Vì sao phải chế biến thức an họ đậu bằng nhiệt

I. MỤC TIÊU:
         1. Kiến thức:             Biết được phương pháp chế biến bằng nhiệt đối với những loại thức ăn hạt cây họ Đậu cho vật nuôi sử dụng.

         2. Kỹ năng:

            Thực hiện được các thao tác của 1 trong 3 quy trình là: rang, hấp hoặc luộc các loại hạt đậu.

         3. Thái độ:

               Có ý thức lao động cẩn thận, chính xác và an toàn.

      II. CHUẨN BỊ:


         1. Giáo viên:             _ Hạt đậu tương, hạt đậu mèo sống.             _ Chảo, nồi, khay men, rổ, bếp,..             _ Các hình ảnh có liên quan.

         2. Học sinh:

               Xem trước bài 41, đem theo hạt đậu nành hay đậu mèo (nếu có).

            IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:


1.      Ổn  định tổ chức lớp: ( 1phút)
2.      Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)          _ Hãy phân biệt thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit và thức ăn thô xanh.          _ Kể tên một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit ở địa phương em.

3.      Bài mới:


a.      Giới thiệu bài mới: (2 phút)          Có nhiều phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi như phương pháp vật lí, hóa học, vi sinh vật. Hôm nay chúng ta dùng phương pháp xử lí nhiệt để làm chín hạt đậu tương và hạt đậu mèo nhằm khử bỏ chất độc hại có trong đậu và tăng khẩu vị thơm, ngon, dễ tiêu khi vật nuôi sử dụng. Để biết phương pháp xử lí nhiệt như thế nào ta vào bài 41.

b.      Vào bài mới:

         * Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết.


            Yêu cầu: Nắm được các vật liệu và dụng cụ cần thiết để thực hành.
 

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
5 phút _ Gọi học sinh đọc thông tin mục I và hỏi: + Để thực hiện được bài thực hành này ta cần những vật liệu và dụng cụ cần thiết nào? _ Giáo viên giải thích thêm.

_ Chia nhóm học sinh và yêu cầu học sinh ghi  vào tập.

_ Học sinh đọc thông tin và trả lời: _ Học sinh dựa vào mục I trả lời. _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh tiến hành chia nhóm.

_ Học sinh  ghi bài.

I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: _ Nguyên liệu: hạt đậu tương hay hạt đậu mèo.

_ Dụng cụ: nồi, bếp, thiết bị nghiền nhỏ, rổ, nước, dụng cụ đảo khuấy, khay men…

              
* Hoạt động 2: Một số quy trình thực hành:
  Yêu cầu: Nắm vững từng bước thực hiện quy trình.
 

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
10 phút _ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 1 SGK. + Mô tả qui trình rang hạt đậu tương? + Điều kiện khi tiến hành rang hạt đậu tương Như thế nào? _ Giáo viên giải thích và hướng dẫn học sinh làm từng bước trong quy trình. _ Giáo viên yêu cầu từng nhóm thực hiện theo quy trình. _ Giáo viên treo tranh về việc hấp hạt đậu tương. Yêu cầu học sinh quan sát hình và cho biết: + Có mấy bước tiến hành hấp hạt đậu tương? Đó là những bước nào? + Tại sao phải ngâm hạt đậu no nước trước khi hấp?   _ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại từng bước và hướng dẫn cho học sinh về cách thực hiện quy trình hấp hạt đậu tương. + Khi hấp đậu phải đảm bảo yêu cầu gì? _ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 3 SGK, kết hợp quan sát hình và cho biết: + Khi tiến hành nấu, luộc hạt đậu mèo phải chú ý đến bước nào? Tại sao? + Nước sau khi đã nấu hay luộc ta có nên sử dụng không? Tại sao? + Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa 3 phương pháp rang, hấp và luộc đậu.

_ Giáo viên nhận xét, bổ sung và ghi bảng.

_ Học sinh nghiên cứu quy trình trong SGK và trả lời: => Học sinh dựa vào 3 bước trong SGK để trả lời. => Học sinh trả lời.     _ Học sinh lắng nghe và làm theo.    _ Lần lượt các nhóm tiến hành.   _ Học sinh quan sát và trả lời:     => Học sinh quan sát hình và trả lời:   => Nếu ngâm hạt trước khi hấp sẽ làm cho hạt mau chín. => Học sinh chú ý lắng nghe.       => Học sinh trả lời.   _ Học sinh đọc thông tin, kết hợp quan sát và trả lời:     => Cần chú ý đến khâu khi sôi thì phải mở vung. Làm nước không tràn ra ngoàivà các khí đôc bay ra trong khi nấu luộc. => Không nên sử dụng nước  sau khi luộc vì trong nước đó có chất độc. Phải đổ bỏ. => Học sinh phân biệt, học sinh khác nhận xét, bổ sung.  

_ Học sinh ghi bài.

II. Một số quy trình thực hành:
 1. Rang hạt đậu tương: _ Bước 1:Làm sạch đậu (loại bỏ vỏ rác,sạn,sỏi) _ Bước 2: Rang, khuấy đảo liên tục trên bếp. _ Bước 3: Khi hạt đậu chín vàng, có mùi thơm, tách vỏ hạt dễ dàng thì nghiền nhỏ.

 2. Hấp hạt đậu tương:

_ Bước 1: Làm sạch vỏ quả. Ngâm cho hạt đậu no nước. _ Bước 2: Vớt ra rổ, để ráo nước. _ Bước 3: Hấp chín hạt đậu trong hơi nước. Hạt đậu chín tới, nguyên hạt, không bị nát là được.

 3. Nấu, luộc hạt đậu mèo:

_ Bước 1: Làm sạch vỏ quả. _ Bước 2: Cho hạt đậu vào nồi và đổ ngập nước, luộc kĩ. Khi sôi, mở vung.

_ Bước 3: Khi hạt đậu chín, đổ bỏ nước luộc. Hạt đậu chín kĩ, bở là dùng được, cho vật nuôi ăn cùng với thức ăn khác.

              
* Hoạt động 3: Thực hành.
  Yêu cầu: Chế biến các loại thức ăn họ Đậu bằng nhiệt.
 

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
17 phút _ Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành theo quy trình. _ Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp. _ Yêu cầu học sinh nộp bảng thu hoạch theo bảng mẫu.

_ Yêu cầu học sinh ghi vào tập.

_ Các nhóm thực hành.     _ Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.   _ Học sinh nộp bài thu hoạch.

_ Học sinh ghi vào vở.

III. Thực hành:

   Bảng mẫu bài thu hoạch: Tên nhóm…………………Nguyên liệu…………………Cách chế biến……………

Chỉ tiêu đánh giá Chưa
chế biến
Kết quả
chế biến
Yêu cầu
đạt được
Đánh giá
sản phẩm
_ Trạng thái hạt _ Màu sắc

_ Mùi

       

        
4. Củng cố và đánh giá thực hành: (3 phút)                Cho biết  các quy trình chế biến thức ăn cây họ Đậu bằng nhiệt.    

 5. Nhận xét- dặn dò: ( 2 phút)

            _ Nhận xét về thái độ thực hành của học sinh.

            _ Dặn dò: Về nhà xem lại các bước thực hành này và chuẩn bị bài thực hành tiếp theo.     

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7
    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    (trang 104 sgk Công nghệ 7): Hãy quan sát hình 66 rồi hoàn thiện các câu dưới đây vào vở bài tập.

    Vì sao phải chế biến thức an họ đậu bằng nhiệt

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: …..

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: …..

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình:…..

    Trả lời:

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: 1,2,3.

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: 6,7.

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình 4.

    (trang 106 sgk Công nghệ 7): Hãy quan sát hình 67 rồi điền từ thích hợp vào các chỗ trống ở các câu trong bài tập sao cho phù hợp với phương pháp dữ trữ thức ăn.

    Vì sao phải chế biến thức an họ đậu bằng nhiệt
    Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp …với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ … với các loại rau cỏ tươi xanh.

    Trả lời:

    Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp dữ trữ thức ăn ở dạng khô như phơi với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ ở dạng nhiều nước như ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.

    Câu 1 trang 106 sgk Công nghệ 7: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?

    Lời giải:

    – Mục đích chế biến thức ăn:

    + Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến vật nuôi mới ăn được.

    + Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá.

    + Giảm khối lượng, giảm độ thô cứng.

    + Loại trừ chất độc hại.

    + Ví dụ: Làm chin hạt đậu tương sẽ giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ tạo ra mùi thơm, giúp vật nuôi ngon miệng

    – Mục đích của dự trữ thức ăn:

    + Giữ cho thức ăn lâu bị hỏng.

    + Luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi.

    + Ví dụ: Vũ xuân, hè thu có nhiều thức ăn xanh, vật nuôi không ăn hết nên người ta phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.

    Câu 2 trang 106 sgk Công nghệ 7: Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?

    Lời giải:

    Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

    – Cắt ngắn:

    – Nghiền nhỏ.

    – Xử lí nhiệt.

    – Ủ men.

    – Hỗn hợp.

    – Đường hóa tinh bột.

    – Kiềm hóa rơm rạ.

    Câu 3 trang 106 sgk Công nghệ 7: Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta?

    Lời giải:

    Nước ta sử dụng hai cách sau để dữ trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta:

    – Dữ trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy bằng điện, bằng than… (Phơi rơm, ngô, thóc, sắn khoai lang)

    – Dữ trữ thức ăn ở dạnh nhiều nước như ủ xanh thức ăn. (Ủ xanh rau).