Vì sao trong những công việc tập thể vừa phải thực hiện kỉ luật và phát huy dân chủ

Câu hỏi: Thế nào là dân chủ?

Hướng dẫn trả lời: - Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội. - Mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc;

- Mọi người góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc của xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.

Câu hỏi: Kỉ luật là gì?

Hướng dẫn trả lời: Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tố chức xã hội, nhằm tạo ra sự thông nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung.

Câu hỏi: Em hãy nêu những biếu hiện thế hiện tính dân chủ mà em biết?

Hướng dẫn trả lời: Những biểu hiện thể hiện tính dân chủ:

+ Học sinh được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch năm học của lớp. + Công nhân được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch, góp ý cho ban giám đốc của công ti, của nhà máy; + Cán bộ, nhân viên được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch của cơ quan, góp ý cho lãnh đạo cơ quan...

+ Cử tri tham gia chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân...

Câu hỏi: Những biểu hiện của tính kỉ luật là gì?

Hướng dẫn trả lời: Những biểu hiện của tính kỉ luật:

+ Tất cả học sinh đi học phải đúng giờ, nghỉ học phải có đơn xin phép của cha mẹ hoặc người đỡ đầu; + Học sinh không được ăn quà vặt trong lớp; + Thầy cô giáo lên lớp phải đúng giờ... + Cán bộ, công nhân viên... nghỉ việc phải có lí do, phải là đơn xin phép, phải có sự đề nghị của cán bộ y tế (nếu bị bệnh);

+ Công nhân phải đảm bảo kĩ thuật an toàn trong lao động sản xuất..

Câu hỏi: Nêu những biểu hiện thiếu dân chủ mà em biết.

Hướng dẫn trả lời: Những biểu hiện thiếu dân chủ:

+ Biết bạn mình có khuyết điểm nhưng ngại không góp ý; + Bố mẹ, thầy cô giáo, người lớn chưa lắng nghe ý kiến của trẻ;

+ Khi lớp bị xếp hạng thi đua hàng tuần kém, giáo viên chủ nhiệm không tìm hiểu nguyên nhân, chỉ trách phạt học sinh...

Câu hỏi: Em hãy nêu những việc làm thiếu tính kỉ luật.

Hướng dẫn trả lời: - Những việc làm thiếu tính kỉ luật:

+ Học sinh trốn học, làm việc riêng trong giờ học; + Học sinh không mặc đồng phục, không mang bảng tên, nữ mặc quần chật, váy ngắn, nam học sinh tóc dài... khi đến trường; + Cán bộ, nhân viên đang giờ làm việc bỏ ra ngoài làm việc riêng... + Công nhân không thực hiện đúng kỉ luật an toàn trong sản xuất;

+ Cầu thủ xô xát nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài...

Câu hỏi: Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
 

Câu hỏi: Tác dụng của việc phát huy dân chủ và kỉ luật trong cuộc sống, trong lao động và hoạt động xã hội là gì?

Hướng dẫn trả lời: Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần: + Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người; + Tạo cơ hội cho mọi người phát triển; + Xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội.

Câu hỏi: Em hiểu gì về chủ trương của Đảng thể hiện qua câu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”?

Hướng dẫn trả lời: - Dân biết: Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải phổ biến đến từng người dân. - Dân bàn: Mọi người dân có quyền tham gia ý kiến xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp, pháp luật, các chủ trương của phường, xã... - Dân làm: Thực hiện đúng chủ trương, pháp luật của Nhà nước... - Dân kiểm tra: Góp ý, chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp...

Câu hỏi: Theo em, chúng ta cần rèn luyện tính dân chủ, kĩ luật như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: - Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật.

- Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người được phát huy dân chủ.

- Học sinh phải vầng lời cha mẹ, thầy cô giáo. Thực hiện đúng quy định của lớp, của trường, phát huy quyền dân chủ và có ý thức kỉ luật của một công dân.

Câu hỏi: Vì sao cần phải có tính dân chủ và kỉ luật?

Trả lời:

- Dân chủ là mọi người được biết, được tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện và giám sát công việc chung của tập thể và xã hội.

- Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất hoạt động để đạt hiệu quả, chất lượng công việc vì mục tiêu chung.

Mỗi chúng ta phải thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật vì:

- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.

- Tạo cơ hội để mọi người phát triển.

- Xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp

- Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động và tổ chức tốt các hoạt động xã hội.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tính dân chủ và kỉ luật nhé:

1. Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?

Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ hai chiều, thể hiện: Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật

2. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phảiđược pháp luật bảođảm

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm. Những vấn đề mà cương lĩnh đặt ra đã và đang được hiện thực hóa trong cuộc sống, ngày càng thể hiện rõ nét hơn trên con đường xây dựng đất nước.

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một chủ trương đúng đắn được đặt ra trong cương lĩnh của Đảng, được khẳng định trong Hiến pháp. Nó thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước ta.

Nội dung trọng tâm, xuyên suốt của tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền là không ai được đứng trên pháp luật, không ai được đứng trên Hiến pháp. Mọi người tuân thủ hiến pháp, pháp luật, sự bình đẳng trong bảo vệ nhân quyền được bảo đảm, quyền lực nhà nước có phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực.

3. Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?

Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Dân chủ làđể mọi người thể hiện và phát huyđược sựđóng góp của mình vào những công việc chung. Kỉ luật làđiều kiệnđảm bảo cho dân chủđược thực hiện có hiệu quả.

4. Dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào?

Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần:

- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức,ý chí và hànhđộng của mọi người;

- Tạo cơ hội cho mọi người phát triển;

- Xây dựngđược quan hệ xã hội tốtđẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng laođộng, tổ chức tốt các hoạtđộng xã hội.

5. Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:

Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:

- Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật;

- Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp đề ra;

- Tham gia phát biểu xây dựng bài;

- Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp, góp ý xây dựng trong những giờ sinh hoạt lớp;

- Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp.

Nếu chỉ có dân chủ thì mọi nề nếp và sự thống nhất trong tập thể không được bảo vệ. Nếu chỉ có kỉ luật thì sẽ không phát huy được khả năng đóng góp của mọi người,.Vì vậy Dân chủ câng đi đôi với kỷ luật để :Dân chủ đi đôi với kỉ luật sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể.Cả hai đi đôi với nhau sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành vi.

Nếu chỉ có dân chủ thì mọi nề nếp và sự thống nhất trong tập thể không được bảo vệ. Nếu chỉ có kỉ luật thì sẽ không phát huy được khả năng đóng góp của mọi người.Tập thể và XH sẽ đặt lợi ích bản thân lên hàng đầu, coi thường luật pháp và ko quan tâm đến mọi người.

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 3: Dân chủ và kỷ luật giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Trả lời:

– Những việc làm thể hiện việc phát dân chủ của lớp 9A:

+ Cả lớp sôi nổi bàn bạc, thảo luận kế hoạch hoạt động của lớp.

+ Tất cả các thành viên đều tự nguyện và hăng hái tham gia vào các hoạt động chung của lớp.

– Những việc làm thể hiện không phát huy dân chủ trong công ty:

+ Công nhân không được bàn bạc, góp ý kiến về vấn đề công việc của mình trong công ty với cấp trên.

+ Công nhân kiến nghị đòi cải thiện điều kiện lao động, cải thiện đời sông vật chất và tinh thần nhưng không được giám đốc chấp nhận.

+ Giám đốc tự quyết định mọi việc và không tôn trọng, lắng nghe ý kiến công nhân cũng như cải thiện điều kiện lao động cho mọi người.

Trả lời:

-Biện pháp dân chủ:

+ Mọi người cùng tham gia bàn bạc và đóng góp ý kiến trước cả tập thể.

+ Mọi người đều tự giác chấp hành và tham gia xây dựng tập thể lớp.

– Biện pháp kỉ luật:

+ Các bạn đều cùng thống nhất phương pháp hành động cũng như tuân thủ quy định của lớp, trường.

+ Cùng nhắc nhở, đôn đốc nhau hoàn thành công việc và đạt kết quả tốt.

Trả lời:

-Lớp 9A đã phát huy được tinh thần tập thể của lớp; mọi vấn đề đều được khắc phục, kế hoạch của lớp đã được thực hiện thành công. Mọi người đều vui vẻ, phấn khởi, biết sống có trách nhiệm và biết quan tâm, giúp đỡ nhau hơn.

Trả lời:

-Việc làm của ông giám đốc đã làm cho công nhân bất bình, nhiều người bỏ việc nên kết quả sản xuất giảm sút và công ty bị thua lỗ nặng nề.

-Bởi vì, việc làm của ông giám đốc thiếu minh bạch, công bằng và không biết nghĩ cho người khác cũng như quyền lợi chung.

a) Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trường; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy;

b) Ông Bính – tổ trưởng tổ dân phố – quyết định mỗi gia đình nộp 5.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình gặp khó khăn;

c) Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch;

d) Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến;

đ) Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài.

Trả lời:

– Những hoạt động thể hiện dân chủ là:

+ (a) Học sinh được phát huy ý kiến cũng như xây dựng kỉ luật trong chính ngôi trường mình theo học; Kỉ luật do các bạn nếu ý kiến đóng góp và thống nhất thực hiện nên sẽ phát huy tốt hơn.

+ (c) Nam đã thực hiện tốt quyền tự do đóng góp ý kiến và quyền dân chủ của mình là sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.

+ (d) Thầy chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho Hùng phát huy vai trò trách nhiệm của người cán bộ lớp, để các bạn tự do đóng gớp ý kiến xây dựng lớp; mọi người ai cũng thể hiện quyền dân chủ của mình.

Trả lời:

-Ví dụ: Lắng nghe ý kiến thầy cô và các bạn; tuân thủ nội quy của trường lớp. Trong các hoạt động tập thể tích cực phát biểu ý kiến…

Trả lời:

– Dân chủ giúp tất cả mọi người có quyền đóng góp ý kiến, xây dựng và phát triển tập thể vững mạnh.

– Dân chủ tạo nên sự công bằng, minh bạch, rõ ràng và thống nhất giữa tất cả mọi người trong tập thể.

– Kỉ luật tạo nên sự đoàn kết, thống nhất, đảm bảo dân chủ được thực hiện một cách tốt nhất.

– Dân chủ và kỉ luật tạo nên sự thống nhất và đoàn kết, làm nên một tập thể vững mạnh.

Trả lời:

– Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:

     + Thực hiện tốt nội quy của nhà trường, của lớp đề ra.

     + Tham gia đóng góp xây dựng kế hoạch chung của lớp; có ý thức xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh và kỉ luật.

     + Bản thân cần tích cực học tập, rèn luyện, có ý kiến nhận xét đánh giá tích cực và sáng suốt các vấn đề chung của lớp, trường.

     + Có tinh thần, trách nhiệm trong học tập và công việc, luôn có ý thức vì tập thể.