Vì sao bé nhỏ bị dôm môi

Rôm sảy thực chất là một loại viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè, thường gặp ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi, như: đầu, mặt, ngực, sống lưng… nhất là với những trẻ hiếu động, hoạt động nhiều.

Rôm sảy thực chất là một loại viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè, thường gặp ở những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi, như: đầu, mặt, ngực, sống lưng… nhất là với những trẻ hiếu động, hoạt động nhiều.

Rôm sảy ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Rôm là những mụn nước trong, kích thước nhỏ, mọc riêng rẽ từng mụn, khiến trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ ăn kém hơn, giấc ngủ không sâu làm cho năng lượng đưa vào giảm. Trẻ quấy khóc, càng làm mất thêm năng lượng, dẫn đến sụt cân nhanh chóng. Khi cơ thể không khỏe mạnh, sức đề kháng giảm thì khả năng trẻ mắc bệnh càng cao hơn như bị rối loạn tiêu hóa, bệnh tay – chân – miệng, sốt vi rút… và sẽ phát triển kém hơn so với những trẻ khỏe mạnh khác. Nếu rôm sẩy không được vệ sinh và xử lý đúng cách sẽ phát triển thành mụn nhọt, đầu đinh. Thực tế cho thấy, nhiều bà mẹ lo lắng khi con bị rôm đã nóng vội tìm mua thuốc bôi, tắm cho trẻ mà không tìm hiểu kỹ gây nên những tình trạng nặng nề hơn về sức khỏe như dị ứng da.

Một số sản phẩm hỗ trợ trị rôm sảy ở trẻ

Phấn rôm: Phấn rôm dùng cho trẻ có thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm, được sản xuất dưới dạng bột mịn, có khả năng thấm hút cao. Khi sử dụng phấn rôm, cha mẹ chú ý xoa phấn rôm nhẹ nhàng lên da sau khi tắm và lau khô cho trẻ; không sử dụng phấn rôm tại các vùng gần mắt, mặt, các vùng kín như âm hộ của trẻ gái; tránh tình trạng phấn bay vào mắt, mũi, miệng trẻ gây các bệnh liên quan đến đường hô hấp; bay vào các vùng kín có thể gây ung thư. Trước khi sử dụng phấn rôm, bạn nên thoa một lớp mỏng lên da của trẻ, theo dõi trong một ngày xem có bị dị ứng không, nếu có hiện tượng mẩn ngứa hay nổi đỏ thì không nên dùng sản phẩm đó nữa.   Kem chống hăm: Ở một số trẻ do thời gian đóng bỉm lâu, dễ bị mẩn ngứa rôm sẩy... cha mẹ có thể sử dụng một số loại kem chống hăm có corticoid nhẹ giúp kháng viêm, kháng khuẩn, phòng ngừa và giảm nhanh chứng viêm da do đóng bỉm, thúc đẩy quá trình làm lành da, làm thành một hàng rào bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh có thể là nguyên nhân của tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ vì có thể gây dị ứng và một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, cũng không nên bôi các loại thuốc mỡ lên da trẻ vì có thể làm cho lỗ chân lông thêm bít, khó thoát mồ hôi và gây kích ứng da của trẻ. Cồn: Ngoài ra, khi da trẻ xuất hiện các nốt mụn to, mụn mủ, cha mẹ có thể dùng một số loại cồn có chứa iod hữu cơ để bôi như: betadin, povidone…

Cách chăm sóc trẻ để tránh rôm sảy

Để tránh rôm sảy cho trẻ và ngay cả khi trẻ đã bị rôm sảy, gia đình nên thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ, giữ da sạch sẽ, để tránh làm bít các lỗ chân lông. Sau khi ra mồ hôi, cố gắng lau người cho trẻ. Đặc biệt là sau khi ngủ một giờ, mồ hôi ra nhiều, các bậc cha mẹ cần chú ý thay quần áo lót cho trẻ. Quần áo mặc cho trẻ vào mùa hè cũng phải chọn loại vải phù hợp, thấm mồ hôi... sẽ mang lại cảm giác mát mẻ, thoải mái, phòng tránh được rôm sảy. Ngoài ra có thể cho trẻ nghịch nước; dùng gối nước, chiếu mát cho trẻ nằm. Khi sử dụng điều hòa, cần chú ý nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh.

Chú ý: Khi trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa, có những thói quen, cách chăm sóc không đúng đã vô tình làm tình trạng của trẻ thêm nặng hơn, vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu ý: Không nặn những nốt rôm sẩy trên da trẻ vì làm dịch trong nốt lan ra, làm lây lan bệnh, có thể khiến trẻ bị viêm da; Không được massage cho trẻ, đặc biệt là sử dụng các loại tinh dầu vì có thể làm bít kín lỗ chân lông, khiến tình trạng của trẻ nặng thêm; Không sử dụng sữa tắm người lớn để tắm cho trẻ vì trong sữa tắm người lớn thường có hàm lượng chất tẩy rửa cao, trong khi da trẻ còn non, dễ khiến trẻ bị kích ứng thêm; Không tự ý bôi, sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ dẫn của bác sỹ.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

Vì sao trẻ thường bị rôm sảy vào mùa hè?

Rôm sảy là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da.

Mùa hè là thời điểm bệnh rôm sảy thường xảy ra nhiều, nguyên nhân do:

Các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Vào mùa hè, khi thời tiết nóng kích thích cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi để tránh nóng, bài tiết nhiều dẫn đến mồ hôi không thoát ra hết gây bít tắc. Tình trạng bít tắc các tuyến mồ hôi gây ra bệnh rôm sảy.

Đôi khi vào mùa hè, do trẻ được cho mặc quần áo không thấm mồ hôi hoặc thường xuyên mặc tã hay mặc tã quá chật cũng gây hiện tượng bít tắc tuyến mồ hôi.

Mùa hè là thời điểm vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Một vài vi khuẩn thường trú ngoài da cũng có thể bài tiết chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.

Trong điều kiện nắng nóng, nếu như trẻ bị sốt, trẻ quá hiếu động, cơ thể sẽ tăng cường hoạt động làm tăng tiết mồ hôi giúp cơ thể giải nhiệt. Đây cũng là nguyên nhân gây bít tắc tuyến mồ hôi.

Vì sao bé nhỏ bị dôm môi

Trẻ xuất hiện các mụn nước nhỏ mọc thành đám trên nền da mẩn đỏ.

Triệu chứng và biến chứng do rôm sảy

Khi trẻ bị rôm sảy, xuất hiện các mụn nước nhỏ mọc thành đám trên nền da mẩn đỏ. Trẻ ngứa, quấy khóc nhiều, bứt rứt và khó chịu. Trẻ gãi có thể gây trầy xước da, nhiễm khuẩn thành các mụn mủ hay nhọt trên da.

Vị trí thường gặp: Rôm sảy chủ yếu gặp ở các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như ở trán, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng.

Thông thường, khi thời tiết mát mẻ, hiện tượng rôm sảy sẽ tự động mất đi và không gây tác hại gì. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, rôm sảy sẽ chuyển thành mụn mủ và nhọt, chủ yếu là ở những trẻ không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, da bị xây xước và nhiễm trùng.

Nếu không được điều trị và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ còn có nguy cơ bị viêm da mạn tính (da không tiết mồ hôi) hoặc viêm cầu thận cấp (tuy hiếm gặp nhưng rất  nguy hiểm).

Các dạng rôm sảy ở trẻ em

Rôm sảy kết tinh: Đây là dạng nhẹ của rôm sảy, ảnh hưởng đến ống tuyến mồ hôi ở lớp sừng - lớp ngoài cùng của da. Biểu hiện bởi những mụn nước nông, nhỏ, trong và những sẩn dễ vỡ nhưng không ngứa, không đau. Các sang thương này có thể tự biến mất sau vài ngày nhưng có thể tái phát khi khí hậu nóng, ẩm trở lại.

Rôm sảy đỏ: Xảy ra ở vị trí sâu hơn trong lớp thượng bì của da, gây ra những sẩn đỏ có cảm giác đau nhói và ngứa nhiều. Thường có ít hay không có mồ hôi ở vùng da bị ảnh hưởng. Trẻ em thường bị rôm sảy dạng này trong khoảng thời gian từ 1-3 tuần sau sinh.

Rôm sảy sâu: Đây là dạng rôm sảy ít gặp, xảy ra chủ yếu ở trường hợp đã bị nhiều đợt rôm sảy đỏ. Bệnh gây ảnh hưởng ở lớp bì là lớp sâu hơn của da và xuất hiện sớm sau khi vận động hay các hoạt động làm đổ nhiều mồ hôi. Các sang thương rôm sảy sâu thì chắc và có màu giống thịt ngỗng. Mặc dù không gây khó chịu nhiều nhưng rôm sảy sâu có thể gây tình trạng không có mồ hôi lan rộng đưa đến hội chứng kiệt sức do nóng: chóng mặt, buồn nôn, mạch nhanh.

Vì sao bé nhỏ bị dôm môi

Tắm cho trẻ hàng ngày để giữ da luôn sạch sẽ, hạn chế rôm sảy.

Cách phòng rôm sảy ở trẻ em

Tắm cho trẻ mỗi ngày để giữ da luôn sạch sẽ, mồ hôi bài tiết dễ dàng. Sử dụng nước mát để tắm và tắm bằng sữa tắm chuyên dùng cho trẻ, tránh các loại sữa tắm có độ kiềm lớn, gây khô da. Dùng một số loại thảo dược như mướp đắng để tắm cho trẻ cũng rất tốt, có tác dụng phòng rôm sảy. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ ngứa nhiều, có hiện tượng mọc mủ, nhiễm trùng, cần đưa trẻ đến các chuyên khoa da liễu để thăm khám và điều trị kịp thời.

Cho trẻ mặc những quần áo bằng chất liệu mỏng, rộng rãi và nhạt màu; tốt nhất là nên chọn các loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi và tránh các loại vải dày, vải nilon bí mồ hôi. Khi đưa trẻ ra ngoài trời, nên cho mặc áo chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang và thoa kem chống nắng cho trẻ.

Khuyến khích trẻ uống đủ nước, ăn nhiều vitamin có trong rau xanh, trái cây tươi và hạn chế các thức ăn quá ngọt như: chocolate, kẹo bánh...

Tạo cho trẻ môi trường và chế độ sinh hoạt hợp lý. Phòng của trẻ nên thoáng mát, rộng rãi. Hạn chế cho trẻ đến những nơi hội họp đông người, không khí nóng, ngột ngạt. Không nên để trẻ ra ngoài khi trời nắng nóng, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10h - 16h. Hạn chế trẻ gãi lên da bị rôm sảy, dễ gây trầy xước làm nhiễm trùng da...


BS. Lê Anh

6 bước nhận biết và điều trị rôm sảy

Cập nhật: 18/6/2020 | 5:25:33 PM

Sau một ngày nắng nóng, đã bao giờ bạn nhìn thấy những nốt mụn nước hoặc nốt sưng đỏ trên da? Nếu có, bạn có khả năng bị rôm sảy.

Vì sao bé nhỏ bị dôm môi

Rôm sảy hay gặp ở trẻ nhỏ.

Rôm sảy là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể hết trong vài giờ hoặc vài ngày, và hiếm khi cần đến bác sĩ.

Dưới đây là cách nhận biết các triệu chứng rôm sảy và cách điều trị hiệu quả tại nhà.

Rôm sảy là gì?

Rôm sảy, còn gọi là ban nóng, xảy ra khi mồ hôi bị ứ đọng và không thể thoát khỏi da, thường là trong thời tiết nóng hoặc ẩm ướt.

Trong hầu hết các trường hợp, rôm sảy là do các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc, làm cho mồ hôi bị ứ đọng và gây kích ứng.

Rôm sảy dễ gặp nhất ở những nơi bị ra mồ hôi nhiều và da bị cọ sát - như cổ, nách, mông hoặc eo. Lý do là cơ thể khó có thể giải phóng hơi ẩm ở những khu vực nhiều mồ hôi này, đặc biệt là nếu vùng đó bị chặn bởi quần áo chật hoặc nếp gấp da.

Theo một bài báo năm 2008 của Hội Bác sĩ Gia đình Mỹ về da của trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị rôm sảy vì ống dẫn mồ hôi của trẻ còn nhỏ và cơ thể trẻ chưa thuần thục trong việc điều chỉnh nhiệt độ.

Người cao tuổi cũng có nguy cơ bị rôm sảy cao hơn, vì các mô da hỗ trợ giữ thông thoáng các ống dẫn mồ hôi có xu hướng bị teo hoặc bị xẹp khi chúng ta già đi.

Nhìn chung, rôm sảy được các bác sĩ xem là một tình trạng lành tính, và các triệu chứng liên quan đến bệnh do nóng - như mất nước, chuột rút do nóng hoặc kiệt sức do nóng - là mối lo ngại lớn hơn nhiều.

Rôm sảy trông như thế nào?

Vì sao bé nhỏ bị dôm môi

Loại rôm sảy phổ biến nhất là rôm sảy đỏ

Rôm sảy thường biểu hiện dưới dạng nốt sẩn đỏ hoặc hồng và có thể trông giống như nốt mụn hoặc vết côn trùng đốt.

Đôi khi, rôm sảy có thể xuất hiện dưới mụn nước có màu giống màu da dễ vỡ, hoặc nang hơi to hơn gây đau.

Bảng dưới đây có thể giúp xác định ba loại rôm sảy khác nhau:

Khác nhau

Rôm sảy kết tinh

Rôm sảy đỏ

Rôm sảy sâu

Mô tả

Mụn nước trong

Sẩn đỏ hoặc hồng

Nốt hoặc nang

Tỷ lệ mắc

Hay gặp

Hay gặp nhất

Hiếm gặp

Thời gian

Vài giờ hoặc vài ngày

Vài ngày hoặc vài tuần

Nhiều tuần

Mức độ nặng

Thường không đau

Hơi kích ứng

Sẽ rất đau

Cần bác sĩ

Không

Không

Làm thế nào để thoát khỏi rôm sảy?

Hầu hết các trường hợp rôm sảy sẽ tự hết. Để làm dịu kích ứng và nhanh chóng thoát khỏi rôm sảy, dưới đây là những cách điều trị tại nhà:

1. Nếu đang ở ngoài nắng, hãy vào trong nhà

Đầu tiên, bạn sẽ muốn giảm nhiệt độ cơ thể để ngăn mồ hôi chảy ra khiến các ống dẫn bị tắc và dẫn đến rôm sảy.

Nếu đang ở ngoài trời, hãy cố gắng tìm nơi râm mát. Hoặc, nếu có thể, hãy vào trong nhà, nơi có điều hòa không khí.

2. Đặt một chiếc khăn ẩm, mát lên vùng bị rôm sảy - và sau đó để khô

Để giảm nhiệt độ cơ thể và giảm khó chịu tạm thời, hãy nhúng một chiếc khăn vào nước lạnh và đặt nó lên vùng bị viêm trong 20 phút.

Sau đó, thấm khô chỗ bị viêm và để yên nó, tiếp xúc với không khí mát. Nếu vùng bị viêm ở nơi dễ bị đổ mồ hôi, như nách, có thể sử dụng phấn rôm trẻ em để làm dịu da và ngăn ngừa kích ứng thêm.

3. Tránh các loại lotion, thuốc mỡ hoặc bất kỳ thuốc bôi tại chỗ nào khác

"Những thứ này gây bít tắc da", BS Dawn Davis, trưởng khoa da liễu nhi tại Bệnh viện Mayo Clinic Rochester nói.

Bạn có thể cảm thấy muốn bôi kem dưỡng da để làm dịu chỗ nổi mẩn, nhưng theo BS Davis, tốt nhất là để cho da thông thoáng mà không bôi thêm chất gì lên.

4. Tránh gãi và chà sát

Tẩy da chết có thể giúp giảm nhẹ tạm thời, nhưng nó thực sự có thể gây tổn thương da lâu dài - đặc biệt là đối với trẻ em và người già, những người có làn da nhạy cảm hơn.

5. Thay quần áo thoáng mát

Quần áo nặng hoặc không thoáng khí, như cotton, cũng giữ lại mồ hôi. Thay vào đó, hãy xem xét mặc quần áo pha polyester, có độ thoáng khí cao.

Nếu bạn đang chăm sóc trẻ sơ sinh, hãy chắc chắn rằng em bé không bị quấn tã quá nhiều hoặc quấn quá nhiều lớp quần áo.

Đây có thể là một vấn đề cho những người trong các ngành nghề như chữa cháy và trong quân đội, đặc biệt là nếu họ thường xuyên phải làm việc ở nơi nóng nực.

Trong một nghiên cứu năm 2018 về rôm sảy nghề nghiệp trên tạp chí Journal of Medical Case Reports, các nhà nghiên cứu thấy mặc quần áo chống cháy trong môi trường làm việc nóng dẫn đến rôm sảy; họ đề nghị người lao động trong những môi trường này thay quần áo thường xuyên và cố gắng để giữ mát và khô ráo.

6. Biết cách ngăn ngừa rôm sảy trong tương lai

Theo BS Davis, phương pháp điều trị tốt nhất là tìm hiểu nguyên nhân gây ra rôm sảy và biết cách tránh nó ngay từ đầu.

"Bạn có thể ngăn ngừa và giảm khả năng bị kích ứng bằng cách mặc quần áo phù hợp với thời tiết, thay đổi tư thế và không quấn quá nhiều tã lót cho trẻ nhỏ hoặc người già".

BS Davis cũng khuyên nên chăm sóc da bằng cách tránh ánh nắng mặt trời, không hút thuốc và mặc áo chống nắng. Điều này giữ cho cấu trúc da khỏe mạnh, có thể ngăn chặn các ống dẫn mồ hôi bị xẹp dẫn đến nguy cơ rôm sảy cao.

Rôm sảy kéo dài bao lâu?

Đối với người lớn, rôm sảy thường hết trong vòng vài giờ, hoặc trong trường hợp nặng hơn, đến vài ngày hoặc vài tuần.

Có một vài mốc thời gian cho sự phục hồi, tùy thuộc vào mức độ nặng của rôm sảy:

1. Nếu rôm sảy xuất hiện dưới dạng mụn nước trên da, bạn có thể sẽ thấy sự thuyên giảm trong vòng vài giờ, nhưng có thể mất vài ngày.

2. Nếu rôm sảy có màu đỏ (và trông giống như vết côn trùng đốt hoặc nốt mụn), có thể mất vài ngày đến vài tuần để hết vì tình trạng viêm sâu hơn.

3. Nếu bạn gặp phải các nốt sẩn sâu, đau (rất hiếm), nên đến gặp bác sĩ. Bạn có thể cần dùng thuốc chống viêm, như Tylenol, để giải quyết tình trạng đau; những trường hợp này có thể lâu khỏi hơn, thường lên đến vài tuần.

Trong khi chờ cho ban giảm bớt, bạn có thể không chịu được nóng hoặc khó chịu khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng. Cũng nên uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước trong thời gian này.

Khi nào cần đến bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ nếu đang điều trị rôm sảy và tình trạng không được cải thiện sau vài tuần, hoặc nếu có các triệu chứng sau đây, có thể báo hiệu nhiễm trùng:

• Các hạch bạch huyết nung mủ hoặc sưng

• Sốt hoặc ớn lạnh

• Đau nhiều

• Sưng xung quanh nốt ban

Hầu hết trẻ nhỏ sẽ hết rôm sảy khi cha mẹ biết cách cho trẻ mặc quần áo thoáng khí hơn, hoặc khi trẻ đến tuổi chập chững và ống dẫn mồ hôi đã trưởng thành hơn.

Nếu trẻ thường xuyên bị rôm sảy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ thêm về các biện pháp phòng ngừa và cách giữ cho trẻ được mát.