Vì sao cây vải thiều đặc trưng của miền Bắc khi đưa vào miền nam trồng không ra hoa

(TBTCO) - Từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7/2022 là thời điểm thu hoạch rộ vải thiều. Các bộ, ngành, địa phương đã có sự chuẩn bị sớm để đảm bảo đầu ra cho quả vải, đặc biệt chủ động đổi mới sáng tạo trong công tác xúc tiến thương mại nhằm đưa sản phẩm chinh phục các thị trường khó tính.

Nhìn vào kế hoạch tiêu thụ vải thiều năm 2022 của Bắc Giang và Hải Dương cho thấy, khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, linh hoạt của chính quyền địa phương, nhất là trong công tác xúc tiến thương mại thì việc tiêu thụ nông sản sẽ thuận lợi hơn.

Năm 2022, dự kiến tổng sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang tiêu thụ trong nước khoảng 108.000 tấn, chiếm tỷ lệ 60%; xuất khẩu khoảng 72.000 tấn, chiếm tỷ lệ 40%. Ông Phan Thế Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, để hỗ trợ bà con tiêu thụ, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã sớm ban hành kế hoạch xúc tiến tiêu thụ vải thiều để các ngành, các địa phương chủ động từ khâu sản xuất, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ. Theo đó, tỉnh Bắc Giang đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tiếp tục quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn triển khai sản xuất, chế biến nông sản, vải thiều đáp ứng quy định của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Đồng thời, hướng dẫn tỉnh Bắc Giang thực hiện quy trình sản xuất, quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng bảo đảm các điều kiện an toàn thực phẩm; thông tin về hàng rào kỹ thuật và các điều kiện, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vải thiều vào các thị trường nước ngoài.

Để việc tiêu thụ vải thiều được thuận lợi, các địa phương cũng xác định phải coi trọng khai thác tối đa thị trường trong nước.

Đặc biệt, mới đây tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại gần 80 điểm cầu, trong đó kết nối 13 điểm cầu quốc tế, gồm các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Singapore, Thái Lan, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Đây là một trong nhiều hoạt động tiêu biểu trong công tác xúc tiến thương mại cho sản phẩm vải thiều của Bắc Giang.

Tương tự Bắc Giang, ngay từ đầu năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương đã đánh giá và dự kiến sản lượng vải thiều khá lớn, tăng 10% so với năm 2021. Theo Sở NN&PTNT Hải Dương, năm 2022, huyện Thanh Hà trồng khoảng 3.300 ha vải, trong đó có 1.600 ha vải sớm, còn lại là vải chính vụ. Do đó, Sở NN&PTNT Hải Dương đã phối hợp với các sở ngành, tham mưu với UBND tỉnh để ban hành các kế hoạch phục vụ cho sự kết nối, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ vải thiều. Hiện, Hải Dương đang hoàn thành các công tác chuẩn bị để tới đây, ngày 29/5 tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại vải thiều và sản phẩm tiêu biểu tỉnh Hải Dương năm 2022.

Cùng với đó, theo ông Vũ Việt Anh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hải Dương, công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh vải thiều đặc sản tinh hoa văn hóa của Hải Dương năm nay có nét mới. Các sự kiện được tổ chức dày dặn, chuyên nghiệp và nâng tầm hơn; hoạt động khai hội và mở vườn cũng phong phú hơn năm trước. Không chỉ dừng lại ở các sự kiện tập trung, từ năm 2021 Sở NN&PTNT Hải Dương đã có kế hoạch cụ thể gặp gỡ, mời các doanh nghiệp về khảo sát, nghiên cứu tính toán phương án tiêu thụ cũng như xuất khẩu vải thiều năm 2022. Vì vậy, năm nay rất nhiều doanh nghiệp về ký hợp đồng. đặc biệt là các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia.

Chú trọng thị trường trong nước

Để việc tiêu thụ vải thiều được thuận lợi, các địa phương cũng xác định phải coi trọng khai thác tối đa thị trường trong nước, đổi mới trong việc giới thiệu sản phẩm đối với thị trường nội địa, tập trung vào các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối lớn như Hà Nội, Ðà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Ðồng Nai…

Điển hình, vụ vải năm 2022, Bắc Giang đã sớm trao đổi, kết nối với các tập đoàn phân phối, chợ đầu mối, các doanh nghiệp, thương nhân tiêu thụ nông sản trong nước; phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ lớn (Viettel, VNPT…) để tăng cường tổ chức giao dịch mua bán vải thiều trên các nền tảng công nghệ số.

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, đơn vị này sẽ phối hợp với UBND 2 tỉnh Hải Dương, Bắc Giang hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp bán lẻ để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều và các mặt hàng nông sản chủ lực tại thị trường nội địa.

Đại diện các tập đoàn Central Retail Việt Nam, Aoen, Mega Market… cũng cam kết đồng hành cùng người dân các địa phương vùng vải thiều, cử đại diện làm việc với các doanh nghiệp tiêu thụ vải thiều của các địa phương để ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm tại các mã vùng trồng. Ông Jose Mestre, - Giám đốc thu mua hệ thống Siêu thị Go! (Tập đoàn Central Retail Việt Nam) cho biết, tập đoàn đã ký kết thỏa thuận hợp tác với tỉnh Bắc Giang về đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều mùa vụ 2022. Trên cơ sở đó đơn vị này cũng cam kết đẩy mạnh việc tiêu thụ vải thiều mùa vụ 2022 trên tất cả các kênh phân phối, bán lẻ của tập đoàn. Central Retail sẽ dành những vị trí đẹp nhất trong hệ thống siêu thị GO! Big C, Tops Market trưng bày trái vải sao cho bắt mắt, áp dụng hàng loạt chương trình kích cầu mua sắm đặc biệt hấp dẫn để trái vải được tiêu thụ thuận lợi nhất.

Đối với tỉnh Hải Dương, nhằm đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, trong tháng 6 và tháng 9/2022 sẽ có các sự kiện được tổ chức ở các tỉnh, thành phố, trong đó có Tuần lễ vải thiều tổ chức tại Hà Nội. Bên cạnh đó, tỉnh Hải Dương cũng phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông để đẩy mạnh truyền thông về chất lượng vải thiều đưa đi các tỉnh xúc tiến thương mại.

Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) nhận định, thời điểm hiện tại, ngành Nông nghiệp nước ta không gặp áp lực tăng nào từ nguồn cung, sản lượng các loại nông sản, hoa quả tương đương cùng kỳ năm trước. Vì vậy, để giải bài toán tiêu thụ nông sản nói chung, sản phẩm vải thiều nói riêng, ông Nguyễn Quốc Toản đề xuất tăng hàm lượng, chất lượng chế biến nông sản, cũng như đẩy mạnh những hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đa dạng hóa thị trường.

"Người dân phải chủ động nghĩ đến thị trường tiêu thụ ngay từ khi tổ chức sản xuất, canh tác, song song với công tác nâng cao năng lực chế biến, bảo quản; đồng thời nâng cao nhận thức về việc người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” - ông Toản nói.

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Litchi/Litchi chinensis

Vải là loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới, có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc; tại đó người ta gọi là lệ chi, phân bố trải dài về phía nam tới Indonesia và về phía đông tới Philippines (tại đây người ta gọi nó là alupag).

Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, vải được trồng nhiều nhất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quả vải tại vùng Thanh Hà (Hải Dương) thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây).

2. Mô tả đặc điểm sinh trưởng của cây vải (2)

2.1. Sinh trưởng rễ cây vải

Đa số vải trồng bằng cành chiết nên rễ ăn nông tập trung ở độ sâu từ 0 - 60cm. Nhưng cây trồng bằng hạt hoặc cây ghép trồng chỗ đất tốt tầng đất dày, rễ cọc ăn sâu đến 1,6m, rễ tơ phát triển.

Thông thường bộ rễ vải ăn rộng hơn so với tán 1,5 - 2 lần, rễ tơ tập trung ở khu vực hình chiếu của tán và ở tầng sâu 0 - 20 cm, rễ vải trong quá trình sống có nấm cộng sinh giúp cho rễ vải sinh trưởng và hút dinh dưỡng tốt hơn. Nhiệt độ thích hợp cho rễ phát triển: 23 - 26oC, pH thích hợp cho cây vải từ 6,0 - 6,5.

2.2. Sinh trưởng thân tán cây vải

Cây trưởng thành cao 10 - 15 m, vải chua, vải sớm tán hình cây rơm, vải thiều tán hình mâm xôi đường kính tán từ 8 - 10m.

Cây vải

2.3. Sinh trưởng lộc cây vải

Một năm vải ra được từ 3 - 5 đợt lộc (xuân 1 đợt, hè 2 đợt, thu 1 đợt và 1 đợt lộc đông) với những cây vải khi chưa cho quả hoặc cho quả không đều thì ra được 4 - 5 đợt lộc, cây cho quả đều thì một năm có 3 đợt lộc (xuân 1 đợt, hè 1 đợt, thu 1 đợt và không có đợt lộc đông)

Cây vải đang ra lộc

2.4. Quá trình sinh trưởng hàng năm của cây vải

Cây vải trong quá trình sinh trưởng của mình, trước thời kỳ ra hoa đậu quả, có thời kỳ nghỉ sinh trưởng để phân hoá mầm hoa trong mùa đông (tháng 12 - tháng 1), để nghỉ sinh trưởng thực hiện phân hoá mầm hoa vải cần có một quỹ khô và lạnh trong thời gian 200 giờ với nhiệt độ từ 13 độ trở xuống, nếu không có đủ quỹ khô lạnh này thì cây vải sẽ không nghỉ sinh trưởng, tức là tiếp tục ra lộc đông, do đó không thực hiện được quá trình phân hoá mầm hoa và vụ xuân của năm sau vải sẽ không ra hoa mà ra lộc xuân.

3. Đặc điểm phát triển của cây vải (2)

3.1. Phân hoá mầm hoa vải

Cây vải trước khi ra hoa có một thời kỳ nghỉ sinh trưởng để phân hoá mầm hoa, thời kỳ này thường diễn ra trong mùa đông khi có điều kiện khô hoặc khô hạn. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phân hoá mầm hoa ở cây vải nhiều tác giả cho rằng: quan hệ giữa cành lá, sinh trưởng của bộ rễ là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến phân hoá mầm hoa.

Thời gian phân hoá mầm hoa của cây vải phụ thuộc vào giống, vùng trồng, vùng khí hậu, kỹ thuật thâm canh. Quá trình phân hoá mầm hoa tuy phức tạp nhưng đều có một số quy luật chung, cây vải có thời gian phân hoá mầm hoa tập trung khoảng 1 tháng. Vải nghỉ sinh trưởng để phân hóa mầm hoa vào tháng 12.

3.2. Ra hoa, đậu quả trên cây vải

Vải là cây ăn quả ra hoa ở đầu cành từ khi ra hoa, đậu quả đến quả lớn không có khả năng ra lộc trên cành mang quả, dẫn đến có tính ra quả cách năm khá rõ rệt.

Quá trình ra hoa của vải có thể chia thành các thời kỳ:

- Thời kỳ xuất hiện mầm hoa

- Thời kỳ xuất hiện hoa

- Thời kỳ nở hoa và thụ phấn

- Thời kỳ tàn hoa và đậu quả

Hoa vải

Hoa của vải ra ở dạng chùm và thực hiện thụ phấn chéo (giao phấn), số lượng hoa đực thường lớn hơn rất nhiều so với hoa cái và hoa lưỡng tính, hoa đực nở trước hoa cái nở sau và kết thúc nở hoa là hoa đực, do sự nở lệch pha của hoa đực và hoa cái hoặc hoa đực và hoa lưỡng tính dẫn đến quá trình thụ phấn, thụ tinh gặp khó khăn, làm cho tỷ lệ đậu quả ở các năm sai khác nhau, năm đậu quả nhiều, năm đậu quả ít.

Quả vải xanh và vải chín

3.3. Sinh trưởng của quả

Sau khi thụ phấn thụ tinh quả bắt đầu phát triển và chín vào mùa hè cho đến mùa thu. Quá trình lớn của quả có đặc điểm rụng quả vào các thời kỳ sau tàn hoa từ 10 - 20 ngày, khi quả lớn và khi quả sắp được thu hoạch, đặc điểm này làm hạn chế đến năng suất quả khi thu hoạch, cần có biện pháp kỹ thuật thích hợp với từng loại cây ăn quả để khắc phục hiện tượng rụng quả.

4. Yêu cầu sinh thái của cây vải (2)

4.1. Yêu cầu về khí hậu

Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng của vải từ 16 - 28°C thích hợp nhất là từ 24 - 29°C. Vải chịu lạnh giỏi hơn một số cây ăn quả á nhiệt đới khác. Cây chiết cành kém chịu lạnh hơn cây ghép trong những năm đầu.

Cây vải không bị ảnh hưởng khi nhiệt độ tới 40°C, dưới 20°C thì cây vải sinh trưởng chậm, dưới 15 - 16°C thì cây vải ngừng tăng trưởng. Biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh lệch càng lớn thì sự sinh trưởng của vải càng tốt.

Cây vải yêu cầu nhiệt độ tháng 12 đến tháng 1 dưới 13°C để phân hoá mầm hoa. Năm có mùa đông ít lạnh thì vải ra hoa kém. Nhiệt độ thích hợp cho vải ra hoa, thụ phấn thụ tinh là 18 - 24°C.

Lượng mưa tốt nhất cho cây vải từ 1250 - 1700 mm mỗi năm. Vải là cây chịu khô hạn giỏi nhiệt độ không quá cao và ẩm độ không khí lớn là điều kiện thuận lợi cho quả vải phát triển.

Ánh sáng: Nắng càng nhiều càng thuận lợi cho sự hình thành hoa vào tháng 2 - 3 có nắng thì thụ phấn rất tốt.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện khí hậu với cây Vải ở Quảng Đông Trung Quốc từ 1916 đến 1937 cho thấy, điều kiện thời tiết trong tháng 12 có nhiệt độ trung bình từ 11 °C đến 15 °C, số giờ nắng 117 giờ, lượng mưa nhỏ hơn 50 mm, số ngày mưa phùn từ 5 - 7 ngày, ẩm độ không khí nhỏ hơn 73% thì được mùa vải và ngược lại là mất mùa vải.

4.2. Yêu cầu về đất đai:

Cây vải khống “kén” đất, thích hợp nhất là phù sa, có tầng dày, chua nhẹ (độ pH: 6,0 - 6,5). Có thể trồng vải trên đất đồi thuộc loại phù sa cổ, sa thạch, phiếm thạch. Nên lựa chọn giống có sức sinh trưởng, phát triển mạnh trồng trên những loại đất ít phì nhiêu. Đất tốt, giàu dinh dưỡng thì lựa chọn các giống có sức sinh trưởng thân tán ở mức trung bình.

Vải trồng bằng cành chiết, bộ phận rễ phát triển kém, nếu trồng trên đồi phải giữ ẩm tốt và cắm cọc buộc cành giữ cho cây khỏi lay gốc để đảm bảo tỷ lệ sống sau trồng cao.

Tổng hợp từ nhiều nguồn: (1) vi.wikipedia.org, (2) Giáo trình nghề trồng vải, nhãn - Bộ NN&PT NT

Xem thêm chủ đề: cây vải, các giống vải, mô tả cây vải, đặc điểm cây vải

Video liên quan

Chủ đề