Vì sao hạn chế sử dụng thuốc tê

Có thể nói sử dụng thuốc gây tê, mê là một tiến bộ vượt bậc của ngành y nhằm góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Tuy nhiên sử dụng thuốc loại này giống như việc sử dụng con dao hai lưỡi mà lưỡi nào cũng thật sắc.

Thuốc đưa đến tác dụng gây tê, mê rất tốt nhưng đồng thời cũng có thể gây tai biến chết người. Không hiếm xảy ra trường hợp người bệnh chỉ mới được tiêm một liều thuốc gây tê nhỏ lại bị tử vong vì sốc thuốc.

Vì sao hạn chế sử dụng thuốc tê

Gây tê cục bộ. 

Thuốc gây tê

Thuốc gây tê là thuốc có tác dụng ức chế dây thần kinh cảm giác để làm tạm thời mất cảm giác tại nơi thuốc tiếp xúc. Tức là thuốc chỉ gây tê, làm mất cảm giác đau đớn tại nơi có thuốc chứ không ảnh hưởng đến ý thức, hoạt động của cơ thể. Khi nhổ răng và được tiêm thuốc tê chẳng hạn, ta thấy vùng nướu được tiêm tê cứng và không còn cảm giác nữa nhưng ý thức vẫn hoàn toàn tỉnh táo, tay chân vẫn hoạt động bình thường. Thuốc gây tê được chia làm hai loại: gây tê bề mặt (tetracain, ethyl clorid) dùng để bôi, đặt trên da, niêm mạc, nhỏ mắt; gây tê tiêm (lidocain, bupivacain). Khi tiêm sẽ xuyên thấm qua da - niêm mạc (trong nhổ răng), gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống (hiện nay mổ lấy thai chỉ cần gây tê tủy sống). Một số thuốc gây tê thường sử dụng là lidocain, bupivacain, procain... trong đó lidocain được dùng rộng rãi nhất. Do thời gian tác dụng gây tê quá ngắn, thuốc thường được thêm chất co mạch adrenalin để kéo dài tác dụng cục bộ của thuốc. Bác sĩ điều trị cần thận trọng khi dùng adrenalin phối hợp với thuốc gây tê vì dùng quá mức có thể gây thiếu máu cục bộ. Tác dụng phụ của thuốc gây tê thường là hạ huyết áp, nhịp tim chậm. Tác dụng trên thần kinh như gây vật vã, suy hô hấp và co giật. Đặc biệt thuốc có thể gây dị ứng, trầm trọng nhất là gây sốc phản vệ. Bác sĩ phải đánh giá được liều dùng an toàn của thuốc gây tê thông qua xác định tuổi, cân nặng của bệnh nhân, đặc điểm lâm sàng, mức độ vùng mạch máu ở nơi thuốc tiếp xúc và thời gian dùng thuốc. Nếu dùng đường tiêm, phải cẩn thận theo dõi tác dụng độc của thuốc trong 30 phút đầu sau khi tiêm và cần có thuốc cấp cứu để xử lý khi bị tai biến.

Thuốc gây mê

Là thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương để làm mất hoàn toàn ý thức, phản xạ và mọi cảm giác của toàn thân. Tức là khi được gây mê người bệnh sẽ bất động, ngủ say như chết, hoàn toàn không hay biết khi cuộc phẫu thuật có khi rất nghiêm trọng đang diễn ra. Thuốc gây mê được chia làm hai loại:

Thuốc gây mê dạng hít: là các thuốc gây mê bay hơi ở thể khí được dùng qua đường hô hấp để duy trì mê sau khi khởi mê bằng thuốc gây mê tĩnh mạch. Có các thuốc: ether mê, halothan, dinitrogen oxid (N2O)... Để tránh giảm ôxy huyết phải dùng thuốc gây mê dạng hít phối hợp với một nồng độ ôxy thích hợp.

Thuốc gây mê tĩnh mạch: là các thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch chủ yếu để khởi mê nhanh và sau đó được duy trì bằng thuốc mê dạng hít thích hợp hoặc được tiêm truyền gián đoạn hay liên tục. Người ta cũng dùng thuốc gây mê loại đơn thuần để gây ngủ nhẹ trong các phẫu thuật ngắn, đặc biệt được tiến hành với sự hỗ trợ của thuốc gây tê. Có các thuốc: thiopental, ketamin, etomidat...

Hiện nay vẫn chưa có được một thuốc gây mê lý tưởng có đặc điểm: khởi phát tác dụng nhanh, êm dịu; khoảng cách an toàn (tức giữa liều điều trị và liều độc) rộng; không có tác dụng phụ ở liều điều trị. Tức là các thuốc gây mê được dùng hiện nay đều độc và có thể gây tác dụng phụ. Hầu hết có thể gây suy hô hấp, giảm huyết áp, suy chức năng tuần hoàn não. Một số thuốc có thể gây suy gan, suy thận. Hiện nay người ta không gây mê bằng một thuốc duy nhất mà được thay bằng “gây mê cân đối”, tức là dùng phối hợp nhiều thuốc có tác dụng khác nhau để tạo ra trạng thái mê cân đối. Như bên cạnh thuốc gây mê, người ta dùng thuốc tiền mê là thuốc an thần, thuốc chống co thắt, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau... Sử dụng thuốc gây mê luôn luôn có nguy cơ bị tai biến cho nên phải sẵn có và đầy đủ các phương tiện hồi sức cấp cứu đối phó với trường hợp bị tai biến do thuốc và cả các tai biến khác xảy ra trong cuộc phẫu thuật (nên lưu ý sốc có thể do thuốc gây tê, mê nhưng cũng có thể do phản xạ thần kinh khi tiến hành mổ xẻ ở các vùng nhạy cảm như hầu, họng, cổ, hậu môn... và phải có thuốc, phương tiện cấp cứu thích hợp). Đặc biệt sử dụng thuốc gây mê chỉ an toàn khi được tiến hành bởi bác sĩ được đào tạo một cách bài bản chuyên khoa gây mê hồi sức.

PGS.TS Nguyễn Hữu Đức


Gần đây, ở nước ta nhiều ca tai biến nghiêm trọng xảy ra liên quan đến gây tê mà nguyên nhân vẫn bị ngộ nhận là sốc phản vệ. Thực tế sốc phản vệ do thuốc tê là rất hiếm gặp, nhất là các nhóm thuốc tê chính đang sử dụng hiện nay hầu hết thuốc nhóm Amino-Amid. Ngộ độc thuốc tê (NĐTT) mới là nguyên nhân chính gây ra những tai biến đó.


NĐTT ảnh hưởng tới tính mạng, sự an toàn của người bệnh và gây lo ngại cho nhân viên y tế trong thực hành gây tê. Gây tê được tiến hành ở nhiều chuyên khoa với những vị trí khác nhau, nguy cơ NĐTT có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí và loại thuốc tê nào. Nguy cơ NĐTT cao ở những bệnh già yếu, trẻ em, người có protein máu thấp, gây tê ở vị trí giàu mạch máu như: đầu mặt cổ, khoang miệng, mũi họng và tầng sinh môn…Dựa vào thực tiễn lâm sàng tại Khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện TWQĐ 108 với hơn 10.000 ca gây tê mỗi năm; dựa trên Phác đồ Xử trí NĐTT của Hội Gây tê vùng và Giảm đau Hoa Kỳ 2018 và Hội Gây mê hồi sức Pháp 2016 chúng tôi cung cấp cho quý đồng nghiệp những dấu hiệu nhận biết và những kỹ năng cơ bản về xử trí nhằm giảm thiểu rủi ro và sẵn sàng cấp cứu khi có NĐTT.

Vì sao hạn chế sử dụng thuốc tê

Không Lipid không tiêm thuốc tê


BIỂU HIỆN LÂM SÀNG NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ

Trong và sau gây tê gặp những dấu hiệu sau đây cần nghĩ ngay đến NĐTT.
Dấu hiệu thần kinh trung ương - Dấu hiệu gợi ý: Đắng miệng, tê quanh miệng, ù tại, nhìn mờ. - Kích thích: Kích động, nói nhảm, lú lẫn, rung giật, co giật. - Ức chế: Ngủ lơ mơ, đờ đẫn, hôn mê, hoặc ngưng thở.

Dấu hiệu tim mạch (đôi khi là biểu hiện duy nhất của NĐTT)

- Rối loạn nhịp tim và hoặc rối loạn dẫn truyền trong tim. - Tụt huyết áp tiến triển. - Ngừng tim.


XỬ TRÍ

Lipid 20% là thuốc dùng đầu tiên, chủ yếu và quan trọng nhất trong điều trị NĐTT 1. Ngừng tiêm thuốc tê 2. Gọi hỗ trợ 3. Lấy hộp cấp cứu NĐTT. Truyền Lipid 20% Kiểm soát đường thở: Thở oxy 100%, đặt nội khí quản thở máy nếu cần. - Cách dùng Lipid 20% Tiêm tĩnh mạch 1,5nl/kg Lipid 20% trong 2-3 phút Truyền duy trì 0,25ml/kg/phút Nếu tình trạng bệnh nhân vẫn không ổn định Tiêm nhắc lại 1-2 lần với liều tương tự và gấp đôi tốc độ truyền duy trì. Tổng liều không vượt quá 12ml/kg hay 1000ml trong 30 phút 4. Điều trị co giật: Benzodiazepin (Midazolam) tránh dùng Propofol nhất là ở những bệnh nhân huyết động không ổn định 5. Điều trị nhịp chậm: Atropine 6. Ngừng tim do NĐTT (Thuốc điều trị ngừng tim trong NĐTT khác với thuốc điều trị ngừng tim khác) - Hồi sinh tim phổi. Gọi đơn vị tim phổi nhân tạo gần nhất. Sẵn sàng hồi sức kéo dài. - Dùng ngay Lipid 20%. - Liều adrenaline 1mcg/kg. - Rung thất: sốc điện. - Không sử dụng: Vasopressin, thuốc chẹn kênh Calci, thuốc ức chế Beta hoặc các loại thuốc tê khác. 7. Tiếp tục theo dõi 4-6 giờ nếu có biến cố tim mạch, hoặc ít nhất 2 giờ nếu có biến cố thần kinh trung ương


YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ DỰ PHÒNG

- Cân nhắc, dùng lượng thuốc tê nhỏ nhất để đạt mức tê và thời gian tê mong muốn. - Nồng độ thuốc tê trong máu bị ảnh hưởng bởi vị trí tiêm và liều sử dụng. - Những bệnh nhân nguy cơ cao NĐTT là: trẻ em, người già yếu, suy kiệt, suy tim, rối loạn dẫn truyền nhịp tim, protein máu thấp. - Hút ngược xilanh trước mỗi lần tiêm, quan sát xem có máu trong xilanh. - Tiêm chậm quan sát và hỏi để phát hiện những dấu hiệu NĐTT. - Theo dõi bệnh nhân liên tục bằng Monitor trong và sau khi tê ít nhất 30 phút. - Giao tiếp thường xuyên với bệnh nhân để phát hiện triệu chứng NĐTT. - Nghĩ đến NĐTT ở bệnh nhân có thay đổi trạng thái tinh thần, triệu chứng thần kinh hoặc dấu hiệu bất thường về tim mạch sau gây tê. Cân nhắc NĐTT ngay cả khi: Liều thuốc tê nhỏ, tê dưới da, tê niêm mạc, phẫu thuật viên tê, sau tháo garo.


KẾT LUẬN

- Khi có những rối loạn về thần kinh và tim mạch trên bệnh nhân gây tê cần nghĩ ngay đến NĐTT, phản ứng phản vệ liên quan đến gây tê là rất hiếm gặp. - Sử dụng Lipid 20% ngay khi có biểu hiện đầu tiên và rõ ràng của NĐTT do bất kỳ loại thuốc tê nào. - Liều adrenaline ≤ 1mcg/kg là hiệu quả hơn trong hồi sinh tim phổi nâng cao ở bệnh nhân ngừng tim hoặc tụt huyết áp do NĐTT. Gọi khoa Gây mê Hồi sức khi nghi ngờ hoặc có bệnh nhân Ngộ độc thuốc tê!

BS. Nguyễn Văn Kiên, PGS.TS. Nguyễn Minh Lý, TS. Tống Xuân Hùng

Khoa Gây mê Hồi sức – Bệnh viện TWQĐ 108

Chia sẻ

Gây tê ngoài màng cứng đôi khi không đạt được hiệu quả như mong đợi. Tình trạng này có thể xảy ra khi:

  • Khó tìm thấy khoang ngoài màng cứng
  • Thuốc gây tê không lan tỏa đều khắp khoang ngoài màng cứng
  • Ống thông ngoài màng cứng rÆ¡i ra ngoài

Trường hợp gây tê ngoài màng cứng không giảm đau được cho bệnh nhân, bác sĩ gây mê có thể thay thế bằng các phương pháp giảm đau khác hoặc thực hiện lại thủ thuật này. Gây tê ngoài màng cứng thường an toàn; tuy nhiên, cũng như hầu hết các thủ thuật y khoa, tác dụng phụ đôi khi có thể xảy ra.

HẠ HUYẾT ÁP

Tác dụng phụ thường gặp nhất của gây tê ngoài màng cứng là hạ huyết áp. Nguyên nhân là do thuốc tê ảnh hưởng đến các dây thần kinh chi phối mạch máu, dẫn đến hạ huyết áp. Điều này có thể gây buồn nôn, chóng mặt và choáng váng (bệnh nhân có cảm giác như sắp ngất xỉu, cảm thấy cơ thể nặng nề trong khi đầu của mình có cảm giác như bị thiếu máu).

Huyết áp của bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ trong lúc thực hiện gây tê ngoài màng cứng. Nếu cần thiết, thuốc có thể được truyền qua tĩnh mạch của bệnh nhân để ổn định huyết áp .

Vì sao hạn chế sử dụng thuốc tê

MẤT KIỂM SOÁT BÀNG QUANG

Sau gây tê ngoài màng cứng, bệnh nhân sẽ không có cảm giác khi bàng quang căng đầy nước tiểu vì thuốc tê đã tác động đến các dây thần kinh xung quanh.

Ống thông tiểu sẽ được đặt vào bàng quang của bệnh nhân giúp dẫn lưu nước tiểu. Khả năng kiểm soát bàng quang của bệnh nhân sẽ trở lại bình thường ngay khi hết thuốc tê.

NGỨA DA

Trong quá trình gây tê ngoài màng cứng, thuốc giảm đau kết hợp với thuốc gây tê thỉnh thoảng có thể làm cho da của bệnh nhân bị ngứa. Tình trạng này có thể được điều trị dễ dàng.

BUỒN NÔN

Bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nôn (hoặc nôn ói) sau gây tê ngoài màng cứng. Nếu huyết áp của bệnh nhân bình thường, thuốc chống nôn sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

ĐAU LƯNG

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010 cho thấy không có sự gia tăng nguy cơ gây đau lưng kéo dài khi áp dụng phương pháp gây tê ngoài mạng cứng.

Đội ngũ nhân viên y tế thực hiện gây tê ngoài màng cứng sẽ cố gắng chăm sóc để đảm bảo bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong và sau thủ thuật, nhưng nếu bệnh nhân phải nằm cùng một tư thế trong thời gian dài có thể làm cho tình trạng đau lưng có sẵn trước đó trở nên trầm trọng hơn. Sau thủ thuật, nếu bệnh nhân bị đau lưng dữ dội, bệnh nhân nên thông báo ngay cho nhân viên y tế, giúp họ sớm tiến hành đánh giá tình trạng đau lưng của bệnh nhân.

ĐAU ĐẦU DỮ DỘI

Cơn đau đầu dữ dội thỉnh thoảng có thể xảy ra sau gây tê ngoài màng cứng – được gọi là đau đầu do thủng, rách màng cứng.

Tình trạng này xảy ra khi lớp màng tủy sống (màng cứng) của bệnh nhân vô tình bị thủng, rách.

Tình trạng đau đầu thường sẽ khỏi theo thời gian, một thủ thuật gọi là “dán máu” có thể được sử dụng sẽ giúp bịt kín chỗ thủng. Thủ thuật được thực hiện bằng cách lấy một lượng nhỏ máu của bệnh nhân để bơm vào khoang ngoài màng cứng. Khi máu đông lại (dày lên), lỗ thủng, rách sẽ được bịt kín và cơn đau đầu của bệnh nhân sẽ không còn.

Đau đầu do thủng, rách màng cứng sau gây tê ngoài màng cứng thường rất hiếm, khả năng xảy ra từ 1/100 đến 1/500 trường hợp.

NHIỄM TRÙNG

Nhiễm trùng có khả năng xảy ra tại vị trí tiêm trong một vài tuần sau gây tê ngoài màng cứng và có thể dẫn đến việc hình thành áp xe. Rất hiếm khi áp xe hình thành trong khoang ngoài màng cứng. Tình trạng này có thể gây tổn thương thần kinh, bao gồm việc mất hoàn toàn khả năng vận động của nửa dưới cơ thể (liệt chi dưới).

TỤ MÁU NGOÀI MÀNG CỨNG

Khối máu tụ ngoài màng cứng là một biến chứng rất hiếm gặp sau gây tê ngoài màng cứng. Tụ máu xảy ra là do sự tổn thương ở thành mạch máu.

Nếu tĩnh mạch bên trong khoang ngoài màng cứng bị đâm thủng, máu có thể tích tụ và hình thành khối máu tụ, gây chèn ép tủy sống của bệnh nhân.

Tình trạng này có thể gây tổn thương thần kinh như liệt chi dưới nhưng rất hiếm khi xảy ra.

CÁC BIẾN CHỨNG KHÁC

Các biến chứng khác có thể xảy ra sau gây tê ngoài màng cứng dù hiếm gặp, bao gồm:

  • Ngất xỉu (co giật)
  • Khó thở
  • Tổn thÆ°Æ¡ng thần kinh
  • Tá»­ vong

Tuy nhiên, các biến chứng nghiêm trọng sau gây tê ngoài màng cứng là rất hiếm. Ước tính nguy cơ gây tổn thương vĩnh viễn từ phương pháp gây tê ngoài màng cứng khi sinh con là từ 1/80,000 đến 1/320,000 trường hợp.

Trước khi quyết định thực hiện gây tê ngoài màng cứng, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ gây mê về thủ thuật. Bác sĩ gây mê sẽ trao đổi thêm thông tin về các nguy cơ biến chứng như mô tả ở trên.