Viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi

Viêm tai giữa ứ dịch là bệnh dễ tái phát, diễn biến âm ỉ. Do không có triệu chứng cấp tính, không thoát dịch ra ngoài nên rất khó phát hiện ra bệnh. Vậy viêm tai giữa ứ dịch có tự khỏi không, dưới đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho băn khoăn này.

1. Thế nào là viêm tai giữa ứ dịch

Viêm tai giữa ứ dịch là tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa xảy ra do màng nhĩ bị thu hẹp hoặc đóng kín làm dịch bị ứ đọng ở sau màng tai. Dịch này có thể là dịch nhầy, thanh dịch hoặc dịch keo; gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

1.1. Nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa ứ dịch

Bệnh viêm tai giữa ứ dịch chủ yếu xảy ra do các nguyên nhân sau:

- Cấu tạo của tai

Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở trẻ em có cấu trúc và chức năng ống eustachian ngắn hoặc chưa hoàn thiện nên dễ bị viêm tai giữa ứ dịch.

Tắc vòi nhĩ là một trong các nguyên nhân chính gây viêm tai giữa ứ dịch

- Sự xâm nhập của vi khuẩn

Khi các vi khuẩn như Diphtheroids, Haemophilus influenzae, Staphylococcus pneumonia,… tấn công tai có thể gây ra bệnh.

- Hoạt động thể thao

Tham gia một số hoạt động thể thao như lặn, bơi lội,... khiến cho áp suất bên ngoài và bên trong tai mất cân bằng.

- Môi trường sống

Môi trường sống có chứa nhiều chất hóa học độc hại, bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ với bệnh viêm tai giữa ứ dịch.

- Tư thế nằm

Hay nằm ngửa có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh tấn công tai.

- Vòi nhĩ bị tắc

Khi vòi nhĩ bị tắc cũng rất dễ gây ra tình trạng ứ đọng dịch trong tai giữa.

1.2. Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa ứ dịch

Những người bị viêm tai giữa ứ dịch thường có các triệu chứng như:

- Cảm thấy đau nhức ở trong tai: do dịch tích tụ trong tai không chảy ra ngoài được nên người bệnh thường xuyên có cảm giác đau tai ở các mức độ khác nhau, rất khó chịu.

- Cảm giác đầy và nặng tai: sự tích tụ của dịch ở bên trong tai khiến cho người bệnh cảm thấy ngay ngoài ống tai như có nước chảy giống như tiếng mạch đập hoặc mỗi khi nói cứ như nghe thấy tiếng vang lên trong tai.

- Suy giảm thính lực: sự ứ đọng dịch ở vùng tai giữa làm giảm sút khả năng nghe. Đặc biệt, trẻ nhỏ bị bệnh này sẽ có phản ứng chậm với âm thanh nên ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ và học hành.

Bên cạnh các triệu chứng trên đây thì người bệnh còn có hiện tượng sốt cao, mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi,...

1.3. Mức độ nguy hiểm của viêm tai giữa ứ dịch

Khi tìm hiểu viêm tai giữa ứ dịch có tự khỏi không cũng có rất nhiều người băn khoăn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Về lâu dài, nếu không được phát hiện để chữa trị kịp thời thì viêm tai giữa ứ dịch có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, gồm:

Viêm tai giữa ứ dịch không điều trị sớm có thể biến chứng làm mất khả năng nghe

- Viêm tai giữa mãn tính, màng nhĩ xanh vô căn, xơ nhĩ, xẹp nhĩ,...

- Ứ dịch ở tai nên suy giảm thính lực, ảnh hưởng đến công việc, học hành và khả năng phát triển ngôn ngữ.

- Suy giảm thính lực lâu dài, thậm chí còn có nguy cơ điếc vĩnh viễn.

2. Liệu viêm tai giữa ứ dịch có tự khỏi không

2.1. Khả năng tự khỏi của bệnh viêm tai giữa ứ dịch

Rất nhiều người vì băn khoăn viêm tai giữa ứ dịch có tự khỏi không nên thường chờ đợi, tốn thời gian tìm hiểu, để bệnh kéo dài gây ra những biến chứng nguy hiểm. Về băn khoăn này chúng tôi xin được trả lời như sau: viêm tai giữa ứ dịch không có khả năng tự khỏi.

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này, kèm theo nói là khả năng khỏi bệnh như sau:

- Viêm tai ứ dịch do vi khuẩn gây nên: chỉ có thể khỏi khi người bệnh khi có được phác đồ điều trị đúng. Theo đó, chỉ khi loại bỏ được tác nhân gây bệnh thì tình trạng ứ đọng dịch mới được cải thiện và chấm dứt.

- Viêm tai ứ dịch do cấu trúc tai: chỉ khỏi bệnh khi có sự kết hợp giữa phương pháp điều trị nội khoa với ngoại khoa.

2.2. Thời gian khỏi bệnh viêm tai giữa ứ dịch là bao lâu

Như đã nói ở trên, viêm tai giữa ứ dịch có tự khỏi không thì có thể kết luận là bệnh không thể tự khỏi được mà cần tới sự can thiệp về y tế thì mới đạt được mục đích mong muốn. Tuy nhiên, thời gian khỏi bệnh là bao lâu thì không trường hợp nào giống trường hợp nào vì nó còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa giúp bạn có câu trả lời chính xác viêm tai giữa ứ dịch có tự khỏi không

- Sức đề kháng

Những người có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ có sức đề kháng tốt nhờ đó mà bệnh cũng dễ cải thiện hơn.

- Mức độ bệnh

Người bị viêm tai giữa ứ dịch ở mức độ nhẹ chỉ cần dùng kháng sinh điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ nhưng khi bệnh ở mức độ nặng thì sẽ phải can thiệp bằng các phương pháp khác, thời gian khỏi bệnh vì thế sẽ có sự khác nhau.

- Nguyên nhân gây ra bệnh

Chỉ khi tìm ra được nguyên nhân viêm tai giữa ở từng bệnh nhân thì mới tìm được hướng điều trị phù hợp và khi đó bệnh mới khỏi. Cũng chính điều này khiến cho phác đồ điều trị của mỗi bệnh nhân không giống nhau và thời gian khỏi bệnh cũng sẽ có sự khác nhau.

Như vậy có thể thấy người bệnh không nên cứ mải mê tìm kiếm viêm tai giữa ứ dịch có tự khỏi không vì bệnh chỉ có thể khỏi khi có được một phác đồ trị bệnh hợp lý và hiệu quả từ bác sĩ tai mũi họng. Bên cạnh điều ấy thì sự nghiêm túc của bệnh nhân trong quá trình thực hiện chỉ định điều trị của bác sĩ cũng ảnh hưởng đến kết quả đẩy lùi bệnh. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh rất dễ tái phát, thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Để sớm khỏi viêm tai giữa ứ dịch thì cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Dù điều trị dựa trên phác đồ nào thì cũng cần phải đạt được mục tiêu: khôi phục thính lực cho bệnh nhân, ngăn chặn nguy cơ tiến triển sang bệnh lý mãn tính khác, ngăn ngừa xảy ra các đợt viêm tai giữa cấp tính.

Nếu đang nghi ngờ về triệu chứng viêm tai giữa ứ dịch, tốt nhất bạn đừng nên chần chừ do dự mà hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa hoặc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để bác sĩ tai mũi họng thăm khám và chẩn đoán đúng. Việc làm này sẽ giúp bạn sớm khỏi bệnh và tránh được những biến chứng không đáng có. Mọi sự hỗ trợ về y tế để đối phó với bệnh lý này, chỉ cần liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ hiệu quả và chính xác từ chuyên viên y tế của bệnh viện.

Viêm tai giữa điều trị bao lâu là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh viêm tai giữa nếu không chữa sớm và dứt điểm có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về viêm tai giữa và cách điều trị như thế nào để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!

Viêm tai giữa là hiện tượng tai xuất hiện các dịch nhầy phần giữa tai do sự tấn công của vi khuẩn, khiến tai đau nhức và sưng. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị viêm tai giữa còn xuất hiện những biểu hiện như sốt, nôn mửa, giảm khả năng nghe,…

Viêm tai giữa nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể làm mất hoàn toàn khả năng nghe của người bệnh. 

Mỗi loại viêm tai giữa thì lại có thời gian cũng như cách điều trị khác nhau. Theo các chuyên gia thì viêm tai giữa được chia làm hai dạng sau:

  • Viêm tai giữa cấp tính: Các trường hợp người bệnh có tình trạng tràn dịch, kéo theo các dấu hiệu khác như đau, sưng, sốt, khó chịu,… bệnh thường kéo dài dưới 4 tuần.
  • Viêm tai giữa mãn tính: Khi này mủ tai giữa đã chảy nhiều, thời gian kéo dài từ 6 đến 12 tuần. Ngoài các dấu hiệu thông thường, viêm tai giữa còn có thể gây ra một số biến chứng khác như khiếm thính, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng hộp sọ, có thể dẫn tới tử vong.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì viêm tai giữa cấp tính sẽ tiến triển thành viêm tai giữa mãn tính

Bên cạnh việc đó, viêm tai giữa điều trị bao lâu cũng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, đối tượng mắc bệnh.

  • Đối tượng người bệnh là trẻ em: Viêm tai giữa là một bệnh lý rất phổ biến ở trẻ em vậy nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng khi con rơi vào tình trạng này. Với những bé đã trên 6 tháng tuổi thì cha mẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà cho bé bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể kết hợp thêm một vài biện pháp chăm sóc cho trẻ để bé nhanh khỏi bệnh như cho bé nghỉ ngơi, bể sung nước thường xuyên cho trẻ,…

Sau khi áp dụng các biện pháp trên mà bệnh viêm tai giữa của bé vẫn chưa được khỏi thì cha mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế uy tín gần nhất để bác sĩ kịp thời thăm khám cho bé.

  • Đối tượng người bệnh là người lớn: Nếu đối tượng là người lớn thì việc điều trị sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. Khi phát hiện mình bị viêm tai giữa, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,…để điều trị bệnh. 

Tuy nhiên, với những trường hợp bị nặng, viêm tai kéo dài nhiều ngày không khỏi thì người bệnh nên tới các cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Đối với những trường hợp bị viêm tai giữa nhẹ, nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách thì chỉ cần sau vài ngày đến một tháng là bệnh có thể hết. Xong với những trường hợp nặng thì việc điều trị cũng sẽ phức tạp hơn, do đó viêm tai giữa điều trị bao lâu phụ thuộc vào từng phác đồ điều trị của mỗi bệnh nhân. 

Viêm tai giữa thật sự không quá nguy hiểm nhưng người bệnh cũng không nên vì vậy mà thờ ơ với bệnh lý này. Bệnh nhân nên chú ý lựa chọn cho mình các cách điều trị phù hợp để chữa trị dứt điểm, tránh việc bệnh bị tái phát. 

Lựa chọn cho bản thân phương pháp điều trị phù hợp là điều hết sức quan trọng đối với bất kỳ bệnh nhân bị viêm tai giữa nào. Dưới đây là một số cách trị dứt điểm viêm tai giữa mà người bệnh có thể tham khảo:

Với phương pháp này, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những liệu pháp điều trị khác nhau. 

Nhưng nhìn chung, các phương pháp Tây y sẽ đều tập trung chữa trị các triệu chứng mà viêm tai giữa mang lại để khiến người bệnh có thể cảm thấy đỡ khó chịu hơn. 

Điều trị viêm tai giữa bằng thuốc Tây là phương pháp tiện lợi nhất, được nhiều người ưa chuộng

Sử dụng thuốc Tây chữa viêm tai giữa nhanh chóng

Với những bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ như sốt, ho, mưng mủ,… sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm phát triển. Một số loại thuốc phổ biến thường được sử dụng trong giai đoạn này như: 

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh theo đường uống hoặc tiêm đều có thể sử dụng cho bệnh nhân bị viêm tai giữa. Kháng sinh có tác dụng làm giảm và tiêu diệt sự lây lan của nấm, vi khuẩn, làm lành các vết tổn thương và dần giúp phục hồi thính lực. 

Có rất nhiều các nhóm kháng sinh khác nhau. Nhưng theo lời khuyên của bác sĩ, bệnh nhân bị viêm tai giữa nên lựa chọn các loại kháng sinh thuộc nhóm beta – lactam, macrolid, quinolon, aminoglycoside. 

Khi sử dụng kháng sinh, bệnh nhân chú ý sử dụng theo đúng liều lượng bác sĩ đã kê. Việc sử dụng thiếu liều lượng hay lạm dụng thuốc kháng sinh đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Khi này, bệnh viêm tai giữa không những bị chữa khỏi mà có thể ngày càng nặng hơn và kèm theo nhiều bệnh lý khác. 

Nếu đối tượng sử dụng thuốc kháng sinh là trẻ nhỏ thì cha mẹ nên đặc biệt chú ý tới những biểu hiện của bé khi sử dụng thuốc. Khi bé có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế uy tín gần nhất để bác sĩ thăm khám kịp thời cho trẻ. 

  • Thuốc chống viêm: Các loại thuốc chống viêm như Corticoid, NSAIDs thường được bác sĩ chỉ định sử dụng đối với bệnh nhân bị viêm tai giữa. Các loại thuốc này có khả năng chống viêm mạnh, giảm đau và hạ sốt.

Khi sử dụng kháng sinh bệnh nhân nên sử dụng kết hợp các loại thuốc chống viêm này để có thể tăng hiệu quả chữa bệnh của kháng sinh, bên cạnh đó giúp phục hồi vết thương nhanh chóng. 

Tuy nhiên, đây là các loại thuốc có đặc tính khá mạnh, người bệnh cần phải sử dụng cẩn thận, đặc biệt tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Từ đó có thể hạn chế tối đa những tác dụng phụ mà thuốc gây ra. 

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Tai bị đau, sưng kèm theo sốt nhẹ là biểu hiện  phổ biến nhất của bệnh viêm tai giữa. Do vậy, bên cạnh các loại thuốc trên thì bệnh nhân sẽ thường được kê thêm thuốc giảm đau, hạ sốt để người bệnh có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh nên tránh các loại đồ uống có cồn vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. 

Bên cạnh thuốc uống, bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc điều trị tại chỗ sau để có thể trị dứt điểm viêm tai giữa: 

  • Thuốc nhỏ tai: Các loại thuốc này sẽ giúp giảm đau, tăng khả năng sát khuẩn. Người bệnh nên lựa chọn các loại thuốc nhỏ tai có độ an toàn cao như effexin và rifamycin, nhẹ dịu và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
  • Thuốc nhỏ mũi: Nếu không có thuốc nhỏ tai thì bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi nhẹ. Sử dụng thuốc sẽ giúp giảm tình trạng phù nề, làm sạch và đảm bảo sự thông thoáng cho tai. 

Đặt ống thông màng nhĩ

Việc đặt một ống thông nhỏ giữa tai ngoài và tai giữa có tác dụng tạo một lỗ thủng ở màng nhĩ từ đó Nhật, Hàn, Mỹ,… Bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của phương pháp này. Khi ống thông được tháo ra thì lỗ thủng màng nhĩ cũng sẽ được lành rất nhanh chóng, không để lại bất cứ biến chứng gì. Tuy nhiên chi phí bỏ ra để thực hiện phương pháp này là không rẻ, bệnh nhân nên cân nhắc kỹ và tham khảo trước ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành đặt ống thông. 

Ngoài việc sử dụng phương pháp Tây y, bệnh nhân cũng có thể tham khảo kết hợp các phương pháp điều trị khác để bệnh có thể nhanh chóng được cải thiện. Nhờ đó, viêm tai giữa bao lâu khỏi sẽ không còn là câu hỏi quá khó nữa. 

Nhiều người bệnh lo lắng việc sử dụng thuốc Tây sẽ có tác dụng phụ có thể tham khảo các mẹo dân gian được lưu truyền

Các bài thuốc dân gian từ lâu đã được rất nhiều người tin tưởng và thực hiện. Hầu hết đây đều là các bài thuốc được đúc kết, chọn lọc qua nhiều thế hệ khác nhau và chủ yếu sử dụng các dược liệu tự nhiên nên có tính an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng. Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản để người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà: 

Bài thuốc 1:

  • Dùng 1-2 nắm lá rau diếp cá tươi cùng với 2-3 quả táo đỏ đã rửa sạch, cho vào nồi rồi đem sắc cùng một lít nước. 
  • Đun nồi nước với lửa nhỏ tới khi nào nước cạn còn lại một nửa thì tắt bếp.
  •  Để nước nguội bớt rồi bỏ vào bình uống thay nước mỗi ngày. 

Bài thuốc số 2:

  •  Lá hẹ hái lấy một nắm nhỏ rồi đem rửa sạch với nước sau đó xay hoặc giã nát để vắt lấy phần nước cốt. 
  • Bơm trực tiếp phàn nước hẹ đó vào tai mỗi lần 2-3 giọt. 

Sở dĩ lá hẹ có tính nhiệt, hơi chua cay nên khi đi vào tai sẽ giúp tiêu viêm, giảm sưng rất tốt.

Bài thuốc số 3: 

Cây sống đời sẽ là câu trả lời tiếp theo cho loạt câu hỏi viêm tai giữa và cách chữa trị bởi sống đời có khả năng giải nhiệt, giảm cảm giác nóng rát.

  • Bệnh nhân bị viêm tai giữa chỉ cần hái lấy một nắm lá cây này, rửa sạch và nghiền thật nhỏ, vắt lấy nước rồi dùng ngay dung dịch này để nhỏ vào tai. 
  • Mỗi lần chỉ nên nhỏ 2-3 giọt, cố gắng duy trì nhỏ trừ 8-10 ngày bệnh nhân sẽ thấy bệnh được cải thiện đáng kể. 

Bài thuốc số 4: 

  • Người bệnh chuẩn bị đầy đủ cam thảo, kinh giới, ngân hoa, xương bồ, cây hoa xuyến chi, liên kiều rồi trộn chung tất cả lại và đem đun sôi cùng nước.
  • Quan sát thấy khi nào nước trong nồi giảm còn một nửa là có thể tắt bếp. 
  • Sử dụng chỗ nước đun được uống hàng ngày thay nước, uống đều đặn trong vòng 10-12 ngày.

Bài thuốc số 5: 

  • Ngũ bội tử, phèn chua mỗi vị 50g rồi trộn chung lại và cho lên một miếng sắt sạch đã chuẩn bị trước. 
  • Đun miếng sắt trên lửa đến khi nào phèn chua chảy hết ra và quyện vào ngũ bội thì tắt bếp. 
  • Sau khi đã thu được hỗn hợp trên thì đem nghiền thật nhiễm rồi cho vào lọ có đậy nắp kín để bảo quản được lâu. 
  • Cách sử dụng rất đơn giản, chỉ cần lấy một ít bột trên vào một mẩu giấy sạch, cuộn thành hình phễu, đặt vào tai và thổi nhẹ để thuốc bay vào tai. 

Chỉ nên lấy một lượng bột nhỏ và thổi thật nhẹ nhàng để tránh tình trạng bột bay quá nhiều vào tai. Bài thuốc chỉ nên áp dụng khi tai xuất hiện hiện tượng tràn dịch, mưng mủ. 

Các bác sĩ nhận xét rằng viêm tai giữa chữa trị bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tình trạng bệnh, sức đề kháng, phương pháp chữa,..

Ngoài việc lựa chọn cho mình một phương pháp điều trị phù hợp thì những điều xung quanh cần chú ý về viêm tai giữa cũng hết sức cần thiết. Bệnh nhân nên tìm hiểu thêm một số biện pháp để phòng tránh, hạn chế biến chứng cũng như giúp hiệu quả điều trị đạt được tốt nhất. 

Viêm tai giữa điều trị bao lâu và điều trị như thế nào để có được hiệu quả tốt nhất giờ đây chắc hẳn đã có thể được trả lời một cách dễ dàng. Bệnh viêm tai giữa thật sự không quá nghiêm trọng nhưng người bệnh cũng không nên thấy vậy mà thờ ơ. Bệnh nhân nên chú ý điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa để luôn có được sức khoẻ tốt.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Video liên quan

Chủ đề