Vì sao bị bệnh gút

Bệnh gút (bệnh gout) là một dạng viêm khớp phổ biến gây đau dữ dội, sưng và cứng khớp. Gout có thể tiến triển và dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Vậy bệnh gút là gì? Làm thế nào để điều trị bệnh gút hiệu quả?

Trong bài viết này, mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu bệnh gout là gì cũng như cách giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh gút một cách hiệu quả.

Tìm hiểu chung

Bệnh gút (gout) là gì?

Bệnh gút (gout hay thống phong) là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng do sự tích tụ axit uric gây ra. Bệnh thường ảnh hưởng đến bàn chân, đặc biệt là ngón chân cái.

Các giai đoạn tiến triển của bệnh gút

Bệnh gout có nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau. Ở mỗi giai đoạn, bệnh sẽ có một tên gọi riêng.

Giai đoạn 1: Tăng axit uric máu không triệu chứng

Nồng độ axit uric trong máu của một người có thể tăng mà không biểu hiện bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Ở giai đoạn này, bạn không cần điều trị, mặc dù tinh thể uric có thể lắng đọng trong mô và gây tổn thương nhẹ.

Những người bị tăng axit uric máu không triệu chứng cần được kiểm soát các yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa bệnh tiến triển thành gút.

Giai đoạn 2: Bệnh gút cấp

Giai đoạn này xảy ra khi các tinh thể uric lắng đọng đột ngột, gây viêm cấp tính và đau dữ dội. Cơn bộc phát bất ngờ này thường sẽ giảm dần trong vòng 3 – 10 ngày. Cơn gút cấp đôi khi có thể được kích hoạt bởi tình trạng căng thẳng, rượu bia, cũng như thời tiết lạnh.

Giai đoạn 3: Khoảng cách giữa các cơn gút cấp

Giai đoạn này là giai đoạn giữa các cơn gút cấp. Những đợt bộc phát bệnh sau đó có thể không xảy ra trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, mặc dù nếu không được điều trị, chúng có thể tồn tại lâu hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Trong khoảng thời gian này, các tinh thể uric tiếp tục lắng đọng trong mô.

Giai đoạn 4: Bệnh gút có tophi mãn tính

Đây là giai đoạn bệnh gout gây suy nhược nhất cho cơ thể. Các tổn thương vĩnh viễn có khả năng đã xảy ra ở khớp và thận. Bệnh nhân sẽ bị viêm khớp mạn tính và phát triển tophi, một dạng khối u lớn do uric lắng đọng, tại nhiều khu vực của cơ thể như khớp ngón tay.

Nếu không điều trị kịp thời, sau một thời gian rất dài khoảng 10 năm, bệnh gút có tophi mạn tính sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp điều trị bệnh gút sớm sẽ không tiến triển đến giai đoạn này.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Các dấu hiệu bệnh gút là gì?

Các triệu chứng bệnh gút thường xuất hiện đột ngột và xảy ra vào ban đêm. Bạn có thể bị:

Đau khớp dữ dội

Bệnh gút thường ảnh hưởng đến khớp lớn của ngón chân cái, nhưng nó có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Một số khác bị ảnh hưởng bao gồm: mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay. Cơn đau có thể nghiêm trọng nhất trong vòng 4 – 12 giờ đầu sau khi khởi phát.

Khó chịu kéo dài

Khi cơn đau dữ dội thuyên giảm, cảm giác khó chịu ở khớp vẫn có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Các đợt bộc phát sau này có khả năng kéo dài lâu hơn và ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn.

Khớp bị viêm và sưng đỏ

Một biểu hiện khác của bệnh gút là các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, ấm và đỏ.

Phạm vi chuyển động hạn chế

Khi bệnh gout tiến triển, bạn đôi khi không thể vận động các khớp như bình thường.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu bệnh gút như đau đột ngột, dữ dội ở khớp, hãy đến gặp bác sĩ. Bệnh gout không được điều trị có thể dẫn đến cơn đau nghiêm trọng hơn và gây tổn thương khớp nhiều hơn.

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn sốt, khớp bị nóng và viêm, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Tuy không phải là bệnh nan y khó chữa nhưng điều khiến việc chữa bệnh gout trở nên khó khăn lại do chính thói quen ăn uống hằng ngày gây ra.

Biểu hiện và các triệu chứng của bệnh gout

Biểu hiện

Bệnh gout đã được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purine ở người, làm tăng tổng hợp acid uric và/hoặc giảm thải acid uric ra ngoài, gây tăng acid uric trong máu.

Người bị bệnh gout có biểu hiện đầu tiên là thường đau ở ngón tay (ngón cái), xuất hiện các tophy (u cục) ở khớp, quanh khớp, ở vành tai. Khởi bệnh đột ngột bằng một cơn viêm khớp cấp với tính chất: sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội, đột ngột ở một khớp làm người bệnh rất đau đớn, không thể đi lại được. Bệnh diễn biến từng đợt, giữa các cơn viêm cấp có những giai đoạn các khớp hoàn toàn hết đau, người bệnh tưởng mình khỏi bệnh.

Vì sao bị bệnh gút

Người bị bệnh gout có biểu hiện đầu tiên là thường đau ở ngón tay (ngón cái)

Triệu chứng

Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Thường thì cơn đau sẽ xảy đến sau một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau một sự kiện về dinh dưỡng (ăn nhậu, tiệc tùng).

Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể. Các tinh thể muối urate gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp.

Ở giai đoạn muộn, biểu hiện viêm ở nhiều khớp cả tay và chân, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp, bệnh diễn biến liên miên không rõ từng đợt, giữa các đợt viêm cấp các khớp vẫn đau nhức, dần dà gây biến dạng khớp, cứng khớp, teo cơ...

Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống, mà thường là từ 1-3 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi (do tinh thể urat lắng đọng trong mô mềm)

Những thói quen ăn uống khiến bệnh gout phát triển và cách hạn chế bệnh

Một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là acid uric, vậy nên những người ăn nhiều thức ăn giàu purine sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có, thúc đẩy họ trở thành bệnh nhân gout, làm nhanh tái phát các cơn gout, khó kiểm soát bệnh và sớm trở thành gout mạn.

Vì sao bị bệnh gút

Thức ăn giàu purine sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có, thúc đẩy quá trình hình thành bệnh gout.

Những bệnh nhân bị béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu dễ bị gout và ngược lại bệnh nhân gout rất dễ bị mắc 4 bệnh trên.

Theo nghiên cứu, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mắc bệnh gout là do chế độ ăn uống sai lầm:

- Uống quá nhiều rượu bia góp phần làm tăng thêm acid uric máu, làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại tổ chức, gây cơn gout cấp, gây sỏi thận.

- Ăn nhiều phủ tạng động vật, thực phẩm có chứa nhiều protit, các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng)… Những thực phẩm này sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Bệnh nhân gút có tầm vóc trung bình 50 kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày.

Một chế độ ăn hợp lý sẽ cải thiện rất nhiều trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh. Những thực phẩm người bệnh cần dùng là: các thực phẩm, rau xanh giàu chất xơ như dưa chuột, rau cần, cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, lê, táo nho… Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá xakê; Các loại ngũ cốc.

Ngoài ra, bệnh nhân gout cần có một chế độ sinh hoạt, rèn luyện thân thể một cách khoa học. Tránh làm những việc nặng, gắng sức; tránh bị lạnh đột ngột; tránh bị stress.

Vì sao bị bệnh gút
Thực phẩm - thuốc tốt cho người bệnh gút

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T: Pháo đài chống dịch COVID-19 trong tăng cường giãn cách xã hội


Bệnh gút xuất hiện là do sự tăng cao acid uric trong máu. Bởi vì, ở người mắc bệnh gút do có sự thay đổi khác thường của các phản ứng trong cơ thể dẫn đến chất acid uric được tạo ra nhiều hơn hoặc là sự lọc thải ra bằng đường tiểu không kịp gây ứ đọng acid uric. Khi acid uric tăng lên trong máu, chúng kết hợp lại và tạo nên những khối trong suốt gọi là tinh thể muối u-rat. Tinh thể u-rat lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm khớp, đau khớp, lâu dần gây biến chứng khớp. 

Có nhiều nguy cơ tồn đọng muối u-rat nếu nồng độ acid uric cao trong cơ thể. Tuy nhiên, hội chứng acid uric tăng cao và bệnh gút là hai vấn đề cần phân biệt, mặc dù chúng có liên quan chặt chẽ với nhau. Acid uric là một chất thải được hình thành do sự phá hủy tự nhiên chất purin trong cơ thể. Những người có thói quen ăn nhiều chất đạm, hải sản hoặc các phủ tạng động vật hoặc uống nhiều bia, rượu không chỉ làm tăng hàm lượng purin mà còn là nguồn chuyển hóa dở dang tạo ra vô số các gốc tự do, di chuyển trong máu và sẵn sàng gắn vào bất kỳ gen nào có nguy cơ biến đổi (gọi là rối loạn chuyển hóa nhân purin).

Vì sao bị bệnh gút

Khớp đau thường hay gặp nhất trong bệnh gút là khớp ngón chân cái.

Mặt khác, bệnh gút thường gặp do người bệnh có tiền sử bệnh tiềm ẩn và các bệnh khác gồm béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa hoặc sử dụng của một số thuốc. Đáng lo ngại nhất là acid uric còn có thể lắng đọng ở các cơ quan khác như thận, tổ chức dưới da gây nên sỏi thận và hình thành các hạt tophy. 

Bệnh gút thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, do các gen bị trục trặc thường có ở nam. Tuy nhiên, những phụ nữ có nam tính mạnh vẫn có nguy cơ mắc bệnh gút.

2. Triệu chứng của bệnh gút

Thể gút cấp tính thường có đau khớp dữ dội, rát bỏng là một triệu chứng đặc trưng, thường xuất hiện vào lúc nửa đêm về sáng, nhất là sau các bữa ăn có nhiều đạm, uống bia, rượu. Tại các khớp đau có hiện tượng viêm rõ rệt (sưng, nóng, đỏ, đau) và các khớp đau không đối xứng. 

Các khớp đau thường hay gặp trong bệnh gút là khớp ngón chân, khớp cổ chân, khớp gối và đặc biệt là khớp ngón chân cái (ở nữ thường đau các khớp ngón tay). 

Thể mạn tính của bệnh gút thường đau một số khớp xương nhưng không phải đau thường xuyên mà đau tái đi tái lại nhiều lần và mỗi lần lên cơn đau khớp đôi khi không điều trị gì cũng tự khỏi, chính vì lẽ đó, rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp.

3. Biến chứng do bệnh gút gây ra

Bệnh gút đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường ngày, tổn hại đến sức khỏe. Khi người bị gút xuất hiện hạt tophi chính là các tinh thể của hợp chất natri urat monohydrat hoặc tích tụ bên trong hoặc xung quanh khớp và các bộ phận cơ thể khác (như thận…). Các hạt tophi biểu hiện trông giống như các khối u nhỏ, phồng, phát triển trên các khớp ngay bên dưới da gây sưng, đau, biến dạng khớp và làm cho lớp da bao quanh khớp bị căng hoặc đôi khi là gây lở loét da.

Một số trường hợp nghiêm trọng, hạt tophi có thể ăn mòn xương và phá hủy sụn, dẫn đến viêm mạn tính, gây đau đớn và suy nhược cơ thể. Theo thống kê, hạt tophi gây ảnh hưởng khoảng 12 – 35% người bệnh gút. Chính những hạt tophi tích tụ ở các khớp xương dẫn đến viêm, sưng tấy, nóng, đau nhức cho người bệnh. Đặc biệt, bệnh gút có thể gây biến chứng rất nguy hiểm làm hủy hoại khớp, đầu xương và nguy hiểm nhất là gây tàn phế rất khó khắc phục.

Ngoài ra, khi các hạt tophi bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, từ đó có thể gây nhiễm trùng huyết. Bên cạnh đó do muối u-rát lắng đọng ở thận làm tổn thương thận, gây sỏi thận, ứ mủ thận dẫn đến suy thận, tăng huyết áp...

4. Phòng biến chứng do bệnh gút

Vì sao bị bệnh gút

Người mắc bệnh gút cần ăn kiêng hoặc hạn chế ăn hải sản.

- Khi nghi ngờ mắc bệnh gút cần được khám bệnh càng sớm càng tốt để điều trị đúng, kịp thời, đồng thời được tư vấn nhằm hạn chế bệnh tái phát và biến chứng. 

- Ngoài việc điều trị (dùng thuốc) đúng, nghiêm túc, không điều trị ngắt quãng, người mắc bệnh gút cần ăn kiêng hoặc hạn chế ăn các phủ tạng động vật (tim, gan, lòng, thận...), hải sản. Cần thực hiện chế độ ăn giảm đạm, giảm mỡ, giảm cân (nếu béo phì), ăn nhiều rau, trái cây và không nên để bị đói (vì acid uric trong máu tăng cao khi đói). Người bệnh cần kiêng rượu, bia, bởi vì, các loại đồ uống có cồn thường là nguyên nhân làm xuất hiện hoặc tái phát bệnh gút. 

- Cần uống đủ lượng nước hàng ngày (1,5- 2,0 lít) để tăng cường đào thải lượng acid uric bằng đường nước tiểu nhằm hạn chế lắng đọng ở thận. 

- Hàng ngày nên vận động cơ thể, có chế độ sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh mỏi mệt cả về tinh thần lẫn thể chất. 

- Cần tránh lạnh, lao động quá mức, chấn thương, stress...

- Ngoài ra, bệnh nhân gút cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như các thuốc lợi tiểu, corticoid, aspirin.

Xem thêm video được quan tâm:

Tiêm chủng an toàn ở TP. Hồ Chí Minh