Vì sao ngủ hay chảy nước dãi

Sau khi ngủ dậy, một bên gối của tôi bị ướt đẫm do chảy nước dãi (nước bọt, nước miếng). Mong bác sĩ tư vấn giúp. Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ ơi,

Sau khi ngủ dậy, một bên gối của tôi bị ướt đẫm do chảy nước dãi (nước bọt, nước miếng). Tôi nghĩ đây chỉ là hiện tượng bình thường. Nhưng gần đây, tôi mới được biết hiện tượng này có thể là dấu hiệu của bệnh. Mong bác sĩ tư vấn giúp. Cám ơn.

Vì sao ngủ hay chảy nước dãi
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,Nước bọt được tiết ra chủ yếu từ các tuyến nước bọt mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi; được điều khiển bởi hệ thần kinh phó giao cảm.Nước bọt có tác dụng làm ướt niêm mạc miệng, giảm khô miệng, hỗ trợ động tác nuốt thức ăn, giúp phát âm dễ dàng; làm sạch và sát trùng miệng; trung hòa một số chất có tác dụng kích thích mạnh như để bảo vệ niêm mạc miệng.Bình thường, nước bọt được bài tiết khi bị kích thích bởi thức ăn, mùi vị, màu sắc món ăn, giờ giấc ăn, những lời nói,  hình ảnh, ý nghĩ liên quan tới ăn uống, đặc biệt những thức ăn có tính kích thích (như chua,..).Ngoài ra, nước bọt còn tiết nhiều khi có những tổn thương về thần kinh (rối loạn thần kinh, thần kinh căng thẳng, mệt mỏi, người bị suy nhược…); bệnh lý răng miệng (sâu răng, loét niêm mạc miệng, viêm họng,..); tiêu hóa (viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,..); nội tiết, một số thuốc,…Nếu tình trạng chảy nước dãi nhiều và thường xuyên như bạn nói, bạn nên đi khám các chuyên khoa tiêu hóa, thần kinh, tai mũi họng, răng hàm mặt,… để biết chính xác nguyên nhân.

Theo ThS.BS Lê Thị Tuyết Phượng
Trưởng khoa tiêu hóa - Bệnh viện Nhân dân 115 TPHCM

Vì sao ngủ hay chảy nước dãi

Tin mới nhất

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Nếu bạn thường bối rối vì vũng nước dãi chảy ướt gối khi tỉnh giấc, có lẽ bạn cần một số thay đổi trong thói quen ngủ. Một số người chỉ cần nằm ngửa là có thể ngừng chảy nước dãi, trong khi một số người khác có thể cần các biện pháp mạnh hơn. Hãy thử dùng một số gợi ý sau đây và đến gặp bác sĩ nếu bạn vẫn tiếp tục chảy dãi khi ngủ ban đêm.

  1. 1

    Nằm ngửa khi ngủ. Những người hay nằm nghiêng khi ngủ dễ chảy nước dãi hơn, đơn giản vì trọng lực sẽ khiến miệng mở ra và nước dãi chảy xuống gối. Thử nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa và chèn chặn sao cho bạn không thay đổi tư thế này vào ban đêm.

  2. 2

    Kê cao đầu. Nếu phải nằm nghiêng mới ngủ được, bạn có thể thử kê cao đầu thẳng lên một chút để giúp miệng ngậm lại và không khí lưu thông tốt hơn.

  3. 3

    Thở bằng mũi, không thở bằng miệng. Nguyên nhân chính khiến người ta chảy nước dãi là các xoang mũi bị nghẹt. Vì vậy họ phải thở bằng miệng và chảy nước dãi trong quá trình thở.

    • Thử bôi các sản phẩm làm thông xoang như Vick's Vaporub và Tiger Balm trực tiếp dưới mũi để làm thông mũi.
    • Ngửi các loại tinh dầu như khuynh diệp và hoa hồng trước khi đi ngủ để thông các xoang và xoa dịu trước khi ngủ.
    • Tắm vòi sen nước nóng trước khi ngủ để hơi nước làm sạch các xoang.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Điều trị viêm xoang và dị ứng ngay khi các chứng bệnh này xuất hiện. Các căn bệnh nếu không được điều trị có thể gây chảy dịch mũi sau và tăng tiết nước bọt khi ngủ.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Tìm hiểu xem các thuốc bạn đang uống có làm tăng tiết nước bọt không. Nước bọt quá nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy tác dụng phụ của nhiều loại thuốc. Đọc cảnh báo trên nhãn thuốc và hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ của các loại thuốc.

  1. 1

    Tìm hiểu xem liệu bạn có mắc chứng ngưng thở khi ngủ không. Nếu bạn bị khó ngủ, thở nặng nhọc, ngáy to, hoặc chảy nhiều nước dãi, có thể bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Chứng bệnh này sẽ khiến hơi thở nông và mỏng trong giấc ngủ.

    • Một số hành vi và bệnh lý có thể tăng rủi ro mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Các yếu tố này bao gồm hút thuốc lá, huyết áp cao, người có nguy cơ cao suy tim và đột quỵ.
    • Bác sĩ có thể xác định liệu bạn có mắc chứng ngưng thở khi ngủ hay không bằng cách theo dõi giấc ngủ và xem lại lịch sử giấc ngủ của bạn.

  2. 2

    Tìm hiểu xem liệu bạn có nguy cơ bị chặn đường thở không. Chảy nước dãi cũng là một triệu chứng cho thấy đường thở bị nghẹt. Đến gặp bác sĩ tai mũi họng để tìm xem liệu đường thở bị nghẹt có ảnh hưởng đến khả năng thở bằng mũi khi ngủ không.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Giảm cân. Nếu thừa cân, bạn có khả năng cao mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Hơn một nửa trong số 12 triệu người Mỹ mắc chứng ngưng thở khi ngủ là người thừa cân. Bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng và thường xuyên tập thể dục để đạt được cân nặng khỏe mạnh và giảm số đo vòng cổ để dễ thở hơn.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ theo cách bảo tồn. Chứng ngưng thở khi ngủ có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau ngoài việc giảm cân. Những người được chẩn đoán ngưng thở khi ngủ không nên uống rượu, sử dụng thuốc ngủ và cố gắng tránh tình trạng mất ngủ. Các thuốc xịt mũi đơn giản và dung dịch muối cũng có thể giúp thông hốc mũi.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Dùng liệu pháp cơ học để chữa chứng ngưng thở khi ngủ. Thở áp lực dương liên tục (CPAP) là lựa chọn đầu tiên mà bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường sử dụng. Với liệu pháp CPAP, bệnh nhân sẽ đeo mặt nạ cho phép không khí đi qua mũi và miệng trong khi ngủ. Biện pháp này là để tạo áp lực đủ cho không khí đi qua hốc mũi, giúp ngăn chặn các mô tại đường thở trên khỏi ép xuống khi bệnh nhân ngủ.

  6. 6

    Dùng dụng cụ đưa hàm dưới ra trước. Dụng cụ này ngăn lưỡi khỏi đè xuống đường thở ở họng và giúp đưa hàm dưới ra trước để mở rộng thêm đường thở.

  7. 7

    Phẫu thuật. Những người có các mô tắc nghẽn như dị hình vách ngăn mũi, a-mi-đan phì đại hoặc lưỡi quá to có thể phải viện đến các phẫu thuật khác nhau.

    • Nhiệt điện cực (somnoplasty) sử dụng tần số vô tuyến khiến ngạc mềm co khít lại ở cuống họng và mở đường thở.
    • 'Tạo hình lưỡi gà – vòm khẩu – họng (uvulopalatopharyngoplasty) hay UPPP/UP3 có thể loại bỏ mô mềm ở cuống họng bằng phẫu thuật để mở đường thở.
    • Phẫu thuật mũi (nasal surgery) bao gồm nhiều thủ thuật để sửa chữa các vật cản hoặc dị dạng như dị hình vách ngăn mũi.
    • Thủ thuật cắt a-mi-đan (tonsillectomy) có thể loại bỏ a-mi-đan phì đại cản trở đường thở.
    • Phẫu thuật đưa hàm dưới/hàm trên ra trước (mandibular/maxillary advancement surgery) là phẫu thuật di chuyển xương hàm tới trước để tạo khoảng trống trong cổ họng. Đây là một thủ thuật lớn, chỉ áp dụng cho các trường hợp ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng nhất.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Không cố gắng mở miệng khi ngủ để “làm khô” nước bọt. Điều này không giúp được gì mà chỉ khiến bạn bị đau họng, đặc biệt khi ngủ trong phòng có nhiệt độ thấp.
  • Để dễ nằm ngửa khi ngủ hơn, bạn hãy mua nệm chất lượng tốt có tác dụng nâng đỡ đầu và cổ.
  • Thử dùng băng che mắt mùi oải hương và nằm ngửa khi ngủ.