc gia, bảo vệ môi trường.

Năm 2018, EVN tiếp tục là nhà tài trợ đồng hành chính chiến dịch Giờ trái đất tại Việt Nam với kỳ vọng sẽ cổ động, lan tỏa thông điệp “Hôm nay tôi sống xanh hơn” đến đông đảo cộng đồng trên cả nước, cùng chung tay vào việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, EVN luôn ý thức rất rõ trách nhiệm của mình đối với xã hội, cộng đồng trong việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, đây cũng là lý do EVN là nhà tài trợ đồng hành chính của chiến dịch Giờ trái đất trong 10 năm. Năm nay,Tập đoàn có rất nhiều chương trình, hoạt động trong suốt tháng 3/2018 để hưởng ứng và cổ vũ Giờ trái đất 2018. Cụ thể, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị điện lực trên toàn quốc phối hợp với các địa phương thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho chiến dịch.

Bên cạnh đó, EVN cũng kêu gọi, động viên toàn thể CBCNV trong toàn Tập đoàn tự giác thực hiện tắt các đèn chiếu sáng và thiết bị điện không cần thiết tại trụ sở đơn vị và tại gia đình trong thời gian diễn ra sự kiện chính của Giờ trái đất 2018. Đặc biệt, lực lượng trẻ đến từ Đoàn thanh niên EVN và các đơn vị trực thuộc sẽ chung tay cùng các bạn trẻ khắp nơi trên mọi miền đất nước tuyên truyền và hành động để bảo vệ “mái nhà chung”, vì một thế giới tươi đẹp cho chúng ta và các thế hệ tương lai.

“Hy vọng sự tham gia của EVN sẽ góp phần vào thành công chung của chiến dịch, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, góp phần tích cực trong việc thực thi hiệu quả chính sách quốc gia của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, ông Ngô Sơn Hải cho biết thêm.

Đến hẹn lại lên, ngày thứ bảy tới, 24/03/2018, từ 20h30 – 21h30, thêm một lần nữa, hàng triệu người dân trên cả nước sẽ lại cùng đoàn kết để giảm thiểu biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng.


  • 15/03/2018 10:37
  • Ngọc Tuấn
  • Giờ trái đất,tiết kiệm năng lượng,biến đổi khí hậu,EVN,


Tin liên quan

  • EVNSPC: 1 ngày không sử dụng thang máy hưởng ứng Giờ trái đất 2018 (13/03/2018)
  • Học sinh trường THPT Chu Văn An hành động để sống xanh (12/03/2018)
  • EVNHCMC: Nhiều hoạt động hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất 2018 (12/03/2018)
  • Cán bộ, đoàn viên, sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội cam kết tắt đèn hưởng ứng Giờ trái đất 2018 (10/03/2018)
  • Giờ trái đất 2018: Hà Nội tăng cường tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế các bon thấp (08/03/2018)
  • EVN: Lan tỏa thông điệp “sống xanh” (07/03/2018)
  • Hà Nội cam kết hưởng ứng Giờ trái đất 2018 (04/03/2018)
  • Khởi động Chiến dịch Giờ trái đất 2018: Hôm nay tôi sống xanh hơn (03/03/2018)
  • Thư kêu gọi toàn thể CBNV EVN tham gia hưởng ứng Giờ trái đất 2018 (02/03/2018)
  • Khởi động chiến dịch Giờ trái đất 2018 (01/03/2018)
  • Bộ nhận diện Giờ trái đất 2018 (01/03/2018)


Các Tin khác

  • Ngành Điện TP. HCM góp phần xây dựng đô thị thông minh (14/03/2018)
  • Điện lực Bình Minh: Phát động chương trình Ấp - khóm văn hóa tiết kiệm điện năm 2018 (14/03/2018)
  • EVNHCMC: Chương trình thi đua Gia đình tiết kiệm điện năm 2018 (13/03/2018)
  • EVNSPC: 1 ngày không sử dụng thang máy hưởng ứng Giờ trái đất 2018 (13/03/2018)
  • EVNSPC: 2 tháng tiết kiệm trên 220 triệu kWh điện (13/03/2018)
  • EVNHCMC: Nhiều hoạt động hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất 2018 (12/03/2018)
  • Cấp điện phục vụ thi công Nhà máy điện mặt trời Phong Điền (08/03/2018)
  • EVN: Lan tỏa thông điệp “sống xanh” (07/03/2018)
  • CGC đưa vào sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời áp mái (03/03/2018)
  • Thư kêu gọi toàn thể CBNV EVN tham gia hưởng ứng Giờ trái đất 2018 (02/03/2018)