Vì sao rạp cgv thành công tại vietnam

Các ‘'ông lớn'’ cùng nhau kêu cứu

Ngành chiếu bóng tại Việt Nam hiện đứng trước bờ vực phá sản do liên tục hứng chịu những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dai dẳng từ đầu năm 2020 đến nay. Chia sẻ với Thanh Niên, CGV xác nhận vào sáng 3.6 đã cùng các doanh nghiệp kinh doanh rạp chiếu phim trong nước gửi văn bản kiến nghị lên Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước về việc hỗ trợ vượt qua cơn khủng hoảng chưa từng có.

"Trong thời gian chờ đợi chính sách hỗ trợ từ chính phủ và bộ ngành, chúng tôi cũng nỗ lực làm việc với các đơn vị như ngân hàng, bên cho thuê mặt bằng để xin hoãn các khoản thanh toán đến hạn, thậm chí là xin miễn giảm tiền thuê, phí điện nước... Tự thân doanh nghiệp và tập thể người lao động cũng nỗ lực giảm thiểu các chi phí có liên quan, thậm chí là chúng tôi cũng đã áp dụng tới biện pháp cho người lao động luân phiên nghỉ không lương trong một số ngày nhất định. Chúng tôi hi vọng là dịch bệnh sớm được đẩy lùi để các doanh nghiệp điện ảnh cũng như các doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng còn có cơ hội từng bước khôi phục lại hoạt động kinh doanh", đại diện CGV cho hay.  

Vì sao rạp cgv thành công tại vietnam

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, các đơn vị phát hành phim như: CGV, Lotte Cinema, BHD Star... chưa trở lại bao lâu đã phải đóng cửa rạp lần nữa, ảnh hưởng đến công ăn việc làm và phúc lợi xã hội của hơn 10.000 lao động

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

Phía này chia sẻ lúc chưa có dịch, CGV có rạp 81 rạp phim hoạt động liên tục, thì đến hiện tại, con số này chỉ còn 3 rạp. "Đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4 này đã ảnh hưởng trầm trọng đến tình hình hoạt động kinh doanh của các rạp chiếu phim tại Việt Nam cũng như toàn ngành điện ảnh. Ngành điện ảnh vốn đã sớm bị ảnh hưởng từ làn sóng Covid-19 đầu tiên, tuy nhiên các doanh nghiệp đã nỗ lực sống sót qua 3 mùa Covid-19, đến nay có thể nói là gần như kiệt quệ. Trong hoàn cảnh như hiện nay, nếu không có những công cụ hỗ trợ kịp thời thì doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có thể đối diện với nguy cơ phá sản", phía CGV cho hay.

Đáng chú ý trong văn bản kêu cứu gửi Thủ tướng, các doanh nghiệp chiếu phim nêu trên cũng kiến nghị Chính phủ ghi nhận hoạt động chiếu phim là hoạt động thiết yếu trong xã hội. Đặc biệt, hoạt động này càng trở nên cần thiết trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, giải tỏa căng thẳng tâm lý. Từ đó, các đơn vị ký đơn mong muốn Chính phủ sớm cho phép rạp chiếu hoạt động trở lại với điều kiện đảm bảo nguyên tắc 5K trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Vì sao rạp cgv thành công tại vietnam

Ngành kinh doanh điện ảnh còn khá non trẻ tại Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng suốt 10 năm qua. Từ khi Covid-19 xuất hiện, đây là một trong những lĩnh vực gánh chịu hậu quả nặng nề nhất

ẢNH: GALAXY

Có thể phá sản

Theo một báo cáo về sự tăng trưởng của ngành điện ảnh Việt Nam (giai đoạn 2010-2020) kèm theo bản kiến nghị kể trên, số lượng rạp chiếu phim trên toàn quốc đã tăng từ 90 (năm 2010) lên 1.096 phòng chiếu vào năm ngoái. Đáng chú ý, số lượt khán giả ra rạp xem phim cũng tăng hơn 700% từ con số 7 triệu lên 57 triệu lượt. Mặc dù những con số này tăng trưởng đều đặn qua các năm nhưng khi Covid-19 đến, ngành công nghiệp rạp chiếu phim trở tay không kịp từ đó đứng trước bờ vực phá sản. Nguyên nhân đến từ thực trạng trì trệ sản xuất phim mới, hạn chế các suất chiếu và lượng khán giả ra rạp sụt giảm nghiêm trọng do đại dịch toàn cầu. Các “ông lớn” của ngành chiếu phim ý thức được rằng toàn bộ ngành sẽ phá sản do nợ tiền thuê mặt bằng, tiền lương, bảo hiểm và thuế vì doanh thu chạm đáy. 

Trả lời Thanh Niên, phía BHD Star - một trong những doanh nghiệp ký tên trong văn bản cầu cứu Chính phủ, cho biết từ đầu năm 2020 đến nay, ngành kinh doanh rạp chiếu phim đã bị ảnh hưởng rất lớn từ dịch Covid-19 qua nhiều lần đóng cửa rạp. Năm ngoái, doanh thu phòng vé Việt Nam đã sụt giảm từ 60-70% so với các năm trước. Đại diện BHD Star cho hay: “Ngoài nguyên nhân không có doanh thu trong thời gian đóng cửa do dịch bệnh thì khi mở cửa lại hoạt động các rạp cũng đã gặp không ít khó khăn như: Tâm lý lo sợ của khách hàng, không có nguồn phim lớn từ Hollywood. Thị trường kinh doanh rạp phụ thuộc nhiều vào nguồn phim nội địa, tuy nhiên nhóm phim này không phải lúc nào cũng mang lại doanh thu tốt vì chất lượng phim không đồng đều. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến kinh doanh của các rạp, dù có mở cửa nhưng thu vẫn không bù nổi chi”.

Vì sao rạp cgv thành công tại vietnam

Tương tự các đối thủ khác, BHD Star thừa nhận doanh nghiệp này đã kiệt quệ vì rạp phim thường xuyên đóng cửa. Dù mở cửa trở lại, năng suất hoạt động cũng không còn như trước

ẢNH: BHD STAR

“Khi rạp đóng cửa và không có doanh thu, chúng tôi vẫn phải đảm bảo các nghĩa vụ về lương, thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội cho người lao động cũng như gánh chi phí mặt bằng và các chi phí cố định khác. Ngay cả khi rạp mở lại thì một thời gian dài trước và sau khi đóng rạp, số lượng người đến xem cũng rất rất thấp, đôi khi chỉ vài chục khách/ngày nhưng chúng tôi vẫn phải duy trì rạp như bình thường”, phía BHD Star chia sẻ. Doanh nghiệp này cũng cho biết họ đang gồng mình để tồn tại trong giai đoạn khủng hoảng nhưng thực sự đã rất đuối.

Đơn vị trên cũng chỉ rõ những khó khăn tài chính đang gặp phải: “Chúng tôi chỉ được ngân hàng giãn nợ 1 năm cho nguồn vốn vay trong năm 2020 và không có bất kể sự giúp đỡ nào khác. Với tình hình khẩn cấp và khó khăn hiện nay, ngành kinh doanh rạp rất cần Chính phủ, các cơ quan ban ngành đoàn thể có những hướng dẫn cụ thể hơn hoặc có những hành động hỗ trợ thiết thực hơn một cách nhanh chóng để các doanh nghiệp có thể trụ được”.

Vì sao rạp cgv thành công tại vietnam

Các đơn vị kinh doanh điện ảnh đang mong ngóng sự hỗ trợ từ Chính phủ đồng thời có những biện pháp ứng phó với dịch bệnh

ẢNH: CGV

Đại diện BHD Star nhấn mạnh tại Việt Nam ngành kinh doanh điện ảnh còn khá non trẻ với sự góp mặt của doanh nghiệp tư nhân và một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Chính vì vậy nếu không có được sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ và các cơ quan ban ngành đoàn thể khác trong giai đoạn khó khăn như hiện nay thì chắc chắn rằng các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó tiếp tục trụ được.

“Chính phủ nên xem xét tạo nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh ngành điện ảnh cụ thể hơn như: miễn giảm thuế, bảo lưu hoặc giãn thời gian đóng thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giảm lãi suất ngân hàng. Những biện pháp này sẽ là động lực thúc đẩy để các doanh nghiệp kinh doanh ngành điện ảnh như BHD Star có thể phần nào an tâm, khích lệ khi được mở cửa hoạt động lại”, phía này cho biết.

Nguy cơ rủi ro còn đè nặng lên các doanh nghiệp nước ngoài vốn có tiềm lực kinh tế mạnh từ tập đoàn mẹ. CGV phân trần: "CGV Việt Nam là một doanh nghiệp hạch toán độc lập và tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình. Về nguyên tắc thì với các chính sách pháp luật về tài chính hiện nay của Việt Nam thì việc vay từ nước ngoài là điều không dễ dàng. Còn về thực tế thì Covid-19 không chừa một ai, các doanh nghiệp ở nước ngoài, kể cả CGV Hàn Quốc và các chi nhánh ở khu vực khác cũng đều bị ảnh hưởng từ Covid-19 trong 2 năm qua". Trong khi đó, phía Lotte Cinema cũng xác nhận rằng đơn vị này đã ký vào văn bản kể trên.

Tin liên quan

Petrolimex giải trình khoản lỗ của công ty mẹ

23 giờ

Với việc lợi nhuận sau thuế giữa niên độ sau soát xét của công ty mẹ bị âm gần 704 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất giữa niên độ sau soát xét của Petrolimex chỉ đạt hơn 308 tỷ đồng trong khi con số này của cùng kỳ năm 2021 là hơn 2.330 tỷ đồng.

(PLO)- Gần 12 năm nắm giữ cổ phần tại Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam, từng được định giá gần 20 triệu USD (hơn 400 tỉ đồng), giờ rơi vào tình trạng nợ nần, buộc phải bán "lúa non" chưa đầy 160 tỉ đồng.

Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam là đơn vị đang vận hành chuỗi rạp chiếu phim CGV - cụm rạp có quy mô hoạt động lớn nhất tại thị trường Việt Nam.

Khó khăn

Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam (PNC) vừa thống nhất bán 12,5% vốn góp tại Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam với giá dự kiến 160 tỉ đồng. Trên sổ sách, giá trị phần vốn này là 19,2 tỉ đồng. Bên mua là Công ty Cổ phần Đầu tư Kim Cương Đen. Thời gian thanh toán và chuyển nhượng trước ngày 5-7.

Là một ông lớn trong làng văn hóa giải trí với kinh doanh đa mảng, từ hệ thống bán lẻ văn hóa phẩm, sách cho đến kinh doanh phim, nhưng Phương Nam chỉ kiếm được những khoản lợi nhuận rất thấp, chưa đầy 1% so với doanh thu làm ra, thậm chí năm 2117 lỗ rất nặng, lên đến 66 tỉ đồng. Và tính riêng quý 1-2018 cũng đã lỗ 1,7 tỉ đồng.

Ông Đặng Bá Tùng, Chủ tịch HĐQT Phương Nam, lý giải phải bán số vốn góp tại CGV rằng tình hình tài chính công ty đang rất khó khăn. Tổng nợ hiện tại khoảng 693 tỉ đồng, gồm nợ ngắn hạn tại ngày 31-3 là 195 tỉ đồng vượt tài sản ngắn hạn; nợ phải trả đến ngày 18-5 là 321 tỉ đồng.

Chưa kể PNC còn khoản nợ với đối tác CJI gồm 7 triệu USD nợ gốc và 18,5 tỉ đồng lãi vay được thế chấp bằng toàn bộ phần vốn góp tại CGV đến hạn thanh toán 30-6, không được gia hạn.

“Việc bán cổ phần tại CGV là điều không mong muốn của ban điều hành” - ông Tùng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, không còn giải pháp nào khác, vì theo ông Tùng, trước đó đề xuất tăng vốn điều lệ lên 300 tỉ đồng là phương cách để hoàn trả nợ vay và đảm bảo khả năng tài chính đã không được cổ đông chấp thuận. Vay ngân hàng cũng không được…

“Nếu không giải quyết kịp thời các khó khăn, Phương Nam sẽ không đủ nguồn hàng kinh doanh, cổ phiếu có thể bị hủy niêm yết do lỗ lũy kế vượt vốn chủ sở hữu. Đồng thời phần vốn góp tại CGV có thể có nguy cơ rủi ro nếu không trả được nợ đúng hạn, có thể bị thu hồi nợ” - ông Tùng cho biết.

Vì sao rạp cgv thành công tại vietnam

Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam là đơn vị đang vận hành chuỗi rạp chiếu phim CGV - cụm rạp có quy mô hoạt động lớn nhất tại thị trường Việt Nam. 

Ly kỳ phần vốn góp tại CGV

Trước đó, đằng sau cuộc tranh chấp “quyền lực” quyết liệt tại Phương Nam nằm ở phần giá trị vốn góp 12,5% của Phương Nam tại CGV - vốn được giới đầu tư định giá trên thị trường gần 20 triệu USD.

Theo đó, năm 2005, Phương Nam và Công ty Envoy Media Partners Limited (Envoy) hợp tác kinh doanh, thành lập Công ty TNHH truyền thông Megastar (Megastar).

Trong liên doanh này, với vốn pháp định là 4 triệu USD, Phương Nam góp vốn tỉ lệ 20%, tương đương 800.000 USD; còn Envoy góp 80%, tương đương 3,2 triệu USD.

Megastar được biết tới là cụm rạp có quy mô hoạt động lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Rạp chiếu phim đầu tiên của Megastar tại Hà Nội ra mắt vào năm 2006, và đã phát triển hệ thống rạp chiếu lên đến 24 cụm rạp tại Việt Nam và chiếm 50% thị phần.

Đến năm 2006, thấy được tiềm năng phát triển nên Megastar muốn đầu tư phát triển thêm bằng cách nâng vốn pháp định lên, từ 4 triệu USD lên đến 8 triệu USD.

Và rắc rối cũng bắt đầu xuất hiện từ đây. Khi nâng vốn pháp định đồng nghĩa rằng để giữ được 20% vốn góp trong liên doanh Phương Nam phải bổ sung thêm tiền, cụ thể là 800.000 USD nữa.

Nhưng Phương Nam lại không có đủ lực để đóng góp nên quyết định chuyển nhượng phần góp vốn trước đây luôn cho Envoy. Tuy nhiên, điều này lại trái với giấy phép đầu tư (do còn vướng quy định giới hạn sở hữu nước ngoài không quá 80%) nên hai bên thực hiện con đường vòng là Envoy sẽ góp vốn thay cho Phương Nam là 800.000 USD (tương đương 10% vốn góp của Phương Nam), đồng thời trao cho Phương Nam một khoản tiền là 400.000 USD - được xem như là khoản tiền hỗ trợ cho Phương Nam, đứng dưới danh nghĩa là hợp đồng vay.

Đồng thời, hai bên đều có công văn lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vấn đề chuyển nhượng phần vốn góp 10% từ Phương Nam cho Envoy. Nếu kế hoạch này được chấp thuận thì Phương Nam sẽ giữ lại 10% vốn góp và có thêm 400.000 USD. Còn ngược lại thì Phương Nam phải hoàn trả toàn bộ khoản tiền là 1,2 triệu USD cho Envoy.

Tuy nhiên, đến năm 2011, Envoy bán 92% cổ phần trong phần vốn góp trong liên doanh Megastar cho Công ty CJ (Hàn Quốc), đồng nghĩa với việc trao quyền quản lý cụm rạp Megastar cho CJ. Sau đó, CJ đổi tên Megastar thành CGV.

Dưới sự quản lý của CJ, cụm rạp CGV làm ăn rất có lời. Phương Nam thời điểm này làm ăn không hiệu quả trong khi liên doanh CGV hoạt động hiệu quả, có lãi cao nên muốn CJ chia cổ tức, trong khi CJ giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư cho các dự án mới.

Vì sao rạp cgv thành công tại vietnam

Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam (PNC) vừa thống nhất bán 12,5% vốn góp tại CGV. Ảnh minh họa

Để giúp Phương Nam vượt qua khó khăn và thoát khỏi việc hủy niêm yết trên sàn chứng khoán sau khi thua lỗ liên tục hai năm nên CJ giới thiệu Phương Nam đứng ra vay 7 triệu USD, với lãi suất là 4% từ Công ty CJI, với tài sản thế chấp là toàn bộ phần vốn góp của Phương Nam tại CGV. Đồng thời, CJ cũng hỗ trợ cho Phương Nam một khoản tiền là 600.000 USD thông qua một hợp đồng dịch vụ.