Viết bài tập làm văn số 7 lớp 6 đề 2

Đề 1. Tuổi trẻ và tương lai đất nước.

a. Mở bài

- Nêu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.

- Dẫn dắt câu "Non sông Việt Nam..."

b. Thân bài

- Giải thích thế nào là tuổi trẻ:

      + Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, học sinh, đang được trang bị kiến thức.

      + Tuổi trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước.

- Vì sao thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước:

      + Thanh niên là thế hệ tiếp tục bảo vệ xây dựng đất nước sau này

      + Thế hệ trẻ càng nhiều kiến thức đất nước càng đi lên.

      + Thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức sẽ làm tương lai phát triển đất nước.

→ Muốn sánh vai với các cường quốc thì nhờ công học tập của thế hệ trẻ hiện nay.

- Thực tế đã chứng minh việc học tập của thế hệ trẻ tác động đến tương lai đất nước:

      + Những người chăm chỉ học tập rèn luyện khi còn trẻ thì sau này cống hiến cho đất nước.

       • Trước đây những người như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện tập, trưởng thành lập được những chiến công làm rạng danh đất nước.

       • Ngày nay: Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng,..

      + Từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong:

       • Trong chiến tranh: chiến đấu bảo vệ tổ quốc

       • Trong thời bình: học tập rèn luyện, nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế,..

       • Các thế hệ học sinh, sinh viên hiện nay đang ra sức học tập rèn luyện để phát triển đất nước.

- Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ

      + Đảng và nhà nước cần có chính sách ưu đãi và quan tâm hơn nữa để thế hệ trẻ phát huy được thế mạnh của mình

      + Mỗi người trẻ cần tự nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình.

c. Kết bài

- Khẳng định tầm quan trọng của thế hệ trẻ

- Liên hệ bản thân, rút ra bài học.

Đề 2. Văn học và tình thương.

a. Mở bài:

- Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lí của dân tộc ta.

- Văn học luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái đồng thời cũng lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người.

b. Thân bài

- Giải thích: Văn học là gì? tình thương là gì?

      + Văn học là một môn nghệ thuật dùng ngôn ngữ để tái hiện đời sống..

      + Tình thương là một trong những đức tính tốt đẹp của con người

→ Mối quan hệ giữa văn học và tình thương

      + Theo Hoài Thanh: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người.

      + Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương và lòng nhân ái của con người.

- Văn học ca ngợi lòng nhân ái

      + Trước hết là những tình cảm ruột thịt trong mỗi gia đình: Cha mẹ yêu thương, hết lòng, hi sinh vì con cái. Con cái hiếu thảo, yêu thương, kính trọng cha mẹ. Anh chị em ruột thịt yêu thương, đùm bọc nhau. (lão Hạc, bé Hồng, chị Dậu, cái Tí-thằng Dần)

      + Tình làng nghĩa xóm.(ông giáo với lão Hạc, bà lão láng giềng với gia đình chị Dậu...)

      + Tình đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò: 3 nhân vật họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng.

- Văn học phê phán những kẻ thờ ơ hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người

      + Những kẻ thiếu tình thương ngay trong gia đình.(bà cô bé Hồng trong Trong lòng mẹ, ông bố nghiện ngập trong Cô bé bán diêm..).

      + Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội. (vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn, những người qua đường đêm giao thừa trong Cồ bé bán diêm..).

c. Kết bài

- Khắng định mối quan hệ giữa văn học và tình thương.

- Liên hệ bản thân em, văn học đã giúp em có những tình cảm và cảm xúc như thế nào?

Đề 3. Hãy nói không với các tệ nạn.

a. Mở bài

- Ngày nay xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.

- Những tệ nạn xã hội ấy nguy hại đến cuộc sống của mỗi người dân và của cả cộng đồng. Vì vậy cần phải loại trừ các tệ nạn đó.

b. Thân bài

- Tệ nạn xã hội là gì – Tại sao phải nói "không" với tệ nạn xã hội.

      + Cờ bạc, thuốc lá, ma túy là những thói hư tật xấu gây tác hại ghê gớm với con người và cả xã hội.

      + Chúng là mối nguy cơ với cả đất nước.

- Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội

      + Do bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê → lâu dần dẫn tới nghiện..

      + Do tò mò, a dua, học đòi …

- Tác hại của những tệ nạn đó

      + Cờ bạc: khiến con người mất sức khỏe, tiền bạc, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, gây ra các nạn trộm cắp, cướp giết,..

      + Thuốc lá: khói thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân người hút và cả những người xung quanh, tiêu tốn tiền bạc,..

      + Ma túy: là chất kích thích khiến người ta rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng, khiến sức khỏe suy kiệt. Nghiện ma túy sẽ dẫn tới làm mất danh dự, nhân phẩm, đạo đức của mình vì sẽ rơi vào trộm cắp, cướp của để lấy tiền thỏa mãn cơn nghiện,..

c. Kết bài: Cần nói không với các tệ nạn.

Viết bài tập làm văn số 7 lớp 6 hay và chi tiết nhất là tâm huyết biên soạn của đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn văn trên toàn quốc. Đảm báo chính xác, dễ hiểu giúp các em nắm được các bước để có một bài viết tập làm văn số 7 hay.

Viết bài tập làm văn số 7 lớp 6 hay và chi tiết nhất thuộc: Bài 28 SGK ngữ văn 6

Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 7 lớp 6: Văn miêu tả sáng tạo

Câu 1. Đề 1: Tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em.

Đề 1: Tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em.

Mở bài: Giới thiệu phiên chợ ý ở đâu? Vào ngày nào? (Chợ Canh, vào ngày 15 hàng tháng).

* Thân bài:

- Không gian: thoáng đãng, những cơn gió nhè nhẹ lươt qua.

- Khi mặt trời nhô dần lên

- Các cô bán cá cười đùa vui vẻ với khách.

- Mấy bác hàng rau gọi í ới người mua.

- Các chị bán hoa quả thì luôn tay cân những túi hoa quả đẹp và chất lượng…

 - Những người đi chợ họ trò chuyền ríu rít, họ mặc cả thật điêu luyện để có những thứ mình thích nhưng với giá rẻ hơn với người khác.

- Tầm trưa, chợ vãn, các cô bác lại xếp những gì còn chưa bán hết để vào thúng chở về.

* Kết bài: Cảm xúc của em đối với phiên chợ đó ra sao?

Đề 2: Từ bài văn "Lao xao" của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.

* Mở bài: Giới thiệu khu vườn đó (miệt vườn của ông nội em trồng ở quê).

* Thân bài:

- Cảnh vật bao quát khu vườn.

- Trong vườn có rất nhiều loại cây:

+, Cây na đang đến mùa ra quả.

+, Qủa sầu riêng thơm phưng phức .

+, Những trái chôm chôm đỏ

+, Em như lạc vào xứ sở của các loại trái cây.

* Kết bài: Cảm xúc của em đố với vườn cây (vui vẻ và mỗi lần thích là em lại ra vườn hái quả ăn).

Đề 3: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của em.

* Mở bài: Giới thiệu về người định tả.

* Thân bài:

- Tả về hoàn cảnh em gặp ông Tiên (giấc mơ).

- Hình dáng: cao.

- Khuôn mặt phúc hậu.

- Đôi mắt sáng ngời.

- Miệng ông luôn nở nụ cười

- Tóc và râu bạc như cước

- Tay luôn cầm cái phất trần đi cứu giúp mọi người.

- Giọng nói ông nhẹ nhàng

- Hành động: Ông Tiên đã giúp một em bé có thuốc để về cứu mẹ (tả thêm một vài chi tiết).

* Kết bài:

Cảm nghĩ của em đối với ông Tiên.

Đề 4: Tả một nhân vật có hành động và ngoại hình khác thường:

Mở bài: Giới thiệu về người em định tả (gặp ở đâu? Lúc nào?): Chủ nhật, bố mẹ cho em đi xem một chương trình quyên góp cho trẻ em khuyết tật. Em nhìn thấy bạn A (con trai).

* Thân bài:

- Ngoại hình

+, Bạn ý bằng tuổi em nhưng chỉ bé như học sinh lớp 1.

+, Đôi tay bạn không được lành lặn và đôi chân của bạn cũng vậy.

+, Gương mặt bạn toát lên vẻ trong sáng và hồn nhiên.

+, Bạn luôn nở một nụ cười tươi rói.

- Tính cách:

+, Bạn hòa đồng, dễ gần

+, Rất sôi nổi.

- Hoạt động: Bạn là ca sĩ hát chính cho đêm từ thiện đó. Bạn hát rất hay, từng câu chữ đều mang đến cho người nghe sự ấm nóng, tình thương.

* Kết bài: Cảm xúc của em với cậu bạn đó.

Viết bài tập làm văn số 7 lớp 6 hay và chi tiết nhất được đăng ở chuyên mục soạn văn 6 và biên soạn theo sách ngữ văn lớp 6. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Ngữ Văn tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.