Vì sao làm sữa chua không dẻo

Mình đã đọc qua rất nhiều công thức tự làm sữa chua trên mạng và đa phần là chỉ trộn trộn, khuấy khuấy rồi mang đi ủ. Quá đơn giản! Thế là vào một ngày đẹp trời, mình tiến hành làm sữa chua. Và… thất bại! Tiếp đến làm thử lại những lần sau nữa, thay đổi công thức nhưng cũng không đạt được kết quả như mong muốn. Sau nhiều lần đau thương như thế, cuối cùng mình cũng đã rút ra được các lỗi thường gặp và cách khắc phục.

Trong bài viết này, mình cũng sẽ hướng dẫn cụ thể về dụng cụ khi làm sữa chua. Nào, chúng mình cùng ngồi xuống và thảo luận nhé!

Sữa chua bị nhớt

Theo mình biết, sữa chua đạt yêu cầu phải đảm bảo đủ 4 yếu tố là: đặc mịn – không nhớt – độ chua vừa phải – không bị chảy khi úp xuống.

Và ngay lần đầu tiên làm sữa chua, sản phẩm của mình đã bị fail mất 2/4 yếu tố :((( Sữa chua mình làm bị lỏng và nhớt. Nhìn bình thường thì thấy khá đặc, nhưng khi xúc vào thì cảm giác như lòng trắng trứng vậy.

Nếu bạn cũng gặp phải tình trạng này thì là do 3 nguyên nhân.

Vì sao làm sữa chua không dẻo
Tình trạng sữa chua bị nhớt

Sử dụng dụng cụ chưa đúng

Dụng cụ ở đây là dụng cụ đựng, dụng cụ làm và dụng cụ ủ.

Đối với dụng cụ đựng sữa chua, bạn có thể sử dụng hộp từ nhiều chất liệu khác nhau như nhựa, silicon, thủy tinh… Tuy nhiên điều cần chú ý nhất là khử trùng dụng cụ trước khi dùng.

Cách mình hay dùng để khử trùng nguyên liệu là ngâm lọ và dụng cụ làm vào nước đun sôi tầm 30 giây đến 1 phút. Sau đó để khô tự nhiên trong môi trường sạch hoặc quay trong lò vi sóng khoảng 2 – 3 phút trong nhiệt độ 100 độ C.

Mình hay dùng cách quay trong lò vi sóng hơn bởi làm khô thường thì nước có thể chưa khô hẳn, lau lại bằng khăn giấy thì cũng không đảm bảo vệ sinh.

Các dụng cụ khác cần thiết trong quá trình tự làm sữa chua là muôi, thìa, cốc, rây… Những dụng cụ này cũng cần tiệt trùng sạch theo cách tiệt trùng lọ đựng.

Và cuối cùng là những dụng cụ liên quan đến quá trình ủ. Để ủ sữa chua thì có rất nhiều cách. Bạn có thể sử dụng nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng, thùng xốp… tùy theo cách của riêng mình.

Tuy nhiên cần đảm bảo dụng cụ đủ sạch, tạo môi trường thích hợp. Nếu không sữa chua rất có thể bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ và bị nhớt.

Chọn men và sữa không đúng

Về men và sữa thì có 2 điểm cần lưu ý. Chỉ cần nắm được 2 điểm này thì tỉ lệ thành công của bạn sẽ cao hơn rất nhiều, gần như là bất bại luôn đấy. Đó là:

  • Nên chọn loại men mới và đợi hết lạnh ở nhiệt độ thường cho đến khi men chuyển thành trạng thái lỏng rồi mới trộn vào hỗn hợp sữa. Cân đối tỉ lệ men bằng khoảng 3% – 10% sữa. Men càng nhiều thì sữa sẽ càng bị cứng và đặc. Do đó nếu cho lượng men quá 10% thì hỗn hợp tạo thành sẽ bị nhớt, tách nước… Mình hay dùng tỉ lệ men so với sữa là 5%.
  • Chọn loại sữa có hàm lượng Protein và chất béo cao thì sữa sẽ đặc và thơm hơn. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng bị nhớt, lỏng, tách nước, không chua thì bạn nên đun nóng sữa đến khoảng 80 – 85 độ C. Sau đó để nguội về 38 – 43 độ C thì mới dùng. Đây là bí kíp mình học được của chị Trang bên Savourydays. Theo chị giải thích thì việc đun nóng này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn xấu và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho vi khuẩn có lợi lên men.

Nhiệt độ ủ không thích hợp

Men hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ 32 – 48 độ C và sẽ chết nếu gặp nhiệt độ 54 độ C trở lên. Vì vậy, bạn luôn phải duy trì ở nhiệt độ thích hợp trong suốt quá trình ủ.

Nếu nhiệt độ thấp hoặc cao quá so với tiêu chuẩn, chắc chắn sữa chua của bạn sẽ thất bại. Để duy trì được nhiệt độ này, tốt nhất bạn nên sắm một chiếc nhiệt kế và đo thường xuyên.

Như mình, mình thường sử dụng lò vi sóng để ủ và phải canh giờ để đo và chỉnh nhiệt cho phù hợp. Tầm 4 đến 5 tiếng là sữa chua đã đông lại rồi. Do đó, các bạn cần chịu khó, không được chủ quan nhé!

Sữa chua bị tách nước

Tình trạng tách nước có thể xảy ra ở rất nhiều món ăn khác nhau. Chắc có lẽ bởi thế mà chị em bị “ám ảnh” bởi tình trạng này. Tuy nhiên, với sữa chua bị tách nước thì bạn không cần quá lo lắng đâu.

Lớp nước này có thể uống được và cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến thành phẩm. Nguyên nhân gây ra tách nước khi tự làm sữa chua thì có thể là:

Vì sao làm sữa chua không dẻo
Sữa chua có thể bị tách nước ở đáy, trên bề mặt hoặc ở giữa
  • Loại sữa dùng để làm chưa phù hợp: Sữa chua thực chất là sản phẩm lên men từ sữa. Bởi đó, chất lượng sữa cũng ảnh hưởng nhiều đến sữa chua thành phẩm. Bạn có thể chọn sữa tươi, sữa bột, sữa nguyên kem, sữa tách béo… Nhưng cần lưu ý lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt, sạch để tránh việc thành phần xấu trong sữa ức chế men khiến sữa chua không lên men, tách nước.
  • Nhiệt độ ủ cao quá: Nhiệt cao sẽ làm men hoạt động yếu, bị chết gây ra tình trạng tách nước.
  • Sữa chua bị tác động lực trong quá trình ủ: Đây là tình trạng rất nhiều chị em mắc phải. Mọi người quá chú trọng nhiệt độ trong quá trình ủ nên có thể sẽ thường xuyên di chuyển, đo, lắc,… sữa chua mà quên mất rằng những lực tác động này sẽ khiến sữa chua bị vữa, tách nước. Ngoài ra, tác động lực này cũng có thể đến từ dụng cụ ủ như lò nướng, nồi cơm. Chúng có thể bị rung trong quá trình hoạt động và ảnh hưởng tới sữa chua. Bởi thế, bạn cần chú ý điểm này nhé!

Sữa chua không mịn, bị cặn bột

Tình trạng này xảy ra khi sữa chưa hòa tan vào với nhau. Khi bạn dùng các loại sữa đặc, sữa bột thì nên chú ý khuấy đều để các loại sữa hoàn toàn tan vào nhau. Để chắc chắn thì nên đổ qua một lớp rây lọc.

Ngoài ra, việc men chưa hòa tan vào sữa cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến sữa chua bị cặn, nhớt ở đáy và không mịn. Men khó hòa tan có thể do bạn cho men vào hỗn hợp sữa khi men vẫn còn lạnh.

Bởi vậy, khi trộn men vào sữa chị em cần lưu ý để men lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ thường nhé. Khi men đã “nguội” rồi thì mình chỉ cần đảo nhẹ là nó đã hòa tan vào hỗn hợp sữa rồi.

Chú ý: Không đảo, trộn quá nhiều vì việc đó sẽ làm yếu hoạt động của men.

Vì sao làm sữa chua không dẻo
Tình trạng sữa chua không mịn

Sữa không chua/ không đông

Khi tự làm sữa chua, thất bại phổ biến nhất mà chị em thường gặp là sữa chua không đủ độ chua cần thiết hoặc không thể đông được. Thực ra thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nhưng theo mình thì có ba nguyên nhân chủ yếu là:

  1. Thời gian ủ chưa đủ: Về thời gian thì đây là yếu tố khá khó kiểm soát. Bởi mỗi người sẽ có một cách ủ khác nhau. Kéo theo đó là thời gian ủ cũng khác nhau. Thông thường thì thời gian cần thiết để ủ sữa chua là từ 4 – 6 tiếng trong điều kiện nhiệt độ đạt chuẩn. Thời gian có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, không có cách nào khác là bạn cần làm nhiều lần và tự rút ra công thức cho riêng mình.
  2. Men hoạt động kém hiệu quả: Sữa không đủ chua và không đông được thì nguyên nhân đầu tiên chị em cần xem lại là men. Có rất nhiều yếu tố khiến men chết và hoạt động yếu. Mình đã phân tích ở các phần bên trên. Bạn có thể xem lại để khắc phục nhé.
  3. Do các nguyên nhân khác như nhiệt độ ủ chưa thích hợp hoặc chất lượng sữa không tốt.
Vì sao làm sữa chua không dẻo
Sữa chua chưa đông lại hoàn toàn

Sở dĩ mình gộp hai tình trạng này vào với nhau bởi nguyên nhân nó có khá nhiều điểm tương đồng. Và thường thì hai tình trạng này sẽ xảy ra cùng nhau.

Tất nhiên cũng sẽ có nhiều trường hợp sữa không chua nhưng vẫn đông và ngược lại. Do đó, bạn cần xem xét tình hình cụ thể để đưa ra giải pháp cho phù hợp nhé.

Tạm kết

Đây chỉ là một số trường hợp phổ biến nhất chị em hay gặp phải khi tự làm sữa chua. Ngoài ra còn có thể xảy ra các tình trạng như sữa lỏng, chua quá, không đủ ngọt,… Nhưng nhìn chung thì mình thấy chỉ cần áp dụng đúng các nguyên tắc mà mình đã nêu trên thì cũng có thể khắc phục được các tình trạng này. Hãy bắt tay vào làm ngay thôi nào. Tipmuasam tin rằng bạn chỉ gặp khó khăn trong 1, 2 lần đầu thôi chứ còn các lần sau là làm ngon ơ ngay thôi ấy mà ^^.

“Sữa chua không đông có dùng được không” là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn khi làm sữa chua tại nhà. Muốn làm được sữa chua ngon, dẻo mịn bạn cần có công thức đúng cũng như các lưu ý trong cách ủ sữa. Theo dõi bài viết dưới đây của maylambanhmi.net để tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục và trả lời cho câu hỏi “sữa chua không đông có dùng được không” nhé!

Vì sao làm sữa chua không dẻo

Cách làm sữa chua tại nhà

Nguyên liệu

Để làm một mẻ sữa chua tại nhà bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu:

  • 2 hộp sữa chua để làm men cái
  • 1 lít sữa tươi có đường hoặc không đường đều được (dùng sữa không đường sữa chua thu được béo ngậy hơn)
  • 1 hộp sữa đặc 380gr
  • Các dụng cụ đi kèm: ca, nồi, hũ ủ sữa, thìa,…

Vì sao làm sữa chua không dẻo

Các bước thực hiện

Bước 1: Hòa tan men cái

  • Đổ sữa đặc vào ca đựng, dùng lon sữa này để đong 1 lon nước sôi và đổ vào ca.
  • Đổ tiếp 1 lít sữa tươi đã chuẩn bị 
  • Cho men cái vào và khuấy đều hỗn hợp trên

Bước 2: Ủ sữa chua

Đun hỗn hợp trên trong vòng 2-3 phút, để hỗn hợp về khoảng 60 độ C và bắt đầu ủ.

  • Rót sữa vào hũ ủ và xếp vào nồi cơm điện hoặc thùng xốp
  • Với cách ủ bằng nồi cơm điện: sau khoảng 2 tiếng ấn nút hâm lại trong vòng 4 phút rồi tắt
  • Ủ bằng thùng xốp: pha nước ủ sữa với tỉ lệ sôi:lạnh là 2:1, đổ ngập ⅔ hũ sữa chua, đậy nắp thùng và đem đi ủ, có thể quấn thêm chăn để tăng nhiệt độ rút ngắn thời gian.
  • Ủ sữa chua từ 6-8 tiếng 

Bước 3: Hoàn thành

Cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh 2-3 tiếng và sử dụng

Tại sao sữa chua bạn làm lại không đông, không dẻo mịn?

Mất 6-8 tiếng để đợi thành phẩm mà sữa chua lại không đông, không dẻo mịn thì thật là nản phải không nào? Bạn hãy xem qua một số lưu ý dưới đây để có một mẻ sữa chua tại nhà thơm ngon nhé!

1. Dùng đúng công thức làm sữa chua

Trong quá trình hòa men cái bạn cần theo đúng công thức, không để nước chiếm quá nhiều mà sữa và đường lại quá ít. Làm như vậy sữa chua thu được sẽ bị lỏng nhớt và không đông.

Vì sao làm sữa chua không dẻo

2. Đảm bảo dụng cụ làm sữa chua sạch sẽ

Tiệt trùng kĩ các dụng cụ làm sữa chua như nồi ủ, muỗng khuấy, ca đựng hỗn hợp và đặc biệt là hũ đựng sữa chua nên được rửa sạch và để ráo nước.

3. Dùng men cái chất lượng

Men cái có thể mua ở siêu thị và các cửa hàng tạp hóa, loại sữa chua có đường hay không đường đều được. Tuy nhiên không sử dụng các loại sữa chua có hương vị: nha đam, dâu,…Đảm bảo sữa chua còn hạn sử dụng để lên men tốt. 

Vì sao làm sữa chua không dẻo

Nếu đã làm những mẻ sữa chua tại nhà thành công, bạn có thể tận dụng để làm men cái cho những lần tiếp theo.

4. Đảm bảo nhiệt độ và thời gian ủ sữa

Ủ sữa chua mấy tiếng thì được? Sữa chua ủ 24 tiếng có sao không?

Tùy vào cách ủ mà thời gian sữa chua lên men là khác nhau: ủ bằng nồi cơm điện mất khoảng 5-6 tiếng, ủ bằng thùng xốp 7-8 tiếng,…Nếu bạn ủ bằng nắng ngoài trời sẽ cần thời gian nhiều hơn, kéo dài đến 12 tiếng.

Vì sao làm sữa chua không dẻo

Nhiều bạn thắc mắc, ủ sữa chua bằng nắng ngoài trời thì có phải đậy nắp không. Câu trả lời là nhé. Với bất kì phương pháp nào hũ sữa chua cũng cần được đậy nắp để đảm bảo vệ sinh và lên men tốt hơn.

Bên cạnh thời gian ủ, nhiệt độ ủ cũng quan trọng không kém. Duy trì nhiệt độ 45-50 độ C là mức nhiệt thích hợp nhất để sữa lên men.

Sữa chua không đông có dùng được không?

Quy trình làm sữa chua khá đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng làm được sữa chua ngon dẻo, đúng vị. Người làm sữa chua cần có công thức đúng cũng như các lưu ý để mẻ sữa chua mình làm được thơm ngon. Chỉ một sơ suất nhỏ là hỏng cả cả nồi rồi đó.

Vì sao làm sữa chua không dẻo

Ủ sữa chua không đông phải làm sao? Sữa chua không đông có ủ lại được không? – Không bạn nhé! Nếu đã chót làm mẻ sữa chua không đông thì bạn chỉ có thể rút kinh nghiệm và làm lại mà thôi!

Bạn hãy tham khảo cách làm sữa chua tại nhà của maylambanhmi.net để có mẻ sữa chua thơm dẻo, đông mịn.

Vì sao làm sữa chua không dẻo

Sữa chua là một món ăn có lợi cho tiêu hóa và sức khỏe. Vì vậy, hãy vào bếp và làm sữa chua ngay hôm nay bạn nhé!