Vì sao thánh rắc muối nổi tiếng

Nusret Gökçe, tên thật của "thánh rắc muối", đầu bếp 37 tuổi nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ

Nusret Gökçe, tên thật của "thánh rắc muối", đầu bếp 37 tuổi nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ. Ba năm trước, anh trở nên nổi tiếng thế giới sau khi đoạn video chia sẻ khoảnh khắc người đầu bếp đẹp trai thể hiện tài nghệ rắc muối lan truyền khắp mạng xã hội.

VideoSalt Bae gây bão mạng xã hội năm 2017
Salt Bae nhanh chóng trở thành đầu bếp được nhiều nhân vật VIP khắp nơi trên thế giới lựa chọn. Từ David Beckham, tớiLeonardo Dicaprio hay Mohammed bin Zayed Al Nahyan - Thái tử của Abu Dhabi. Anh chuyên phục vụ bữa ăn và biểu diễn tài nghệ trong hàng trăm đêm tiệc của giới siêu giàu.
Vì sao thánh rắc muối nổi tiếng

Thánh rắc muối cùngDavid Beckham

Vì sao thánh rắc muối nổi tiếng

Anh phục vụ bữa ăn tận bàn cho tài tử Leonardo Dicaprio

Vì sao thánh rắc muối nổi tiếng

Thánh rắc muối chụp hình cùng Mohammed bin Zayed Al Nahyan - Thái tử của Abu Dhabi sau bữa ăn

Salt Bae cũng thường xuyên chia sẻ những màn biểu diễn quá đỉnh trên Instagram cá nhân với hơn 26,2 triệu lượt người theo dõi.

Video: Thánh rắc muối thể hiện tài nghệ trong việc chế biến thức ăn
Vì sao thánh rắc muối nổi tiếng

Món burger phục vụ trong nhà hàng củaNusret Gökçe tại Mỹ

Vì sao thánh rắc muối nổi tiếng

Món burger phục vụ trong nhà hàng củaNusret Gökçe tại Mỹ

Với danh tiếng và tài năng của mình, Salt Bae mở nhiều chuỗi cửa hàng bít tết, burger trên toàn thế giới.

Tháng trước, Nusret Gökçe, đã khai trương một nhà hàng ăn ở New York, Mỹ sau một thời gian dài kinh doanh thành công ở nhiều khu vực trên thế giới.

Tuy nhiên, đáng buồn rằng, chuỗi cửa hàng của anh ở Mỹ không được đánh giá cao lại còn nhận vô vàn phàn nàn tiêu cực.

Theo tờ People, khách hàng chê trách chuỗi cửa hàng của Salt Bae phục vụ đồ ăn "tệ hại" và "không có vị gì".

Vì sao thánh rắc muối nổi tiếng

Món burger phục vụ trong nhà hàng củaNusret Gökçe tại Mỹ

Scott Lynch, một chuyên gia ẩm thực nổi tiếng Mỹ thậm chí ví đồ ăn ở nhà hàng của Thánh rắc muối không khác gì thức ăn ở bệnh viện.

Scott Lynch chia sẻ: "Chiếc bánh tôi thử là đồ chay có giá 14,5 USD (hơn 300.000 đồng). Thành thật mà nói bông cải xanh trong bánh không tươi, rau diếp cá trang trí thì héo".

Robert Sietsema và Ryan Sutton, nhà phê bình ẩm thực và là biên tập tờ Eater cũng đưa ra nhiều than phiền về chiếc burger thịt bò wagyu kèm lá vàng có giá 100 USD (khoảng 2,3 triệu đồng).

Ryan Sutton cho biết: "Bánh burger thịt bò không có chuẩn vị thịt bò wagyu. Nó giống vị xúc xích, có mùi khói và ga khi bị nướng. Ngoại trừ việc mọng nước, nó chẳng giống thịt bò chút nào".

Đà Nẵng: Bắt chước 'thánh rắc muối', công an triệu tập, báo tiếng Anh đưa tin

Vì sao thánh rắc muối nổi tiếng
Vì sao thánh rắc muối nổi tiếng

Nguồn hình ảnh, Peter Lam Bui

Chụp lại hình ảnh,

Báo chí tiếng Anh quan tâm vụ ông Bùi Tuấn Lâm và video của ông

Hàng loạt trang báo mạng tiếng Anh trên thế giới đưa tin vụ ông Bùi Tuấn Lâm, ở Đà Nẵng, bị công an triệu tập sau khi ông đăng video nhại lại động tác đầu bếp có biệt danh Salt Bae phục vụ món bò dát vàng cho Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm.

Facebook điều tra lý do ‘bò dát vàng’ bị chặn sau bữa ăn của Bộ trưởng VN

Công an thành phố Đà Nẵng trao giấy triệu tập cho ông Bùi Tuấn Lâm, với nội dung "để làm việc cung cấp thông tin phục vụ điều tra, xử lý nguồn tin tội phạm", hôm 16/11.

Sự việc xảy ra sau khi ông Lâm, vào ngày 10/11, đăng lên Facebook cá nhân video, trong đó ông gọi mình là "thánh rắc hành", nhại lại động tác rắc muối của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ có biệt danh Salt Bae phục vụ món bò dát vàng cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm ở London, một sự việc trước đó gây ồn ào cho báo chí quốc tế.

Reuters là hãng tin quốc tế đầu tiên, vào ngày 17/11, đưa tin ông Bùi Tuấn Lâm bị công an triệu tập.

Ngay lập tức, hàng loạt báo tiếng Anh, từ The Guardian, Daily Mail, South China Morning Post, đã đăng lại tin của Reuters.

Ngày 18/11, trang BBC News Tiếng Anh cũng đưa tin với nội dung như sau:

"Công an Việt Nam đã triệu tập một người đàn ông sau khi anh ta diễu nhại đầu bếp bít tết người Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe, có biệt danh Salt Bae.

Salt Bae đã trở thành tin lớn ở Việt Nam sau khi có video cho thấy ông ta tự tay đút cho một quan chức hàng đầu của Việt Nam món bít tết nạm vàng.

Đoạn video đã gây ra sự phẫn nộ lớn, nhiều người nói rằng món ăn này đắt hơn tiền lương hàng tháng của bộ trưởng.

Công an Việt Nam thường xuyên triệu tập những người mà họ cho là chỉ trích Đảng Cộng sản cầm quyền.

Chụp lại video,

Bộ trưởng Tô Lâm và tiệc steak dát vàng 'vang danh' thế giới

Người bán bún bò, Bùi Tuấn Lâm đã đăng một video trên Facebook về việc anh ta đang rắc hành lá lên bát bún bò, theo phong cách có vẻ là bắt chước Gökçe.

Ông Lâm tự mô tả mình là "Thánh rắc hành" trong một bài đăng được tải lên cùng với video.

Sáu ngày sau, cảnh sát triệu tập ông Lâm.

Kể từ đó, ông Lâm đã đăng ảnh mình lên Facebook cho thấy ông bị hai công an mặc sắc phục thẩm vấn và nói rằng ông đã bị triệu tập lần thứ hai.

Trước đó, ông Gökçe đã tiếp đón Bộ trưởng Công an Đại tướng Tô Lâm tại nhà hàng Nusr-et ở London nổi tiếng sang trọng của ông.

Vào ngày 3 tháng 11, ông Gökçe đã đăng tải lên Tiktok một video quay cảnh ông tự tay chuẩn bị món bít tết trước mặt phái đoàn Việt Nam và tự tay đút cho ông Tô một miếng bít tết Tomahawk dát vàng.

Mặc dù trang web Nusr-e không ghi giá cả, nhưng món bít tết phủ vàng có giá từ 1,140 đến 2,015 đôla theo các đánh giá trên mạng. Số tiền này không bao gồm đồ uống, đồ ăn kèm hoặc 15% phí phục vụ.

Món bít tết giá cắt cổ khiến dân chúng ở Việt Nam chau mày vì lương hàng tháng của bộ trưởng là từ 600 đến 800 đôla một tháng, chưa tính phụ cấp.

Đây không phải là lần đầu tiên một quan chức bị công chúng giận dữ khi dùng bữa tại nhà hàng đắt đỏ của ông Gökçe. Vào năm 2019, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã gây ra sự phẫn nộ sau khi có hình ảnh ông và vợ đi ăn tại nhà hàng Nusr-Et ở Istanbul trong khi Venezuela đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng.

Theo Tổng cục Thống kê, người dân Việt Nam có thu nhập hàng tháng khoảng 230 USD trong năm 2021.

Việt Nam, từng là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, đã tăng trưởng kinh tế đáng kể trong hơn 30 năm qua, tuy nhiên phần lớn dân số vẫn sống dưới mức nghèo khổ."

Bản tin của BBC News tiếng Anh có thể xem tại đây.